Những Điều Cần Biết Về Cây Lan Ý - Cây Phong Thủy Đẹp

Cây lan ý (hay còn gọi là cây bạch môn) được biết đến không chỉ nhờ ý nghĩa về mặt phong thủy mà còn là vẻ đẹp tinh khôi, tinh khiết của màu sắc hoa, cũng như những tác dụng bất ngờ của chúng trong đời sống con người. Việc sở hữu một cây hoa lan ý trong ngôi nhà của bạn là việc nên làm.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây lan ý II. Đặc điểm của cây III. Tác dụng và ý nghĩa IV. Cách trồng và chăm sóc

I. Giới thiệu về cây lan ý

Tên thường gọi:Cây lan ý
Tên gọi khác:Lục cự nhân, thuận buồm xuôi gió, cây bạch môn, bạch hạc, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình
Tên khoa học:Peace lily
Tên khoa học:Spathiphyllum Wallisii
Họ thực vật:Cây thuộc họ Araceae (Ráy)
Nguồn gốc xuất xứ:Từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ và một số các quốc gia Đông Nam Á
Nơi sống:Được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới
Tuổi thọ:Cây sống lâu năm
Thời gian nở hoa:Hoa nở quanh năm
Màu sắc của hoa:Màu trắng hoặc trắng xanh
Cây lan y
Cây lan ý có hoa nở quanh năm. Hoa có màu trắng hoặc trắng xanh

II. Đặc điểm của cây

1. Đặc điểm hình thái của cây lan ý

  • Hình dáng bên ngoài: Lan ý thuộc loài cây thân thảo, mọc thành từng bụi sát với nhau, lan ra nhanh.
  • Kích thước: Chiều cao trung bình của cây khoảng 40cm đến 1m.
  • Lá: Lá của cây lan ý có hình bầu dục, nhọn ở phần đầu, to, bề mặt của lá hơi nổi gân, màu xanh đậm bóng mướt quanh năm, không có lông. Cuống lá mọc từ gốc, mảnh mai nhưng vươn cao, có chiều dài khoảng 12 – 65 cm, màu xanh đậm giống với màu của lá.
  • Hoa: Cuống hoa lan ý dài, màu xanh nhạt hoặc màu trắng xanh, mọc vươn cao. Phần đầu cuống là hoa tự mọc thành hình trụ màu trắng, bao bọc bên ngoài là phần mo hoa màu trắng, ôm sát lấy hoa, giống như vỏ sò. Hoa của cây lan ý rất lâu tàn, khoảng 3 – 4 tháng.

2. Đặc tính của cây lan ý

  • Cây lan ý sinh trưởng rất nhanh, cây có thể sống được trong nhiều môi trường khác nhau. Trong môi trường có ánh sáng nhẹ hay thiếu ánh sáng cây đều có thể phát triển tốt.
  • Có thể trồng cây bằng đất hoặc trồng theo phương pháp thủy sinh đều được.
  • Nhiệt độ phù hợp để cây phát triển khoảng từ 27°C đến 30°C.

III. Tác dụng và ý nghĩa

1. Ý nghĩa trong phong thủy

Do màu trắng tinh khôi, trong sáng của hoa mà cây lan ý còn có tên gọi khác là cây bạch môn, huệ hòa bình,… Đến đây có có thể thấy rõ ý nghĩa to lớn của cây hoa lan ý về mặt phong thủy.

Thứ nhất, cây tượng trưng cho niềm vui tươi, hạnh phúc. Vì vậy, khi bạn sở hữu một cây lan ý trong nhà thì nó sẽ đem lại niềm vui, tình yêu thương trong ngôi nhà của bạn.

Thứ hai cây lan ý còn có tác dụng cân bằng trường khí điều hòa giúp không gian xung quanh trở nên hài hòa, thanh cao, yên tĩnh.

Không những vậy, theo một số chuyên gia phong thủy, ta có thể thấy ý nghĩa thứ ba của cây lan ý đó là chúng sẽ giúp cho gia chủ suôn sẻ, khởi sắc trong mọi công việc trong gia đình cũng như sự nghiệp của bản thân.

Đặc biệt hơn, cây hoa lan ý đặc biệt hợp với những người thuộc mệnh Kim hoặc mệnh Thủy bởi màu sắc của hoa. Những người thuộc hai mệnh này thường sẽ gặp may mắn, tài lộc nếu như sở hữu một cây lan ý ở trong nhà.

2. Tác dụng của cây lan ý

Cây lan ý có lá màu xanh đậm góp phần cung cấp oxi trong nhà cũng như cân bằng độ ẩm. Không chỉ có vậy, chúng còn giúp điều hòa không khí, tiêu diệt các tế bào nấm mốc có hạt trong ngôi nhà của bạn.

NASA đã nghiên cứu và đưa ra kết quả, cây lan ý là một trong những loài cây lọc không khí rất tốt, chúng có thể hấp thụ các chất độc hại như benzen, formaldehyde, carbon monoxide,…Đây là những chất độc hại được sinh ra từ việc đốt cháy hay từ nước rửa móng tay, nước lau kính,…là nguyên nhân gây nên các bệnh về đường hô hấp, ung thư.

Trong cuộc sống xung quanh, chúng ta phải đối mặt các tia bức xạ từ mặt trời cũng như từ các thiết bị điện tử. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người. Một lần nữa, các nhà khoa học đã chứng minh rằng cây lan ý sẽ giúp cân bằng các tia điện tử xuất phát từ tivi, máy tính,…

Đối với những gia đình có bệnh nhân mắc bệnh ung thư, phải trải qua quá trình điều trị bức xạ hay những người mệt mỏi, stress, mất ngủ cũng nên sở hữu một cây lan ý trong phòng.

Tìm hiểu về cây lan ý
Cây lan ý góp phần cung cấp oxi trong nhà cũng như cân bằng độ ẩm

IV. Cách trồng và chăm sóc

Là một trong những loài cây có thể thích ứng được trong nhiều môi trường khác nhau, cây lan ý có thể được đặt ở nhiều nơi như ở cửa sổ, ban công, hay có thể đặt ở trong nhà hoặc trong văn phòng làm việc.

  • Đất trồng: Cây có thể phát triển tốt khi được trồng bằng đất thịt hay đất mùn nhưng nên cho thêm trấu để thoát nước tốt, tránh trường hợp rễ cây bị úng nước. Ngoài ra cây còn được trồng theo phương pháp thủy sinh để đặt trên bàn uống nước trong phòng khách hoặc trên bàn làm việc.
  • Bón phân: Thỉnh thoảng ta có thể bón phân hữu cơ để cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Ánh sáng: Tuy rằng cây có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng tự nhiên nhưng thỉnh thoảng ta nên đặt cây ở cửa sổ hoặc ban công để có ánh nắng nhẹ tạt vào sẽ khiến cây phát triển tốt, lá xanh và nhiều hoa hơn.
  • Tưới nước: Đối với cây lan ý, bạn không cần tưới quá nhiều nước, chỉ cần tưới một lần một tuần là đủ.
  • Sâu bệnh: Nếu như ta để cây ở trong môi trường quá ẩm ướt thì cây rất dễ bị ve, bọ trĩ,… tấn công. Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, ta nên nhanh chóng cắt bỏ để tránh lây lan sang lá và hoa khác. Sau đó đem cây ra ngoài trời, đặt dưới bóng râm của cây khác để cây hồi phục lại.
  • Nhân giống: Ta có hai cách để nhân giống cây lan ý đó là gieo bằng hạt hoặc tách cây con để trồng. Thời điểm nhân giống phù hợp và tốt nhất là vào mùa xuân để cây cho hoa đẹp vào dịp cuối năm.

Chú ý: Không nên đặt cây ở những nơi có ánh nắng trực tiếp, vì cây có thể bị héo nhanh chóng. Thay vào đó nên chọn những nơi có bóng râm hoặc trong nhà, văn phòng để đặt cây. Không những vậy, đây là cây phong thủy nên người trồng cần lưu ý chăm sóc tốt cho cây để xanh tốt tránh héo và chết cây để không bị hao hụt về tiền tài, may mắn của bản thân.

5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Hoa Lan ý ý Nghĩa