Những điều Cần Biết Về Bệnh Thuỷ đậu - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
Có thể bạn quan tâm
Bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi là bệnh phỏng rạ hay trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em dưới 10 tuổi.
TIN LIÊN QUANĐường lây truyền của bệnh thuỷ đậu
Bệnh thuỷ đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp do hít phải những giọt nước bọt, nước mũi của người bệnh bắn ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi, chảy nước mũi…
Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ như khăn, cốc, bát, tay vịn cầu thang… bị nhiễm vi rút hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với bọng nước thuỷ đậu bị vỡ.
Ngoài ra bệnh còn lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai và trong khi đẻ.
Những biểu hiện của bệnh thuỷ đậu
- Sốt và các triệu chứng toàn thân: bệnh có thể có sốt nhẹ hoặc không sốt, mệt mỏi, đau đầu. Trẻ nhỏ thường không chịu chơi, không chịu ăn, quấy khóc.
Một số trường hợp trẻ có thể có sốt cao 39- 40 độ C, trằn trọc mê sảng co giật, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.
- Nổi mụn nước: các nốt đỏ xuất hiện rải rác trên da, kích thước bằng khoảng hạt đậu, gây ngứa, tiến triển nhanh thành bọng nước. Sau khoảng 1 tuần, các nốt mụn nước sẽ tự đóng vảy, khô dần rồi bong ra.
Nếu không có biến chứng, bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày từ khi xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể kéo dài 2 - 3 tuần mới khỏi.
Biến chứng của bệnh thuỷ đậu có nguy hiểm không?
Thuỷ đậu là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một số biến chứng thường thấy của bệnh thuỷ đậu là:
- Nhiễm trùng da: nếu bị nhiễm trùng, các bọng nước sẽ to, có mủ, lâu khỏi. Đây là biến chứng nhẹ, không gây nguy hiểm, nhưng có thể để lại sẹo.
- Nhiễm trùng máu: là những trường hợp vi trùng xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng máu.
- Viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não...: đây là các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc có thể để lại di chứng về sau này cho người bệnh.
- Zona: Ngay cả sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, vi rút thủy đậu có thể vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (dạng ngủ). Thậm chí 10, 20, hay 30 năm sau đó, khi gặp được các điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể yếu hoặc mắc một số bệnh nhất định..., vi rút gây bệnh thuỷ đậu sẽ tái hoạt động trở lại và là một yếu tố gây bệnh zona (hay còn gọi là bệnh giời leo).
- Bệnh thuỷ đậu đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai. Phụ nữ có thai mắc bệnh có thể xảy thai trong 3 tháng đầu hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh... Ở những ngày cuối của thai kỳ hoặc sau sinh, bệnh thủy đậu ở mẹ có thể lây sang bé, khiến bé bị nổi mụn nước rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp...
Những việc cần làm khi trẻ bị bệnh thuỷ đậu
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế được khám và tư vấn;
- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế;
- Cách ly trẻ trong phòng riêng, thoáng mát, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời;
- Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn;
- Giữ vệ sinh da để phòng biến chứng nhiễm trùng;
- Tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm và xà phòng, thay quần áo cho trẻ hằng ngày, không chà xát mạnh lên da trẻ khi tắm để tránh làm vỡ mụn nước;
- Mặc quần áo bằng vải mềm, thấm hút mồ hôi cho trẻ;
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hoá, đủ chất, ăn nguội nếu trong miệng có các nốt phỏng, loét;
- Cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả;
- Không nên kiêng nước, kiêng gió; không sử dụng các loại lá cây để tắm, không đắp các loại lá cây lên nốt thuỷ đậu của người bệnh.
Cách phòng bệnh thuỷ đậu
- Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh thuỷ đậu hiệu quả nhất.
- Lịch tiêm: Trẻ từ đủ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt. Trẻ từ 13 tuổi trở lên: tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 đến 8 tuần. Phụ nữ có kế hoạch sinh con cần tiêm 2 mũi thuỷ đậu trước khi có thai ít nhất 3 tháng.
- Mọi người, đặc biệt là phụ nữ có thai cần hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh và nghi ngờ mắc bệnh thuỷ đậu.
- Khi phải tiếp xúc với người bệnh, cần đeo khẩu trang, găng tay.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ dùng của người bệnh.
- Che mũi miệng bằng khăn giấy hoặc khăn tay khi ho, hắt hơi.
- Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý 0,9%.
- Sử dụng riêng các đồ dùng sinh hoạt như: khăn mặt, cốc, bát, đũa, thìa,…
- Khử trùng đồ chơi, đồ dùng của trẻ; vệ sinh nhà cửa, trường học bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Tránh tập trung đông người khi có dịch thuỷ đậu.
Thuỷ Nguyên
ad syt ad
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Nốt Thuỷ đậu Bị Viêm
-
Nốt Thủy đậu Bị Nhiễm Trùng Có Nguy Hiểm Không? Xử Lý Thế Nào?
-
Điều Trị đúng Cách Các Nốt Thủy đậu Có Mủ | Medlatec
-
Bệnh Thủy đậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Phòng Ngừa Thủy đậu Bội Nhiễm | Vinmec
-
Bệnh Thủy đậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Triệu Chứng Thủy đậu: Cách Nhận Biết Và Giải Pháp Tránh để Lại Sẹo
-
Bệnh Thủy đậu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chẩn đoán
-
Phòng Ngừa Biến Chứng Bệnh Thủy đậu
-
Bị Thủy đậu Sưng đỏ Có Nguy Hiểm Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Triệu Chứng Của Bệnh Thuỷ đậu Và Cách Phòng Ngừa
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Khỏi Bệnh Thủy đậu - VNVC
-
Bệnh Thủy đậu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị Nhanh Khỏi
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Thủy đậu
-
Phòng Ngừa Biến Chứng Bệnh Thủy đậu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống