Những điều Cần Biết Về Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới

1. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng tĩnh mạch nông giãn, chạy quanh co, thấy rõ dưới da của chi dưới, và có dòng chảy trào ngược. Bệnh hay gặp ở phái nữ, tỉ lệ nữ/nam là 7/3.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

2. Triệu chứng thường gặp trong bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? – Chân đau nhức hoặc cảm thấy nặng nề, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu. – Tĩnh mạch xanh và phình ra dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối. – Da khô và ngứa. Tình trạng thay đổi màu da, da mỏng hơn, lở loét và nhiễm trùng mô mềm (viêm mô tế bào) có thể xảy ra gần mắt cá chân.

3. Để chẩn đoán ra bệnh cần dựa vào những dấu hiệu và cận lâm sàng gì? 3.1. Lâm sàng – Tĩnh mạch giãn dạng mạng lưới dưới da. – Biểu hiện các búi tĩnh mạch dãn ngoằn ngoèo. – Phù chân, mỏi chân, nặng chân, dị cảm chân, vọp bẻ. – Loét mặt trong cẳng chân, trên mắt cá chân.

3.2. Cận lâm sàng Siêu âm tĩnh mạch (Dopplex) xác định: – Dòng phụt ngược ở tĩnh mạch sâu, hiển lớn hay tĩnh mạch xuyên. – Đo đường kính của tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch hiển để chẩn đoán.

4. Có những phương pháp nào điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới? 4.1. Nguyên tắc điều trị – Điều trị dòng máu phụt ngược trong lòng tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xuyên. – Điều trị búi tĩnh mạch giãn tại chỗ. – Điều trị chăm sóc bệnh nhân loét tĩnh mạch.

4.2. Điều trị đặc hiệu  4.2.1. Điều trị nội khoa Chỉ định: C0 đến C1 (C0: Bệnh nhân không có triệu chứng. C1: Giãn mao mạch dưới da hoặc giãn tĩnh mạch dạng lưới, kích thước tĩnh mạch giãn bé hơn 3 mm) – Thay đổi lối sống: Hoạt động thể chất, giảm béo phì, cẳng chân không nên để tư thế gấp lâu, mang tất thun khi làm việc ở tư thế đứng lâu. Tránh bó chặt ở bắp chân, nằm ngủ kê cao chân. Tập đi bộ để tăng cường hồi lưu tĩnh mạch từ hệ thống nông vào sâu, xoa bóp cơ bắp chân… – Băng ép chân bằng băng thun hoặc mang tất đàn hồi. – Thuốc: Dùng các thuốc trợ tĩnh mạch sử dụng để làm giảm phù chân và cải thiện một số triệu chứng như loét, nặng tức…, thường dùng liệu trình khoảng 3 tháng và lặp lại khi tái xuất triệu chứng.

4.2.2 Phẫu thuật Stripping tĩnh mạch (Loại bỏ tĩnh mạch giãn)

– Chỉ định: C2 đến C6 (C2: giãn tĩnh mạch thành búi lớn hơn 3 mm. C3: phù chân. C4: thâm nhiễm thay đổi màu sắc da vùng trên mắt cá trong. C5: loét chân đã lành. C6: loét chân đang diễn tiến.) – Rút bỏ tĩnh mạch hiển lớn từ vị trí đổ vào tĩnh mạch đùi cho tới dưới gối. Cột các nhánh bên gần chổ đỗ vào tĩnh mạch đùi để giảm tái phát.

Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Chân Là Bệnh Gì