Những điều Cần Biết Về đột Quỵ Não

Video

Xem thêm tin
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Thông tin y học Những điều cần biết về đột quỵ não 03:14 PM 26/08/2015 Đại cương “Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất đột ngột cấp tính các chức năng của não (thường khu trú), tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Các triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương chi phối, không do nguyên nhân chấn thương”. Đột quỵ thường được xác định là một trong hai dạng sau: • Đột quỵ thiếu máu não (nguyên nhân do tắc nghẽn một động mạch) • Đột quỵ chảy máu não (nguyên nhân do rách thành động mạch gây ra máu chảy vào trong nhu mô não hay não thất, khoang dưới nhện xung quanh não – chảy máu màng não). Sau khi đột quỵ sẽ gây ảnh hưởng đến các vùng chức năng có liên quan, và độ nặng phụ thuộc vào vị trí mạch máu bị tắc và độ rộng của vùng não bị tổn thương. Hệ động mạch nuôi não từ hai nguồn: Hệ động mạch cảnh phía trước và hệ động mạch đốt sống thân nền ở phía sau.

Đột quỵ thiếu máu não Đột quỵ thiếu máu não là dạng thường gặp nhất, chiếm 75 - 85% tất cả các trường hợp đột quỵ. Sinh lý bệnh học của thiếu máu não cục bộ Thiếu máu não cục bộ là quá trình bệnh lý, trong đó động mạch não bị hẹp hoặc bị tắc, lưu lượng tuần hoàn tại vùng não do động mạch đó phân bố giảm trầm trọng gây hoại tử, rối loạn chức năng, biểu hiện các hộ chứng và triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não bị tổn thương. Hai cơ chế cơ bản tham gia vào quá trình gây thiếu máu não đó là cơ chế nghẽn mạch (thường do huyết khối, cục tắc) và cơ chế huyết động học. Cơ chế nghẽn mạch Cơ chế cục tắc huyết khối: Quá trình tắc mạch xảy ra là cơ chế của tai biến thiếu máu não cấp. Các cục tắc có thể xuất phát từ tim ở bệnh nhân rung nhĩ hay nhồi máu cơ tim, hoặc bất thường van tim, mặt khác cục tắc cũng có thể xuất phát từ những mảng vữa xơ của động mạch cảnh vùng cổ hoặc từ quai động mạch chủ. Các cục tắc từ động mạch đến động mạch được hình thành từ những mảng vữa xơ có đặc điểm là sự kết dính của tiểu cầu với fibrin. Các cục tắc từ tim đến động mạch thường cấu tạo phần lớn là tiểu cầu hoặc fibrin độc lập. Đôi khi cục tắc có thể từ một mảnh u nhầy, mảnh can xi hoá, mỡ hoặc khí. Thông thường các cục tắc theo hướng dòng chảy tới các mạch ngoại vi ở xa, đường kính nhỏ hơn gây tắc như động mạch não giữa, hiếm hơn là động mạch não trước. Trong trường hợp tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ, cơ chế huyết khối tắc mạch có thể xảy ra mà cục tắc từ mảng vữa xơ ở động mạch cảnh ngoài hoặc động mạch cảnh chung qua động mạch mắt gây tắc động mạch não giữa. Quá trình huyết khối xảy ra ở những mạch có đường kính lớn ở ngoài sọ hoặc trong sọ thường kết hợp với những bất thường của thành động mạch, nơi đó thúc đẩy hình thành những mảng vữa xơ trong thành động mạch làm hẹp đường kính lòng mạch. Kiểu tổn thương này thường ở chỗ phân chia động mạch cảnh cũng như gốc các ngành lớn của động mạch não trong sọ và các động mạch đường kính 50 - 400 micrometre. Đây chính là nguyên nhân gây huyết khối hoặc cục tắc xa tạo những tổn thương lỗ khuyết. Cơ chế khác gây nghẽn mạch Bệnh học động mạch của tổn thương tăng huyết áp kiểu thoái hoá mỡ kính (lipohyalinose), có thể là nguyên nhân gây nhồi máu não lỗ khuyết. Thường xảy ra ở các động mạch đường kính 50 microgram thì có nguy cơ đột quỵ thiếu máu não cao hơn liều thấp. Cơ chế do rối loạn đông máu, tăng kết dính tiểu cầu và hoạt hoá enzym chuyển đổi prothrombin, gây rối loạn tổng hợp prostacyclines và viêm nội mạc các mạch máu đường kính nhỏ và vừa - Migraine: Các nghiên cứu chỉ ra migraine và đau đầu nhiều có thể là một yếu tố nguy cơ đột quỵ cho cả nam và nữ, đặc biệt xảy ra trước 50 tuổi. Khoảng 2-3% đột quỵ thiếu máu não xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử đau đầu migraine. Tuy nhiên, ở bệnh nhân dưới 45 tuổi tỉ lệ khoảng 15% cho tất cả đột quỵ (và 30-60% đột quỵ ở phụ nữ trẻ) có kèm với tiền sử migraine, đặc biệt là migraine có tiền triệu. Ở phụ nữ trẻ có migraine, những yếu tố nguy cơ khác (như tăng huyết áp, hút thuốc, và dùng thuốc ngừa thai chứa estrogen) có thể tăng nguy cơ đột quỵ. - Bệnh tế bào Sickle: Những người bệnh tế bào sickle thì tăng nguy cơ đột quỵ ở tuổi trẻ. - Thai kỳ: Thai kỳ có nguy cơ rất ít cho đột quỵ, hầu hết ở những phụ nữ có tăng huyết áp. Nguy cơ tăng cao ở giai đoạn hậu sản, có lẽ do thay đổi đột ngột tuần hoàn và nồng độ hormon. - Trầm cảm: Một vài nghiên cứu cho thấy trầm cảm có thể tăng nguy cơ đột quỵ. - Các thuốc kháng viêm nonsteroid (NSAIDS): như iburofen và diclofenac có thể tăng nguy cơ đột quỵ của đột quỵ, đặc biệt ở những bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ đột quỵ khác. Tiên lượng Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba sau bệnh tim và ung thư nhưng là nguyên nhân hang đầu tàn phế trong các bệnh thần kinh. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong đang giảm. Hơn 75% bệnh nhân sống sót trong năm đầu sau đột quỵ đầu tiên, và hơn một nửa sống sót sau 5 năm. Độ nặng của đột quỵ thiếu máu so với đột quỵ xuất huyết • Những người đột quỵ thiếu máu não có nhiều cơ hội sống sót hơn những người bị đột quỵ xuất huyết. • Tuỳ theo loại đột quỵ thiếu máu não, nguy hiểm lớn nhất là đột quỵ do lấp mạch, theo sau là đột quỵ thuyên tắc là lỗ khuyết. • Đột quỵ xuất huyết không chỉ phá huỷ tế bào não mà còn gây ra các biến chứng khác, bao gồm tăng áp lực nội sọ và co thắt mạch, cả hai đều rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy các trường hợp sống sót của đột quỵ xuất huyết có cơ hội lớn hơn trong việc hồi phục chức năng so với các trường hợp sống sót của đột quỵ nhồi máu. Các biến chứng lâu dài và sự tàn tật • Nhiều bệnh nhân để lại sự yếu liệt cơ thể và thường kèm theo đau và co cứng. • Phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng và cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào, những suy yếu này có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại, đứng lên từ ghế, tự ăn uống, đến viết hay dùng máy vi tính, lái xe, và nhiều hoạt động khác. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sống sót Nhiều bệnh nhân đột quỵ sống sót hồi phục chức năng hoàn toàn sau đột quỵ, tuy nhiên 25% để lại tàn tật ít và 40% tàn tật từ trung bình đến nặng. Những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não có điểm NIHSS dưới 10 có kết cục thuận lợi sau 1 năm, trong khi chỉ 4-16% bệnh nhân có kết cục tốt nếu điểm lớn hơn 20. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tái phát Nguy cơ đột quỵ tái phát cao nhất ở những tuần và tháng đầu tiên sau đột quỵ lần đầu. Tuy nhiên khoảng 25% bệnh nhân đột quỵ lần đầu sẽ có đột quỵ tái phát trong vòng 5 năm. Những yếu tố nguy cơ tái phát bao gồm: • Lớn tuổi • Có bằng chứng tắc động mạch (có tiền sử về bệnh động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ thiếu máu não, hay TIA) • Đột quỵ xuất huyết hay do lấp mạch • Đái tháo đường • Nghiện rượu • Bệnh van tim • Rung nhĩ Các dấu hiệu của đột quỵ não Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và unng thư và nguyên nhân hàng đầu để lại di chứng tàn tật. Chẩn đoán và điều trị sớm đột quỵ não là vấn đề rất quan trọng, nó góp phần giảm thiểu tử vong và tàn tật. Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ khuyên tất cả mọi người học cách nhận ra những dấu hiệu sau đây của đột quỵ: • Đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể • Đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói • Đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên • Đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác • Đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân F.A.S.T Chữ viết tắt FAST là một cách để nhớ những dấu hiệu của đột quỵ và những điều nên làm nếu bạn nghĩ đột quỵ đã xảy ra (quan trọng nhất là để gọi 115 để hỗ trợ cấp cứu ngay lập tức). FAST có nghĩa là: (F)ACE (mặt) • Yêu cầu bệnh nhân cười • Kiểm tra để phát hiện nếu một bên mặt rũ xuống (A)RMS (tay) • Yêu cầu bệnh nhân đưa cả hai tay lên • Kiểm tra để phát hiện nếu một tay rơi xuống (S)PEECH (nói chuyện) • Yêu cầu bệnh nhân lặp lại một câu đơn giản • Kiểm tra để phát hiện nếu nói những từ không trôi chảy và kiểm ta sự lặp lại chính xác câu (T)IME (thời gian) CHÚ Ý: Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào của các triệu chứng trên, Bạn nên đưa đến bệnh viện nhanh nhất nếu có thể. Hãy gọi cấp cứu 115. Trung tâm Đột quỵ não Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Nghiên cứu ngẫu nhiên giai đoạn 3 điều trị ung thư tụy tại chỗ tiến xa hoặc di căn bằng gemcitabine cộng S-1, S-1 đơn trị, hoặc gemcitabine đơn trị ở nhật bản và đài loan: Thử nghiệm GEST

    Nghiên cứu ngẫu nhiên giai đoạn 3 điều trị ung thư tụy tại chỗ tiến xa hoặc di căn bằng gemcitabine cộng S-1, S-1 đơn trị, hoặc gemcitabine đơn trị ở nhật bản và đài loan: Thử nghiệm GEST

    10:02 06/06/2023
    Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 so sánh S-1 và UFT trong điều trị bổ trợ cho ung thư trực tràng giai đoạn II/III (JFMC35: ACTS-RC)

    Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 so sánh S-1 và UFT trong điều trị bổ trợ cho ung thư trực tràng giai đoạn II/III (JFMC35: ACTS-RC)

    11:20 26/05/2023
    Điều trị ung thư máu: Một số thông tin cho bệnh nhân và gia đình phần 1

    Điều trị ung thư máu: Một số thông tin cho bệnh nhân và gia đình phần 1

    15:21 20/04/2023
    Điều trị bổ trợ S-1 cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn III: Nghiên cứu ngẫu nhiên giai đoạn III (thử nghiệm ACTS-CC)

    Điều trị bổ trợ S-1 cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn III: Nghiên cứu ngẫu nhiên giai đoạn III (thử nghiệm ACTS-CC)

    09:38 31/03/2023

Từ khóa » Các Biến Chứng Của đột Quỵ Não