NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Có thể bạn quan tâm
Vì vậy, ngày 17 tháng 5 hàng năm được Hiệp hội THA thế giới chọn làm “Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp” nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống THA và bệnh tim mạch.
Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống THA năm 2022 với chủ đề: “Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khoẻ, sống lâu”, nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống THA.
Huyết áp lên xuống trong những điều kiện nhất định như: Chạy bộ, thể dục quá sức, mang vác nặng... là bình thường. Bệnh tăng huyết áp là khi huyết áp lúc nào cũng cao hơn mức bình thường khi tim co bóp hoặc lúc tim dãn ra. Huyết áp được gọi là tăng khi huyết áp tối đa ≥140 mmHg, huyết áp tối thiểu ≥ 90 mmHg sau khi đo lặp đi lặp lại nhiều lần và được đo đúng cách.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh THA: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao; huyết áp cao có xu hướng di truyền trong gia đình; thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn uống không đầy đủ. Ăn quá nhiều muối, hút thuốc lá, uống rượu hoặc ăn quá ít Kali, Vitamin D là lý do bị các bệnh khác làm ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài ra, Stress hay bệnh mạn tính như bệnh thận, bệnh tiểu đường, ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
THA gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
- Tại tim: THA diễn ra thường xuyên khiến tim tổn thương ngày càng nặng và có thể làm tim to dẫn tới suy tim, có thể nhồi máu cơ tim dẫn tới đột tử.
- Tại não: Nếu nặng gây tai biến mạch máu não như: Đột quỵ, nhũn não, xuất huyết não; tai biến nhẹ thì suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ.
- Tại thận: Gây bệnh thận dẫn tới suy thận.
- Tại mắt: Gây mờ mắt, mù mắt.
- Tại các mạch máu: Gây phồng động mạch chủ, xơ vữa, hẹp, tắc nghẽn động mạch ngoại biên.
Cách phòng ngừa
Luyện tập thể dục thể thao
Tập luyện đều đặn và phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng đối với người bị THA, giúp nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp. Người bệnh nên chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh...
Giữ tâm lý thoải mái
Người bệnh THA cần hết sức chú ý đến các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận... sẽ không kiểm soát được huyết áp. Vì vậy cần giữ cân bằng tâm lý bằng cách sống thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng lo âu.
Tuân thủ đúng chỉ định điều trị
Người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ để duy trì huyết áp ổn định. Không tự ý thay đổi thuốc, tự ý uống tăng liều thuốc hoặc uống các loại thuốc khác theo mách bảo. Tuyệt đối không tự bỏ thuốc khi huyết áp đã về trị số bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Trên thực tế, có nhiều người bệnh thường tự ý dừng uống thuốc khi đo huyết áp thấy ở mức bình thường, khi nào thấy huyết áp tăng cao thì lại uống. Điều này rất nguy hiểm vì huyết áp đã về bình thường là do tác dụng của thuốc, nếu dừng, nồng độ thuốc không còn nên chắc chắn huyết áp lại tăng cao. Hơn nữa, khi huyết áp tăng cao thường không có biểu hiện gì đặc biệt nên người bệnh khó nhận biết và đây là nguyên nhân dẫn đến biến chứng như xuất huyết não, thường để lại di chứng nặng nề.
Từ khóa » Nguyên Nhân Huyết áp Tối Thiểu Tăng
-
Nguyên Nhân Huyết áp Tối Thiểu Cao Và Cách Phát Hiện Sớm
-
Huyết áp Tối Thiểu Tăng Nguy Hiểm Hơn Huyết áp Tối đa
-
Tăng Huyết áp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, Cách Phòng ...
-
Tăng Huyết áp Có Mấy Cấp độ? | Vinmec
-
Tăng Huyết áp - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thế Nào Là Huyết áp Kẹt?
-
Tăng Huyết áp Tâm Trương Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh
-
Huyết áp Cao Là Bao Nhiêu Và Các Biến Chứng Có Thể Gặp Phải
-
Tụt Huyết áp Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm, đối Tượng Nào Cần Cẩn Trọng?
-
Tăng Huyết áp Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Huyết áp Tối đa Và Tối Thiểu, Chỉ Số Nào Quan Trọng
-
Huyết áp Là Gì? Thế Nào Là Huyết áp Cao, Huyết áp Thấp?
-
️ Dấu Hiệu Tăng Huyết áp Và Cách ổn định Chỉ Số Hiệu Quả
-
Tăng Huyết áp - Kẻ Giết Người Thầm Lặng