Những điều Cần Biết Về Bệnh Chàm ở Trẻ Em - Dizigone

Tại Việt Nam, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi lại có ít nhất 1 trẻ phải chịu ảnh hưởng của chàm da. Dù không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng bệnh chàm ở trẻ em có thể kéo dài rất lâu nếu cha mẹ không có hướng chăm sóc trẻ đúng cách.  

Bệnh chàm ở trẻ em là gì? 

bệnh chàm ở trẻ em

Hình ảnh minh họa em bé bị bệnh chàm ở mặt

Chàm là bệnh viêm da dị ứng đặc trưng bởi sự xuất hiện của những vùng da bị phát ban đỏ, khiến da khô, ngứa và đóng vảy. Phát ban cũng có thể sưng nhẹ, tiết dịch và chảy mủ. Ngoài ra, chàm ở trẻ em còn có một số triệu chứng khác như: 

  • Da dày: vùng da bị chàm sạm màu, đen hơn các vùng khác do chàm tái phát nhiều lần.
  • Dạ bị sẫm màu trên mí mắt hoặc quanh mắt 
  • Thay đổi vùng da quanh mắt, miệng và tai. 

Dấu hiệu nhận biết chàm da theo độ tuổi của trẻ

Chàm da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ: 

bệnh chàm ở trẻ em

Em bé bị chàm da 

  • Trẻ sơ sinh (6 tháng đầu): Chàm thường xuất hiện ở mặt, má, cằm, trán và da đầu. Nó cũng có thể lan ra các khu vực khác trên cơ thể, nhưng hầu như không xuất hiện ở vùng da được quấn tã nhờ được bảo vệ bởi độ ẩm cao. Chàm ở trẻ sơ sinh thường đỏ và có thể chảy mủ. 
  • Trẻ nhỏ (6 – 12 tháng): Ở giai đoạn này, chàm thường gặp ở khuỷu tay và đầu gối của trẻ. Đây là những vùng da dễ bị cọ xát, trầy xước khi trẻ tập bò. Nếu vết chàm bị nhiễm trùng, có thể hình thành lớp vỏ màu vàng hoặc nổi mụn mủ trên da. 
  • Trẻ mới biết đi (1-5 tuổi): Chàm tác động lên những vùng da ở khuỷu tay hoặc đầu gối, hoặc có thể thấy ở bàn tay, cổ tay hay mắt cá chân. Nó cũng có thể xuất hiện trên vùng da quanh miệng và mí mắt của trẻ. Chàm có biểu hiện khô và bong vảy, da dày, trở nên sậm màu hơn bình thường. 
  • Trẻ lớn (trên 5 tuổi): Giống như trẻ mới biết đi, chàm cũng hay mọc ở nếp gấp khuỷu tay hoặc đầu gối. Ngoài ra, chàm còn biểu hiện bằng những vết đỏ và ngứa ở sau tai, da đầu hoặc bàn chân.

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em 

Nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm vẫn chưa được xác định. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, chàm là kết quả của phản ứng quá mức trên hệ thống miễn dịch. Hai yếu tố chủ chốt tác động lên cơ thể để gây ra chàm:

Yếu tố di truyền 

Những em bé có tiền sử gia đình mắc bệnh hen, dị ứng… có nguy cơ bị chàm da cao hơn bình thường. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học đã tìm ra một gen biến dị trên người có khả năng làm tổn thương lớp ngoài cùng của da. Nếu bị di truyền gen này từ cha mẹ, da trẻ sẽ khó được giữ ẩm, dễ bị khô nứt. Do vậy, da dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh từ bên ngoài và bị tổn thương. 

Môi trường 

bệnh chàm ở trẻ em

Lông động vật được cho là một nguyên nhân gây bệnh chàm 

Một số yếu tố tác động từ môi trường có thể làm kích thích hệ thống miễn dịch gây chàm. Các yếu tố này có thể là: 

  • Lông động vật: chó, mèo…
  • Phấn hoa, bụi nhà…
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, tôm, cua, cá, sữa…
  • Chất liệu quần áo, chăn màn… không phù hợp
  • Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại: thủy ngân, lưu huỳnh, chloride, sulfamid…

Cách điều trị bệnh chàm ở trẻ em

Hiện nay, chàm da ở trẻ em vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để giải quyết chàm nhanh chóng, cha mẹ chỉ có thể hỗ trợ bằng các biện pháp: 

4.1. Loại bỏ nguyên nhân gây kích ứng da

Kích ứng da được cho là gây ra phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, khiến trẻ bị chàm. Do vậy, cha mẹ cần nhanh chóng tìm kiếm những nguyên nhân có thể gây kích ứng da trẻ để loại bỏ nó. 

