Những điều Cần Biết Khi Xăm (1) - Nhung And Charlotte
Có thể bạn quan tâm
Trong chỉ 1 tiếng đồng hồ mình đã type cả đống này, chưa đọc lại và soát chính tả, nhưng vì hưng phấn quá rồi nên phải đăng luôn thôi :))
Mình hiện có 4 hình xăm cỡ nhỏ với 5 lần xăm. Tuy thành tích không nhiều nhưng mình rất thích nghệ thuật xăm và theo dõi nó mỗi ngày, đồng thời đọc để tích lũy kiến thức nhằm lựa chọn và chăm sóc hình xăm của chính mình. Dưới đây là ngắn gọn nhất những điều mình học được từ vô số nguồn và nhiều giờ đọc trong 1 năm qua.
1. Kiến thức cơ bản về xăm hình
1.1 Cấu trúc của da
Da có 3 tầng lần lượt là 1 epidermis: lớp ngoài cùng, là lớp da phía trên được đào thải theo chu ỳ 24 ngày, 2 dermis: lớp giữa, hầu như không thay đổi và 3 subcutaneous: lớp mỡ dưới cùng, kết nối da và thịt.
Hình xăm nông, chỉ ở tầng epidermis được áp dụng trong việc xăm thẩm mỹ (semi-permanent makeup), đặc biệt là long mày. Xăm kiểu này lành trong khoảng 1 tuần và giữ được 1-2 năm tùy cơ địa.
Hình xăm cơ thể thông dụng được xăm ở tầng thứ 2 dermis. Nguyên tắc của việc xăm hình là sử dụng đầu kim nhỏ chuyển động lên xuống khoảng 50-3000 lần một phút (tùy vào độ xịn của máy :D, nhưng mình chưa xăm hình nào mà máy chạy có 50 lần/phút cả) đưa mực vào tầng da. Ở ảnh trên, khi đi vào dermis, kim để lại mực ở tầng epidermis, nên khi hình xăm bong vảy trong quá trình lành sẽ có màu, nhưng đừng lo, sau 4 tuần, khi hình xăm hoàn toàn bình thường, nếu màu không đều, hãy quay lại để tattoo artist đi lại màu cho bạn miễn phí.
Việc quá mạnh tay trong khi xăm có thể dẫn đến việc hình xăm khó lành, đóng vảy cứng như vết thương thường do vùng da bị tổn thương quá mức, và để lại hậu quả về thẩm mỹ: vảy khó bong (và ngứa) khiến hình xăm không đều, mất nét, chỗ đậm chỗ nhạt. Hơn nữa, nếu kim đưa mực xuống tầng thứ 3 là subcutaneous, chính là lớp mỡ, thì mực sẽ bị lan rộng ra khỏi vị trí mũi kim, gây hiện tượng blowout diện rộng giống bị chàm nhạt, hoặc cục bộ: hình xăm nhòe, không có độ nét.
1.2 Vị trí xăm:
Những vị trí xăm dễ bị mất hình: từ cổ tay đến ngón tay và từ cổ chân trở xuống. Đây là những bộ phận cử động nhiều và tiếp xúc với mồ hôi, xà phòng, nước… thường xuyên nên hình xăm rất dễ mờ, có trường hợp mất hẳn hình xăm
Những vị trí xăm dễ nhòe: các nếp gấp cơ thể như cổ tay, khuỷu tay, khuỷu chân, nếp gấp bụng… Để hạn chế việc này thì có thể tránh co giãn vùng da đó quá nhiều. Khi mình có hình xăm ở vai trước, mình hầu như không giơ tay quá 90 độ bao giờ!
Những vị trí xăm đau: tay trong, chân trong, bàn tay, bàn chân… Tất cả những vùng da mỏng và ít cọ sát của cơ thể thì đều đau hết!
1.3 Hình xăm
Đương nhiên ai cũng sẽ muốn có được hình xăm đẹp nhất rồi. Tuy nhiên vẫn phải nhắc lại điều này, đó là chi phí xóa xăm sẽ đắt gấp 5-10 lần việc xăm, nên đối với hình lớn và lộ thì hãy cân nhắc, còn hình nhỏ trang trí thì có thể dễ tính một chút nhưng cũng không nên hứng lên là xăm, ở Việt Nam mà, sau này còn nhiều cản trở xã hội L
1.4 Màu sắc
Độ bền màu: Càng ngày nghệ thuật xăm càng phát triển, các hình xăm càng đẹp hơn, nhiều đường nét, màu sắc hơn. Nhưng đừng vội mừng quá… Bởi vì mực càng tươi, càng sặc sỡ thì càng phai nhanh. Các màu bền nhất: đen, xanh sậm, xám đậm… Các màu bền vừa: xanh lá, đỏ, tím… Các màu không bền: hồng, vàng, cam, trắng, xám nhạt và tất cả các màu nhạt, pastel khác
Kích ứng màu: Mỗi loại màu sẽ được sản xuất từ các chất khác nhau. Là chất gì thì mình không nhớ rõ, nhưng các chất tạo nên những màu tối sẽ ít gây kích ứng nhất. Các màu có khả năng kích ứng cao nhất là vàng và đỏ. Nếu da bạn quá nhạy cảm thì nên cân nhắc điều này.
1.5 Đường, nét xăm
Mình không đọc nhiều về phần này nên không biết chi tiết 😀 Nhìn chung, mỗi loại đường nét sẽ có loại kim riêng. Có kim mảnh đi viền, cụm kim shading để tô màu đậm nhạt, có kim dẹt, kim tròn… Nếu sau này mình có thành thợ xăm thì sẽ về khoe các bạn sau =)).
