Những điều Cần Biết Về Bệnh Thủy đậu

2. Nguồn truyền nhiễm bệnh thủy đậu? – Người là nguồn bệnh duy nhất

3. Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào? – Qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng. – Gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.

4. Ai là người dễ mắc bệnh thủy đậu? – Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vaccine đều cảm nhiễm với bệnh. – Cơ địa nguy cơ: suy giảm miễn dịch,…

5. Có thể mắc bệnh thủy đậu nhiều lần hay không? – Hầu hết người mắc thủy đậu sẽ miễn dịch vĩnh viễn với bệnh sau lần nhiễm đầu. – Thủy đậu có thể gặp lần hai ở người có tổn thương hệ thống miễn dịch, đa số dưới dạng zona.

6. Nhận biết bệnh thủy đậu như thế nào? – Bệnh khởi phát đột ngột, sốt nhẹ, ho, chóng mặt, nhức đầu, và chán ăn. Sau đó xuất hiện ban phỏng nước. – Ban mọc không tuần tự nên trên một vùng da ban mọc thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng từ 3 – 4 ngày.

7. Người mắc bệnh thủy đậu có thể lây bệnh trong bao lâu? – Trong 1-2 ngày trước khi phát ban và tiếp tục lây trong 4-5 ngày đầu tiên hoặc cho đến khi tất cả các mụn nước đóng vảy.

8. Sau phơi nhiễm với thủy đậu bao lâu thì triệu chứng bệnh xuất hiện? – Triệu chứng bệnh xuất hiện 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm thủy đậu, khoảng thời gian thông thường là 14-16 ngày.

9. Những biến chứng của bệnh thủy đậu? – Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan,… – Biến chứng viêm phổi ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị. – Phụ nữ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

10. Chữa trị bệnh thủy đậu ra sao? (Theo chỉ định bác sỹ) – Điều trị triệu chứng: chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần; chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi. – Điều trị đặc hiệu (khi có chỉ định dùng thuốc của bác sỹ): dùng kháng sinh chống virus loại acyclovir, nên sử dụng trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu.

11. Chăm sóc bệnh thủy đậu như thế nào? – Cách ly cho đến khi tất cả các nốt phỏng nước đã đóng vảy – Khử khuẩn đồ dùng cá nhân hàng ngày. – Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi – Tuyệt đối không làm vỡ các nốt phỏng nước, khi tắm cần phải rất nhẹ nhàng. – Vệ sinh răng miệng, thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng.

12. Biện pháp dự phòng bệnh thủy đậu? – Cách ly tránh lây lan. – Tiêm chủng: vaccine thủy đậu sống giảm độc lực. + Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm 1 liều 0,5 ml dưới da. + Trẻ từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 6-10 tuần. + Người tiếp xúc: Globulin miễn dịch thủy đậu – zona (VZIG) có tác dụng phòng bệnh cho người tiếp xúc nếu tiêm trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm. + Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai nếu chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng thủy đậu, cần tiêm phòng 2 mũi vắc-xin thủy đậu.

13. Các thực phẩm nên và không nên ăn khi bị thủy đậu? – Nên ăn: cần phải cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, có thể uống nước lọc, nhưng tốt nhất nên uống nước ép trái cây từ chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, dưa hấu, ăn nhiều rau xanh như: cải bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, giá sống, cà chua,… – Không nên: sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hòa (thịt, các sản phẩm từ sữa,…) tránh ăn thức ăn cay và mặn vì có thể gây kích ứng loét trong miệng và cổ họng .

14. Những điều lưu ý khi mắc bệnh thủy đậu? – Không sử dụng Asprin vì có thể gây hội chứng Reye – Khi có các triệu chứng như: sốt kéo dài hơn 4 ngày, sốt cao >39ºC, bất kì khu vực nào trên cơ thể trở nên nóng, đỏ, chảy mủ nhiều, mủ có màu khác lạ, cứng cổ, nôn thường xuyên, ho nặng, khó thở, đau bụng nặng, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

Từ khóa » Vi Khuẩn Gây Bệnh Thuỷ đậu