Với trẻ nhỏ, các yếu tố kích ứng thường ở ngay trong nhà và tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Các tác nhân phổ biến là: 

  • Xà phòng và chất tẩy rửa mạnh. 
  • Nước hoa 
  • Quần áo, chăn đệm … có chất liệu không phù hợp. 
  • Mồ hôi 
  • Nước bọt 

4.2. Chăm sóc da đúng cách 

Chăm sóc da đóng vai trò mấu chốt trong giải quyết bệnh chàm ở trẻ em. Nó giúp cách ly trẻ khỏi nguyên nhân gây bệnh, đồng thời ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Tắm rửa thường xuyênbệnh chàm ở trẻ em

Tắm rửa là bước không thể thiếu trên trẻ bị chàm 

Tắm bằng nước ấm hàng ngày giúp loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn và mầm bệnh trên da trẻ. Nhờ vậy, các tác nhân gây kích ứng được loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời, nó còn ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vùng da tổn thương do chàm và gây bội nhiễm.

Khi tắm cho trẻ, cần chú ý không dùng những loại xà phòng, sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh. Để đảm bảo da trẻ được diệt khuẩn sạch sẽ và an toàn, cha mẹ có thể tham khảo những sản phẩm kháng khuẩn ion. Nhờ cơ chế thân thuộc với hệ miễn dịch, những sản phẩm này lành tính với làn da của trẻ, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kháng khuẩn vượt trội. Tại Việt Nam, Dizigone là đại diện đầu tiên ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion. 

Xem thêm về cơ chế kháng khuẩn ion tại đây 

dizigone_chàm_viêm da cơ địa

Cách sử dụng dung dịch Dizigone: 

  • Pha loãng Dizigone với nước ấm để tắm cho trẻ. 
  • Sau khi tắm, thấm dung dịch Dizigone nguyên chất ra một chiếc khăn sạch, chấm nhẹ lên vùng da bị chàm của trẻ.

Dưỡng ẩm đầy đủ

Dưỡng ẩm vùng da bị chàm giúp đẩy nhanh tốc độ lành thương. Cha mẹ có thể sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm dạng kem hoặc thuốc mỡ. Chú ý chọn những loại có khả năng thấm tốt, giữ ẩm lâu, tránh gây nhờn rít da trẻ. 

Kem Dizigone Nano bạc là lựa chọn của nhiều chuyên gia y tế trong trường hợp này. Không chỉ dưỡng ẩm hiệu quả, kem Dizigone Nano Bạc còn kháng khuẩn rất tốt, giúp bảo vệ vết chàm khỏi vi khuẩn.

Băng ướt khi cần thiết

Nếu vết chàm của trẻ quá nghiêm trọng, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để băng vết chàm lại. Băng gạc giúp giữ ẩm tại chỗ nhờ tránh mất nước và tăng khả năng thấm chất dưỡng ẩm. 

Cách dùng băng gạc trên vùng da bị chàm của trẻ: 

  • Tắm cho trẻ sạch sẽ, lau khô da bằng khăn mềm và sạch. 
  • Thoa gel Dizigone Nano Bạc lên vết chàm để dưỡng ẩm. 
  • Thấm ướt băng gạc bằng nước sạch, đắp lên vùng da bị chàm.
  • Che lớp băng ướt bằng một lớp vải khô và sạch khác. 

Băng gạc ướt có thể đắp trên da từ 3 – 8 giờ. 

4.3. Dùng thuốc giảm ngứa

Ngứa là triệu chứng điển hình của chàm da, khiến trẻ bứt rứt, khó chịu. Nếu trẻ chà xát hay gãi lên các vết chàm, vùng da đó sẽ bị tổn thương. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tại vết chàm, khiến chàm lâu khỏi và có nguy cơ để lại sẹo. 

thuốc điều trị

Để giảm ngứa cho trẻ, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê thuốc kháng histamin đường uống. Những thuốc này giúp giảm ngứa hiệu quả và đặc biệt hữu ích vào ban đêm – khi trẻ vô thức đưa tay lên gãi mà cha mẹ lại không thể kiểm soát. 

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh chàm, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482

Từ khóa » Chàm ở đầu Trẻ Sơ Sinh