Những điều Cần Biết Về Bãi Tiếp địa Chống Sét
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống tiếp địa là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống chống sét. Nếu bộ phận này được chú trọng khi thi công, lắp đặt đúng kỹ thuật thì sẽ mang lại hiệu quả chống sét cao nhất. Vậy bãi tiếp địa chống sét có chức năng gì? Cấu tạo như thế nào? Quy trình thi công ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Nội dung chính
- 1. Chức năng của bãi tiếp địa chống sét
- 2. Cấu tạo hệ thống tiếp địa chống sét
- 3. Quy trình thi công bãi tiếp địa chống sét
- 3.1 Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp địa
- 3.2 Lắp cọc tiếp địa
- 3.3 Kiểm tra lại hệ thống tiếp địa lần cuối để bàn giao mặt bằng
- 4. Tiêu chuẩn an toàn của bãi tiếp địa chống sét
1. Chức năng của bãi tiếp địa chống sét
Bãi tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, có chức năng cân bằng điện thế. Do dòng sét có điện áp lớn, chúng giúp phân tán năng lượng quá áp và quá dòng xuống đất. Tránh gây ra hiện tượng sinh nhiệt lớn làm chảy, cháy nổ, hỏa hoạn, đe dọa đến tính mạng con người, hư hỏng các thiết bị điện tử.
Để đánh giá chất lượng của một bãi tiếp địa chống sét, người ta phải xem xét nhiều yếu tố: điện trở đất, quy mô tiếp địa, vật liệu tiếp địa,…
Các bộ phận trong hệ thống tiếp địa liên kết với nhau qua cáp dẫn và tiếp xúc với đất. Nếu được lắp đặt đúng quy trình, kỹ thuật sẽ phát huy hiệu quả khi hoạt động, thời gian sử dụng lâu bền. Ngược lại, nếu bãi tiếp địa có chất lượng kém thì khi sét đánh sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
=> Đọc thêm về Lưu ý khi lắp cột chống sét Tại đây
2. Cấu tạo hệ thống tiếp địa chống sét
Một hệ thống tiếp địa hoàn chỉnh gồm đầy đủ các bộ phận: cọc tiếp địa, dây liên kết, mối liên kết, hộp nối đất và kiểm tra. Các bộ phận có vai trò quan trọng ngang nhau, chỉ cần thiếu một chi tiết thì cả hệ thống sẽ không hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh các bộ phận kể trên, một thành phần không thể thiếu của hệ thống tiếp địa là hóa chất giảm điện trở đất, hay còn gọi là vật liệu tăng tính dẫn điện cho đất. Mặc dù không tồn tại ở dạng vật thể cứng có thể đo đếm được nhưng chúng giúp tăng khả năng tiêu tán dòng điện.
Hóa chất giảm điện trở đất có tính năng hút ẩm. Chúng tạo thành dạng keo bao quanh điện cực, làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa đất và điện cực.
=> Tham khảo Quy trình lắp đặt hệ thống chống sét Tại đây
3. Quy trình thi công bãi tiếp địa chống sét
Tùy theo nhu cầu của chủ nhà, đặc điểm địa hình, các yếu tố môi trường đất,…mà chọn phương pháp thi công, vật liệu, vật tư tiếp địa phù hợp. Nhìn chung, quy trình thi công, lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét gồm 3 bước chính như sau:
3.1 Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp địa
- Đầu tiên, xác định vị trí lắp đặt hệ thống tiếp địa, đảm bảo tránh được các công trình ngầm như đường ống nước, cáp quang, dây điện.
- Đào rãnh có kích thước theo bản vẽ. Kích thước thông thường sâu từ 60-80cm, rộng từ 30-50cm. Phương pháp khoan giếng chỉ áp dụng khi mặt bằng thi công hạn chế, hoặc điện trở suất đất cao.
3.2 Lắp cọc tiếp địa
- Khoảng cách giữa 2 cọc liên tiếp nhau thường bằng 2 lần chiều dài của cọc.
- Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh khoảng từ 10-15cm. Lưu ý, cọc ở vị trí trung tâm sẽ đóng cạn hơn các cọc còn lại
- Tiếp theo, rải cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc.
- Hàn hóa nhiệt để liên kết các cọc với cáp đồng trần.
- Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất dọc theo dây cáp đồng.
- Dây dẫn sét nối trực tiếp từ kim thu sét xuống bãi tiếp địa sẽ nối tại vị trí cọc trung tâm.
3.3 Kiểm tra lại hệ thống tiếp địa lần cuối để bàn giao mặt bằng
- Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất.
- Kiểm tra lại các mối hàn lần cuối.
- Lấp đất vào các rãnh, hố, nện chặt để hoàn trả mặt bằng.
- Đo điện trở tiếp đất toàn hệ thống. Giá trị điện trở < 10 Ohm là đạt yêu cầu.
4. Tiêu chuẩn an toàn của bãi tiếp địa chống sét
Hệ thống tiếp địa cần được thi công theo đúng bản vẽ thiết kế, lắp đặt theo tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn, hoạt động hiệu quả, kéo dài tuổi thọ, không gây ảnh hưởng đến các công trình ngầm khác.
Dựa vào vị trí công trình, đặc điểm địa hình, tình trạng đất,..mà kỹ sư sẽ đưa ra phương pháp thi công thích hợp.
Về bản chất, hệ thống tiếp địa chống sét chính là hệ thống các cọc dàn tiếp đất. Chúng liên kết với nhau bằng một mạng lưới dây dẫn. Tùy thuộc vào phương pháp thực hiện mà độ sâu, khoảng cách giữa các cọc sẽ khác nhau.
Baotricodien.vn vừa giới thiệu đến các bạn những điều cần biết về bãi tiếp địa chống sét. Từ cấu tạo, nguyên lý hoạt động đến phương pháp thi công. Hy vọng với những thông tin ở trên, bạn đã hiểu được thế nào là một hệ thống tiếp địa đạt tiêu chuẩn, để từ đó áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
0 0 đánh giá Đánh giá bài viết SummaryArticle NameNhững điều cần biết về bãi tiếp địa chống sétDescriptionBãi tiếp địa chống sét có chức năng gì? Cấu tạo như thế nào? Quy trình thi công ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!Author Ngô Tâm Publisher Name Công ty Cp đầu tư xây dựng cơ điện Việt Nam Publisher LogoTừ khóa » Cách Làm Bãi Tiếp địa
-
Hướng Dẫn Cách đóng Cọc Tiếp địa đúng Chuẩn - Nam Quốc Thịnh
-
4 Cách đóng Cọc Tiếp đất Tiếp địa Theo Tiêu Chuẩn 2022 - Haledco
-
Hướng Dẫn Cách đóng Cọc Tiếp địa đạt Chuẩn An Toàn Nhất
-
Hướng Dẫn Cách đóng Cọc Tiếp địa Chống Sét An Toàn Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Lắp đặt Hệ Thống Tiếp địa Chống Sét Cho Công Trình ...
-
Hướng Dẫn Lắp đặt Bãi Tiếp địa Chống Sét 5 Bước
-
Khoảng Cách Tối Thiểu Giữa 2 Cọc Tiếp địa Là Bao Nhiêu?
-
Hướng Dẫn Lắp đặt Bãi Tiếp địa đúng Chuẩn Kỹ Thuật Từ A - Z - P69
-
DÓNG CỌC TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT CHO BIỆT THỰ - YouTube
-
Hệ Thống Tiếp Địa - Tất Tần Tật Về Tiếp địa Chống Sét - Quang Hưng
-
Cọc đồng Tiếp địa: Vai Trò Và Các Bước Thi Công
-
5 Lưu ý Khi Thi Công Hệ Thống Tiếp địa Chống Sét
-
Biện Pháp Thi Công Hệ Thống Chống Sét, Tiếp địa | VNK EDU
-
Nhờ Hướng Dẫn Làm Cọc Tiếp địa Cho Thiết Bị điện Tử Gia Dụng