Những điều Cần Biết Về Bệnh Lý Viêm Giác Mạc - FAMILY HOSPITAL
Có thể bạn quan tâm
1. Bệnh viêm giác mạc là gì? – Giác mạc hay còn gọi là lòng đen, là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu , đây là bộ phận tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên, cho phép ánh sáng đi qua giúp mắt nhìn thấy. Đường kính của giác mạc khoảng 11 mm, có độ dày ở trung tâm khoảng 520µm và ở ngoại vi khoảng 700µm. Từ ngoài vào giác mạc có 5 lớp: + Biểu mô: là biểu mô lát tầng không sừng hoá. + Màng Bowmans: có vai trò như lớp màng đáy của biểu mô. + Nhu mô: chiếm 9/10 chiều dày giác mạc. + Màng Descemet: rất dai. + Nội mô: chỉ có một lớp tế bào. – Viêm giác mạc là tình trạng viêm mô tổ chức của giác mạc. Viêm giác mạc có thể hoặc không liên quan đến nhiễm trùng. Viêm giác mạc không do nhiễm trùng thường do chấn thương nhẹ, đeo kính áp tròng quá lâu hoặc các bệnh lý không phải nhiễm trùng khác. Viêm giác mạc truyền nhiễm có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. – Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm, có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh. Nắm bắt được các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng bệnh giúp chúng ta kịp thời phát hiện bệnh, điều trị kịp thời tránh để lại di chứng. – Nếu bạn bị đỏ mắt hoặc có các triệu chứng khác của viêm giác mạc, bạn nên đi khám bác sĩ. Nếu được điều trị kịp thời, viêm giác mạc mức độ nhẹ và vừa thường được điều trị hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thị lực. Nếu không được điều trị hoặc nhiễm trùng mức độ nặng, viêm giác mạc có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, làm mất thị lực vĩnh viễn.
2. Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm giác mạc là gì? – Có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm giác mạc là nhiễm trùng mắt và chấn thương mắt. + Nhiễm trùng mắt: có thể là do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Viêm giác mạc do virus là dạng bệnh phổ biến nhất và các loại là virus thường gặp là Adenovirus, Herpes simplex type 1, Varicella zoster. Viêm giác mạc do vi khuẩn chiếm tỷ lệ ít hơn và nguyên nhân do kí sinh trùng hoặc nấm là rất hiếm gặp. + Chấn thương mắt: do đeo kính áp tròng, phẫu thuật giác mạc hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác gây tổn thương giác mạc đều có thể dẫn đến viêm giác mạc. Nếu bạn đang dùng kính áp tròng mà có biểu hiện bệnh về mắt, ngưng đeo ngay và đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được kiểm tra. – Nguyên nhân khác gây viêm giác mạc không do nhiễm trùng là hậu quả của một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, hay tình trạng thiếu vitamin A
3. Những yếu tố nguy cơ gây viêm giác mạc là gì? – Biến chứng của bệnh mắt hột như : Lông quặm, nhắm mắt không kín. – Do thiếu vitamin A – Tổn thương dây thần kinh số V, VII – Chấn thương mắt: Gây trầy, rách giác mạc. Nếu giác mạc của bạn bị tổn thương do chấn thương cũ, bạn sẽ dễ bị viêm giác mạc hơn – Kính áp tròng: Do đeo kính áp trong không đ úng cách. Kính áp tròng làm tăng cả nguy cơ bị viêm giác mạc không nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn. Các nguy cơ thường bắt nguồn từ không khử trùng kính đúng cách, đeo kính áp trong khi đi bơi hoặc đeo trong thời gian quá dài so với khuyến cáo, sử dụng nước hoặc các giải pháp tại nhà để bảo quản và làm sạch kính. Viêm giác mạc thường gặp hơn ở những người đeo kính áp tròng sử dụng qua đêm hoặc đeo liên tục so với những người sử dụng hàng ngày và tháo ra vào ban đêm. – Suy giảm miễn dịch: Nếu hệ miễn dịch bị suy yếu do bệnh tật hoặc sử dụng thuốc, bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm giác mạc. – Thời tiết nóng ẩm: Nếu bạn sống ở vùng có khí hậu nóng, ẩm, bạn sẽ tăng nguy cơ bị viêm giác mạc, đặc biệt là nếu bị phấn hoa rơi vào mắt. Phấn hoa sẽ cào xước biểu mô giác mạc và có thể gây viêm, sau đó dẫn đến nhiễm trùng. – Do sử dụng thuốc corticoid lâu ngày, điều trị phương pháp phản khoa học. Sử dụng thuốc nhỏ mắt corticoid để điều trị những bệnh lí ở mắt có thể làm tăng nguy cơ viêm giác mạc nhiễm trùng hoặc làm viêm giác mạc nặng lên.