Tuy nhiên có một lưu ý là đường xăm càng mảnh tương đương càng ít mực nên chắc chắn sẽ không có tuổi thọ cao bằng hình xăm đậm.
1.6 Tuổi thọ hình xăm
Tuổi thọ hình xăm phụ thuộc phần lớn vào vị trí của nó (phần 1.2), kế tiếp là sự chăm sóc của chủ nhân (phần 2). Một hình xăm trung bình có tuổi thọ vĩnh viễn, nhưng màu mực và độ nét sẽ giảm dần theo thời gian bởi các phân tử mực ở dermis dần bị cơ thể phát hiện và đào thải. Nếu chăm sóc tốt, có thể 15 năm sau hình vẫn đẹp như mới (hình nét mảnh thì tuổi thọ đương nhiên sẽ kém đi)
Hiện nay không còn chuyện hình xăm đen bị mờ thành màu xanh nữa, bởi mực đã có chất lượng cao hơn. Việc hình xăm đen chuyển màu thanh đậm là do trước kia người ta không thể sản xuất mực đen nên phải làm mực xanh cực tối màu để giống màu đen.
1.7 Phong cách xăm và nghệ sỹ
Hiện nay trên thế giới có vô vàn các phong cách xăm hình
Japanese:
Traditional và neotraditional (tương đối giống nhau):
Dot work (xăm chấm):
Black work (chỉ xăm đen) – tác phẩm của Ansdone (Saigon Ink):
Realism (hình xăm trông như ảnh thật) – tác phẩm của Kat Von D trên người Jeffrey Star:
Màu nước: rất đẹp và ngày càng được ưa chuộng – tác phẩm song sinh của Ondrash:
Màu nước cách tân (hiên rất phổ biến ở Hàn Quốc với các tattoo artist Flower, Doy…) Dưới đây là một hình của Doy
Ở Việt Nam, ngoài Saigon Ink là một tattoo parlor tầm cỡ quốc tế với mỗi thợ xăm là một phong cách khác nhau, thì có 3 loại thợ xăm như sau: 1. Xăm hình rồng phượng, Japanese (thường không dành cho giới trẻ, thợ xăm khá già, lâu năm) | 2. Không xăm hình rồng phượng (loại này hiếm và thường là các artist biết mỹ thuật, có mắt thẩm mỹ cao, xăm cho khách hàng trẻ và hiện đại) | 3. Hình gì cũng xăm (loại này là phổ biến nhất)
Vậy chọn thợ xăm như thế nào? Dựa vào kiến thức của mình và các phần trên, mình đưa ra các gợi ý sau:
Lời khuyên 1 (dựa vào phần 1.1): chọn thợ xăm cứng tay, có khoảng 3-5 năm kinh nghiệm là yên tâm nhất. Thợ xăm quá già, lão làng có thể có tư tưởng sai là mực đi càng sâu thì hình xăm càng bền, dễ dẫn đến việc bị blowout với hình xăm nét mảnh.
Lời khuyên 2: trước khi đi xăm hãy xem trước portfolio của nghệ sỹ và để ý 3 điều theo thứ tự quan trọng sau: 1. Phong cách | 2. Đường nét xăm (sắc nét, độ đậm nhạt màu sắc, độ thật của hình) | 3. Mỹ quan phòng xăm. Sỡ dĩ mình cho phần vệ sinh phòng xăm xuống cuối là bởi vệ sinh càng ngày càng được thắt chặt do công nghiệp xăm dần phổ biến, và bạn có thể yêu cầu thợ xăm làm vệ sinh sạch sẽ, rửa tay, thay kim, tiệt trùng… trong quá trình vệ sinh trước xăm. Tuy nhiên, đây là phần tuyệt đối quan trọng khi đi xăm, quan trọng nhất nhất nhất, vì sao hẳn mỗi người tự biết.
[Còn tiếp]
Share this:
Từ khóa » Hình Xăm đen Bị Xanh
-
Tại Sao Sau Khi Xăm Mực Xăm Lại Biến Thành Màu Xanh Lục?
-
Tại Sao Hình Xăm Lại Chuyển Sang Màu Xanh Lá Cây Và Nhoè Dần ...
-
Một Hình Xăm Màu đen Có Thể Chuyển Sang Màu Xanh Lá Cây?
-
9 Vấn đề Thường Gặp Khi Xăm Hình Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
4 Nguy Hiểm đến Từ Việc Xăm Và Làm Thế Nào để “detox” Một Hình Xăm
-
Xóa Hình Xăm Màu Xanh đen, đỏ Có được Không? Mất Thời Gian Bao ...
-
Mực Xăm Chuyển Màu Xanh Sau Khi điêu Khắc Chân Mày - Suckhoe123
-
Tại Sao Hình Xăm Bị Phai Màu, Trổ Xanh Trổ Đỏ Chân Mày
-
Các Loại Mực Xăm Siêu đen Và ưu điểm Của Chúng - Long Tattoo
-
TẠI SAO MỰC PHUN XĂM DƯỚI DA LẠI ĐỔI MÀU?
-
LeB Tattoo - Vì Sao Hình Xăm Của Bạn Lại Không Thích ánh Mặt Trời ...
-
Những điều Cần Biết Về Xăm Mực Trắng - VnExpress Giải Trí