Những điều Cần Biết Về Bệnh Ghẻ Ngứa

3. NHỮNG XÉT NGHIỆM THƯỜNG ĐƯỢC BÁC SĨ CHỈ ĐỊNH  Thông thường bệnh ghẻ ngứa không cần làm xét nghiệm.

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHÍNH HIỆN NAY - Bệnh ghẻ ngứa được điều trị chủ yếu là thuốc bôi tại chỗ (Bôi toàn thân, buổi tối) để diệt cái ghẻ, uống thuốc kháng histamin với mục đích giảm ngứa, để tránh cào gảy, phòng ngừa nhiễm trùng và chàm hóa. 5. NHỮNG LƯU Ý KHI ĐỀU TRỊ - Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời để giảm tối đa nguy cơ biến chứng nhiễm trùng và tránh lây lan. - Điều trị đồng thời cho cả người tiếp xúc tình dục và ở chung nhà với người bệnh, dù có ngứa hay không. - Phải vệ sinh đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, khăn trải giường...(giặt, sấy khô ở nhiệt độ ≥ 60oC hoặc luộc nước sôi, phơi nắng, ủi nóng 2 mặt) hoặc loại bỏ, không tiếp xúc với người bệnh (cất vào tủ) ít nhất là 4 ngày, để tránh lây lan cho người xung quanh và tránh tái nhiễm.  - Bôi thuốc đúng cách: bôi thuốc 1 lần vào buổi tối, bôi sau khi tắm sẽ có hiệu quả hơn, bôi toàn thân trừ mặt và đầu. Chú ý bôi kỹ những vùng nếp gấp, sinh dục, quanh móng, sau tai; đối với trẻ em nên bôi luôn cả vùng mặt và đầu.

6. CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH - Cần vệ sinh cá nhân hàng ngày bằng cách tắm, rửa tay với xà phòng..  - Khi có người ở gia đình hay xung quanh bị ngứa, nhất là ngứa về đêm và có nhiều người cùng ngứa, phải đi khám chuyên khoa Da Liễu.  - Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ như bắt tay, dùng đồ hoặc giặt và phơi chung đồ. - Nếu mình bị ghẻ, cần tránh tiếp xúc với người xung quanh, không dùng chung đồ đạc và ngủ riêng, cần đi khám ngay để được điều trị sớm, tránh biến chứng và tránh lây cho những người xung quanh.

7. CÁCH CHĂM SÓC DA Bệnh nhân bị ghẻ ngứa nên được vệ sinh và bôi thuốc đúng cách để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng

Từ khóa » điều Trị Sẩn Ghẻ