4. Bệnh viêm giác mạc có những triệu chứng và dấu hiện thường gặp là gì? Những triệu chứng và dấu hiệu của viêm giác mạc bao gồm: – Đau nhức mắt, cảm giác có dị vật trong mắt. Mắt nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau như ánh sáng, va chạm. – Sưng nề mi mắt, khó mở mắt – Chảy nước mắt nhiều, nhiều ghèn rỉ mắt. – Chói mắt, sợ ánh sáng. Người bệnh luôn nhắm nghiền mắt, mi mắt nhắm chặt lại. Trẻ nhỏ thì luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt. – Mắt đỏ, đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen. Đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen. – Mắt nhìn mờ: Thị lực giảm tuỳ theo mức độ của bệnh. – Đục giác mạc, xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở trên giác mạc, nhưng thường ở trung tâm giác mạc. – Bệnh viêm giác mạc mắt thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt khi mắt bị thương hoặc nhiễm virus. Nếu là các nguyên nhân khác, viêm thường xuất hiện ở cả hai mắt.
5. Khi nào cần đến bác sĩ? – Nếu bạn thấy bất kì triệu chứng hoặc dấu hiệu nào của viêm giác mạc, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. – Viêm giác mạc thường bắt đầu ở lớp ngoài cùng của giác mạc và lan dần vào bên trong mắt. Nếu không nhận ra các triệu chứng của bệnh viêm giác mạc để được điều trị kịp thời hay trì hoãn chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, viêm có thể lan sâu vào trong mắt, gây giảm thị lực và thậm chí là mù lòa.
6. Những biến chứng do bệnh viêm giác mạc gây ra là gì? Những biến chứng có thể gặp của viêm giác mạc bao gồm: – Viêm giác mạc mạn tính – Nhiễm virus mạn tính hoặc tái phát ở giác mạc – Loét giác mạc, Thủng giác mạc. – Viêm mủ nội nhãn – Sẹo giác mạc – Giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn – Mù
7. Các phương pháp điều trị của bệnh viêm giác mạc là gì? – Điều trị viêm giác mạc tùy thuộc vào nguyên nhân. – Nếu được chẩn đoán viêm giác mạc không do nhiễm trùng, nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ quyết định cách điều trị. Điều trị có thể không cần thiết nếu nguyên nhân gây ra là do xước hoặc đeo kính áp tròng quá lâu. Tro ng trường hợp giác mạc bị rách đáng kể và đau đớn, dùng thuốc theo toa cho mắt và đeo miếng che mắt cho đến khi tình trạng của bạn được cải thiện là sự lựa chọn tốt nhất. Nếu do khô mắt có thể sử dụng nước mắt nhân tạo nhỏ mắt. Tuyệt đối không được tra thuốc có Corticoid nếu không có chỉ định của bác sĩ. – Nếu bạn được chẩn đoán viêm giác mạc do nhiễm trùng, điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân của nhiễm trùng. Nếu viêm giác mạc do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh và căn cứ vào kết quả xét nghiệm,bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị phù hợp. Khi bạn bị viêm giác mạc do nấm, bạn cần phải sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng nấm. Nếu viêm giác mạc gây ra do virus, thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng virus có thể có hiệu quả. Nếu viêm giác mạc là do ký sinh trùng Acanthamoeba nhỏ xíu, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Thuốc kháng sinh nhỏ mắt có thể hữu ích, nhưng một số nhiễm trùng Acanthamoeba đề kháng với thuốc. – Ghép giác mạc được khuyến khích nếu thuốc không có tác dụng hoặc nếu viêm nhiễm gây tổn thương vĩnh viễn đến giác mạc và làm suy yếu thị lực đáng kể
8. Bệnh viêm giác mạc nếu không điều trị hay trì hoãn việc điều trị sẽ như thế nào? – Nếu không điều trị hay trì hoãn việc điều trị viêm có thể lan sâu vào trong mắt, gây giảm thị lực và thậm chí là mù lòa. – Bệnh viêm giác mạc có thể tiên triển nặng hơn đến: Viêm giác mạc diện rộng, thủng giác mạc, viêm mủ nội nhãn và gây giảm thị lực hoặc mù mắt – Nếu bạn thấy bất kì triệu chứng hoặc dấu hiệu nào của viêm giác mạc, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu được điều trị kịp thời, viêm giác mạc mức độ nhẹ và vừa thường được điều trị hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thị lực.
9. Những hướng dẫn về cách chăm sóc và phòng bệnh viêm giác mạc là gì? 9.1 Vấn đề chăm sóc bệnh: – Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc. – Rửa tay thường xuyên đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng như trường học, BV hay cơ quan có người bị viêm kết mạc, viêm giác mạc – Nên nghỉ ngơi điều trị tại nhà và nhỏ thuốc đúng chỉ định của bác sỹ 9.2 Vấn đề phòng bệnh viêm giác mạc: – Sử dụng dung dich vệ sinh tay – Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, mang kính khi bơi – Rửa mắt bằng Nacl 0.9% 2 lần sáng – chiều – Tăng cường sức đề kháng cơ thể như uống nhiều nước cam, chanh – Sử dụng kính áp tròng đúng cách – Nếu bạn đeo kính áp tròng, sử dụng hợp lí, làm sạch và khử khuẩn có thể giúp phòng ngừa viêm giác mạc. Bạn có thể sử dụng một số mẹo sau: + Đeo kính áp tròng hàng ngày và tháo ra trước khi đi ngủ + Rửa sạch và lau khô tay kĩ càng trước khi cầm kính áp tròng Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc kính áp tròng + Chỉ sử dụng những sản phẩm vô trùng và phù hợp với loại kính bạn đang dùng để vệ sinh kính áp tròng + Rửa nhẹ nhàng, tránh làm xước kính + Thay kính áp tròng theo khuyến cáo, 3 -6 tháng/ lần + Sử dụng các loại khử trùng kính dùng 1 lần. Không đeo kính áp tròng khi bơi 9.3 Phòng ngừa sự lây lan của virus – Một số loại viêm giác mạc do virus, ví dụ như do Herpes, không phòng ngừa hoàn toàn được. Nhưng một số bước dưới đây có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tái phát: + Nếu bạn có các mụn nước do Herpes, nên rửa tay kĩ lưỡng trước khi chạm vào mắt, mi mắt và vùng da xung quanh mắt. + Không sử dụng thuốc nhỏ mắt corticoid trừ khi được bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ định và cần theo dõi cẩn thận. Thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bị viêm giác mạc do virus hoặc làm nặng thêm nếu sử dụng cho những người đã bị bệnh. + Nếu bạn đeo kính áp tròng và đã bị tái phát nhiều lần viêm giác mạc do virus, ngừng sử dụng loại kính này có thể giúp bạn giảm tái phát. 9.4 Những việc nên tránh khi chăm sóc và phòng bệnh là gì? – Tuyệt đối không đắp bất kì thuốc, hay lá gì lên mắt nếu không được sự hướng dẫn của bác sỹ – Hạn chế thiết bị điện tử, tránh thức khuya – Ngưng sử dụng contact lens – Không dụi mắt
10. Những dấu hiệu cần tái khám ngay là gì? – Tình trạng bệnh có thể nặng hơn: nhìn mờ, đau nhức mắt, chảy nước mắt nhiều, cộm xốn, ngứa nhiều cần tái khám ngay. – Bệnh viêm giác mạc rất hay gặp và là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực, mù lòa. Chính vì những biến chứng do bệnh để lại nghiêm trọng nên người bệnh khi thấy các triệu chứng khó chịu ở mắt nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Từ khóa » Giác Mạc Là J
-
Viêm Loét Giác Mạc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh
-
Giác Mạc: Cấu Tạo Và Chức Năng | Vinmec
-
Viêm Giác Mạc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Tránh | Vinmec
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Giác Mạc
-
Giác Mạc Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Giác Mạc
-
Giác Mạc Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng Của Giác Mạc
-
Giác Mạc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Viêm Giác Mạc Và Những điều Cần Biết
-
GIÁC MẠC – LỚP “THẤU KÍNH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐÔI MẮT
-
Giải đáp: Viêm Giác Mạc Có Lây Không Và Cách Phòng Ngừa
-
Phẫu Thuật Cấy Ghép Giác Mạc - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Viêm Giác Mạc Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Sẹo Giác Mạc Là Gì Và Có Chữa Hết được Không? • Hello Bacsi