Những điều Cần Biết Về Bệnh Lẹo Mắt

Tình trạng nhiễm trùng làm sưng nhọt trên mí mắt gọi là lẹo mắt. Bệnh sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến mắt nếu không điều trị sớm. Khám và điều trị sớm tại bệnh viện uy tín mang lại cho người bệnh hiệu quả điều trị cao, với các bác sĩ giỏi và thiết bị y khoa hiện đại.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Tìm hiểu về bệnh lý lẹo trong mắt
    • 1.1. Định nghĩa bệnh lý lẹo mắt như thế nào?
    • 1.2. Nguyên nhân gây lẹo mắt
    • 1.3. Triệu chứng khi bị bệnh nổi mụt lẹo
    • 1.4. Bệnh lẹo trong mắt có khả năng lây nhiễm hay không?
    • 1.5. Một số yếu tố làm gia tăng khả năng bị mụt lẹo
  • 2. Phương pháp chẩn đoán bệnh nổi lẹo trong mắt như thế nào?
  • 3. Cách điều trị chứng lẹo trong mắt
  • 4. Phòng ngừa chứng lẹo mắt hiệu quả như thế nào?

1. Tìm hiểu về bệnh lý lẹo trong mắt

1.1. Định nghĩa bệnh lý lẹo mắt như thế nào?

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi. Sau 3 – 4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo ở mắt rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác. Có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Các dạng lẹo bao gồm:

– Lẹo bên trong: thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi. Khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được. Trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

– Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ ở mi, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

– Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi. Thậm chí xuất hiện ở cả hai mắt.

Lẹo mắt là bệnh do nhiễm trùng làm sưng nhọt trên mí mắt

Lẹo ở mắt là bệnh do nhiễm trùng làm sưng nhọt trên mí mắt

1.2. Nguyên nhân gây lẹo mắt

Lẹo hình thành từ sự nhiễm khuẩn ở vùng chân lông mi. Do có vị trí xuất hiện đặc trưng như thế nên còn gọi là lẹo ngoài. Lẹo còn có thể xuất hiện phía trong hoặc bên dưới mi nếu một trong các ống tuyến nhờn bị nhiễm khuẩn. Lẹo còn có thể được gây ra từ sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có.

1.3. Triệu chứng khi bị bệnh nổi mụt lẹo

– Mí mắt sưng đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng.

– Chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt.

– Mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Lẹo trong diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.

1.4. Bệnh lẹo trong mắt có khả năng lây nhiễm hay không?

Bệnh lẹo mắt có nguyên nhân xuất phát từ vi khuẩn, do đó bệnh hoàn toàn có khả năng lây lan sang người khác. Do đó, để hạn chế việc lây lan bệnh ra cộng đồng, nên chú ý giữ gìn vệ sinh vùng mắt cẩn thận cũng như tập thói quen không sử dụng chung đồ với người khác. Một số đồ dùng cần tránh dùng chung để tránh lây bệnh như: vỏ chăn, vỏ gối, ga giường, khăn mặt, khăn tắm,…

1.5. Một số yếu tố làm gia tăng khả năng bị mụt lẹo

lẹo mắt nguy hiểm không

Lẹo hình thành từ sự nhiễm khuẩn ở vùng chân lông mi

Bệnh nổi lẹo trong mắt có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, cần chú ý tới một số nguyên nhân có thể làm tăng khả năng mắc bệnh đó là:

– Thường xuyên sử dụng tay chưa được vệ sinh sạch sẽ để tháo, lắp kính áp tròng.

– Không làm sạch kính áp tròng kỹ càng trước khi sử dụng.

– Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân mắc lẹo.

– Không vệ sinh các lớp cặn trang điểm, mỹ phẩm trên mắt trước khi đi ngủ qua đêm.

– Sử dụng các loại mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc có chứa các chất không đảm bảo.

– Người đã từng bị bệnh viêm mí mắt, viêm bờ mi,…dạng mãn tính.

2. Phương pháp chẩn đoán bệnh nổi lẹo trong mắt như thế nào?

Lẹo mắt có thể được chẩn đoán bằng hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các chẩn đoán có thể được thực hiện mà không cần xét nghiệm. Việc chẩn đoán bệnh dựa trên tình trạng nhiễm khuẩn cấp có mủ không lan rộng do tụ cầu khuẩn gây nên. Xác định trường hợp bị lẹo phía ngoài hay trong mí mắt hoặc đa lẹo.

3. Cách điều trị chứng lẹo trong mắt

Vào thời kỳ đầu của bệnh, cần dùng kháng sinh toàn thân làm tiêu mủ. Sau đó bác sĩ tiến hành chườm nóng, rạch mủ, dùng thuốc nhỏ mắt làm sạch mắt, phòng và diệt khuẩn. Những lẹo to hoặc tồn tại dai dẳng có thể sử dụng corticoid.

Hiện nay, với phương pháp chích lẹo, người bệnh hoàn toàn yên tâm khi điều trị. Phương pháp này giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, bình thường.

Ngoài ra, bệnh nhân khi bị nổi lẹo mắt có thể tự thực hiện một số biện pháp chườm ấm giúp mụt lẹo nhanh chóng biến mất hơn, cũng như hỗ trợ cho cơ thể nhanh chóng hồi phục vết thương. Bạn nên sử dụng túi chườm để đặt lên vùng mắt (khu vực có mụt lẹo) trong khoảng 10 đến 15 phút. Thực hiện thường xuyên khoảng vài lần một ngày để giúp các lỗ chân lông ở vùng mí mắt mở ra, thông mở các tuyến dầu ở mắt. Điều này giúp mắt bị lẹo nhanh chóng được xoa dịu. Đây cũng được coi là cách làm cho các nốt mụt lẹo xẹp nhanh an toàn.

lẹo mắt có lây không

Tránh lấy tay hay khăn thô ráp dụi mắt, chùi mắt vì có thể gây kích ứng mắt và khiến nhiễm khuẩn lây lan

4. Phòng ngừa chứng lẹo mắt hiệu quả như thế nào?

Từ khóa » Chích Lẹo Mắt Bao Lâu Thì Khỏi