NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT MANG THAI 3 THÁNG CUỐI
Có thể bạn quan tâm
- GIỚI THIỆU
- Giới Thiệu Chung
- Thư Viện Ảnh
- Thư Viện Video
- DỊCH VỤ Y TẾ
- Gói chăm sóc thai sản
- Gói sức khỏe tổng quát
- Gói sức khỏe doanh nghiệp
- Gói chẩn trị y học cổ truyền
- Gói tầm soát ung thư
- Gói sinh con cơ bản
- CHUYÊN KHOA
- Khoa khám bệnh
- Khoa chẩn đoán hình ảnh
- Khoa xét nghiệm
- Khoa ung bướu
- Khoa nội tổng hợp
- Khoa ngoại tổng hợp
- Khoa phụ sản
- Phòng chẩn trị y học cổ truyền
- Phòng tiêm chủng
- KHÁM GIẤY SỨC KHỎE
- BẢO LÃNH VIỆN PHÍ
- TIN TỨC
- LIÊN HỆ
3 tháng cuối thai kỳ là chặng đường cuối cùng của thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu mệt mỏi nhất. Vì lúc này bụng bầu ngày càng nặng nề cũng như tâm lý mẹ có nhiều lo lắng khi đã gần đến ngày sinh.
Tuần thứ 28+29: mí mắt thai nhi mở một phần , có khả năng đá và duỗi người Mí mắt của thai nhi có thể mở một phần và lông mi bắt đầu xuất hiện. Hệ thần kinh trung ương của thai nhi có thể điều khiển các cử động thở và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vào thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 250 mm và nặng khoảng 1000 g. Tuần thứ 29 thai nhi có khả năng đá chân, duỗi người hoặc thực hiện các động tác ôm ghì.Tuần thứ 30+31: tóc của thai nhi mọc lên và tăng cân nhanh Mắt của thai nhi có thể mở to. Tóc của thai nhi cũng mọc tốt trong khoảng thời gian này. Tủy xương của thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu. Tại tuần thứ 30 của thai kỳ thai nhi có chiều dài khoảng 270 mm và nặng khoảng 1300 g. Tuần thứ 31 thai nhi đa phần đã hoàn thành xong những bước phát triển chủ yếu và tăng cân nhanh
Tuần thứ 32+33: thai nhi tập thở và cảm nhận được ánh sáng Tuần thứ 32 móng chân của thai nhi đã có thể nhìn thấy được. Lớp lông tơ mềm trên người thai nhi vốn tồn tại trong vài tháng vừa qua bắt đầu rụng đi và thai nhi có chiều dài khoảng 280 mm và nặng khoảng 1700 g. Tuần thứ 33 của thai kỳ đồng tử của thai nhi có thể thay đổi kích thước để đáp ứng lại các kích thích ánh sáng. Xương của thai nhi chắc khỏe hơn, tuy nhiên xương sọ của thai nhi vẫn mềm và dễ uốn.Tuần thứ 34+35: móng tay thai nhi mọc dài ra Móng tay của thai nhi đã phát triển trùm kín đầu ngón tay. Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 300 mm và nặng khoảng 2100 g. Tuần thứ 35 da của thai nhi trở nên mịn và có màu hồng. Tay và chân thai nhi giờ trông khá mũm mĩm, đây là những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt ba tháng cuối mẹ có thể yên tâm.Tuần thứ 36+37: thai nhi chiếm phần lớn không gian túi ối và bắt đầu quay xuống dưới Thai nhi giờ đã lớn, khiến tử cung trở nên chật hẹp so với thai nhi, tuy nhiên thai phụ vẫn cảm nhận được các cử động lăn, ngọ nguậy, ưỡn người của thai nhi. Tuần thứ 37 tay thai nhi có khả năng nắm chắc. Để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, thai nhi bắt đầu xoay chuyển, đầu thai nhi hướng xuống tiểu khung (để tạo thành ngôi đầu trong chuyển dạ). Nếu không phải ngôi đầu, bác sĩ sản khoa sẽ thảo luận với thai phụ về hướng giải quyết tình huống.Tuần thứ 38+39: móng chân của thai nhi dài ra, lông ngực phát triển Tuần thứ 38 chu vi vòng đầu của thai nhi bằng chu vi vòng bụng. Móng chân thai nhi mọc dài trùm kín đầu ngón chân. Gần như toàn bộ lớp lông tơ đã rụng hết khỏi người thai nhi và có cân nặng khoảng 2900 g. Tuần thứ 39 lồng ngực thai nhi phát triển hơn nữa. Với thai nhi nam, tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống dưới vào trong bìu. Mỡ phân bổ khắp cơ thể thai nhi giúp thai nhi giữ nhiệt sau khi chào đời.Tuần thứ 40: thời điểm mẹ con gặp nhau đã đến Tuần thứ 40 là thời điểm hết thời gian mang thai ba tháng cuối, thai nhi có chiều dài khoảng 480 mm, cân nặng khoảng 3400 g, tuy nhiên mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, do đó kích thước và cân nặng thai nhi chỉ là tương đối, không phải yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của thai nhi.Tuần thứ 41 và 42 Thai kỳ bình thường cho phép chuyển dạ sau 40 tuần, cụ thể là chuyển dạ ở tuần thứ 41 và 42. Nếu sau 42 tuần là bất thường, và sẽ có nhiều nguy cơ biến chứng cho thai nhi. Trong tình huống này bác sĩ sản khoa sẽ tư vấn, thảo luận với thai phụ và ra chỉ định phù hợp.
Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ Khi bước vào tam cá nguyên thứ ba, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với yêu cầu tăng cân, tránh tăng quá nhiều hoặc tránh để thai nhi thiếu chất, kém phát triển, ảnh hưởng trí não. Giai đoạn này, bà bầu cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối không bỏ bữa, cách khoảng 4 giờ phải có một bữa ăn nhỏ. Mẹ bầu nên ăn đầy đủ các chất, chế độ dinh dưỡng phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten… Ở tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ tăng tới 6-7kg. Để đủ chất cho bé phát triển trí não cũng như đáp ứng được mức tăng cân, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức. Mỗi ngày, bà bầu phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.550 kcal như 3 tháng giữa. Tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Quan trọng nhất là đừng bỏ quên lượng axit béo vì chất này rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên quên rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn.Những lưu ý quan trọng khác ở 3 tháng cuối
- Hãy theo dõi cử động của thai nhi bằng việc đếm cử động 3 lần mỗi ngày. Và khi thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai.
- Khám thai đều đặn theo hẹn của bác sĩ.
- Đi tiêm ngừa uốn ván (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
- Nếu thấy khoảng cách những cơn gò tử cung càng lúc càng ngắn, trong cơn gò bụng cứng hơn, thời gian gò lâu hơn gây đau bụng hoặc ra chất nhầy lẫn ít máu ở âm đạo là đã gần chuyển dạ.
- Giữ vệ sinh, tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo, các loại xà phòng thơm. Đồng thời, nếu mẹ bầu thấy ngứa, đau, dịch tiết ra có màu lạ, có mùi hôi thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám.
- Không nên thụt rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, tổn thương xuất huyết cổ tử cung.
- Tích cực tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội.
- Giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn. Có thể đi massage thư giãn cho mẹ bầu để giảm bớt mệt mỏi và áp lực trong những ngày cuối thai kỳ.
Các tin khác
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MANG THAI 3 THÁNG GIỮA (03/05/2020)
- 3 THÁNG ĐẦU MANG THAI: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH (01/05/2020)
- NỒNG ĐỘ BETA HCG BAO NHIÊU THÌ CÓ THAI? (28/04/2020)
- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CHUỘT RÚT KHI MANG THAI (27/04/2020)
- NHỮNG LƯU Ý TRẦM CẢM KHI MANG THAI (26/04/2020)
- NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN LƯU Ý SAU SINH MỔ (21/04/2020)
- NHỮNG LOẠI VACCINE MẸ CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI (20/04/2020)
- HƯỚNG DẪN MẸ CÁCH RẶN ĐẺ VÀ THỞ KHI SINH THƯỜNG (19/04/2020)
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHIỄM CÚM, CẢM LẠNH VÀ COVID - 19 (14/04/2020)
- CÁCH LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG KHẨU TRANG TRONG MÙA DỊCH COVID - 19 (13/04/2020)
Từ khóa » Các Triệu Chứng Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối
-
Những Dấu Hiệu Nguy Hiểm Trong 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
-
7 Lưu ý Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Mẹ Bầu Cần Phải Biết
-
Mang Thai 3 Tháng Cuối - Những điều Mẹ Cần Biết Trước Khi "vượt Cạn"
-
9 Dấu Hiệu Nguy Hiểm Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Mẹ Bầu Cần Lưu ý
-
Dấu Hiệu Thai Phát Triển Tốt 3 Tháng Cuối | Vinmec
-
Mang Thai 3 Tháng Cuối & 10 điều Mẹ Bầu Cần Lưu ý | Huggies
-
Mang Thai 3 Tháng Cuối Cần Lưu ý Những Gì? | Huggies
-
Phụ Nữ Mang Thai Cần Chú ý Các Nguy Cơ Trong 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
-
Dấu Hiệu Suy Thai 3 Tháng Cuối Và Những Lưu ý Dành Cho Mẹ Bầu
-
3 THÁNG CUỐI THAI KỲ, MẸ BẦU CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
-
[3 Tháng Cuối] - Sự Phát Triển Theo Từng Tuần Của Thai Nhi Và Mẹ Bầu
-
Các Triệu Chứng Nguy Hiểm Cần Báo động Khi Mang Thai
-
Một Số Dấu Hiệu Cực Nguy Hiểm Bà Bầu Không được Coi Thường
-
Nôn ói 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Có Nguy Hiểm Không? - Procare