NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế bởi hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân,tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản, không được phép phát hành chứng khoán… 1. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể: • Không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tuy nhiên nếu chủ hộ vẫn có thể tự khắc con dấu hình chữ nhật, có tên hộ kinh doanh và địa chỉ hộ kinh doanh, mã số thuế (nếu cần). • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình • Hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm • Được phép sử dụng không quá 10 lao động Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể: • Tránh được các thủ tục rườm rà • Không phải khai thuế hằng tháng • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản • Quy mô gọn nhẹ • Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ • Được áp dụng chế độ thuế khoán Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể • Không được bảo vệ thương hiệu, • Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn VAT. • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở các đơn vị phụ thuộc • Sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu . • Không có tư cách pháp nhân • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh • Tính chất hoạt động kinh doanh manh mún • Ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

2. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể • Cá nhân là công dân Việt Nam có thể đăng ký kinh doanh hội kinh doanh cá thể khi đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. • Một nhóm người hoặc một hộ gia đình cũng có thể đăng ký kinh doanh loại hình doanh nghiệp hộ kinh doanh. • Có trụ sở kinh doanh, vốn kinh doanh, đáp ứng điều kiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và có CMND hoặc hộ chiếu theo quy định. Quy định về việc đặt tên Hộ kinh doanh • Tên hộ kinh doanh phải gồm hai thành tố: Thành tố thứ nhất là loại hình doanh nghiệp “hộ kinh doanh”; Thành tố thứ hai là tên riêng của hộ kinh doanh. • Tên riêng hộ kinh doanh phải bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu và phải phát âm được. Không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. • Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong cùng phạm vi huyện nơi bạn dự định đặt địa điểm kinh doanh. Do đó, bạn cần kiểm tra tên đã đăng ký của tất cả các hộ kinh doanh đang hoạt động trong huyện mình trước khi đặt tên. Nếu tên bạn đinh đặt cho hộ kinh doanh của mình trùng với một tên hộ kinh doanh đã đăng ký, giấy xin đăng ký kinh doanh của bạn sẽ không được chấp nhận.

3. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể bao gồm các tài liệu sau: • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh • Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập); chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình (trường hợp kinh doanh ngành nghề cần chứng chỉ hành nghệ); Bản sao hợp lệ văn bản xác định vốn pháp định (trường hợp ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định). • Giấy đăng ký thuế mẫu 03 của chi cục thuế ( Quyết định của UB về chế độ liên thông một cửa và trách nhiệm giải quyết hồ sơ hành chính đăng ký hộ kinh doanh và cấp giấy Chứng nhận đăng ký thuê trên địa bàn quận).

4. Chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp Căn cứ theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh quy định về số lượng lao động đối với hộ kinh doanh thì: “Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.” Như vậy, trong trường hợp hộ kinh doanh cá thể muốn mở rộng quy mô hộ kinh doanh và thuê thêm lao động, với số lượng người lao động trên 10 người thì cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Đối với hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, hiện tại chưa có quy định nào của pháp luật quy định thủ tục chuyển đổi trực tiếp từ hộ kinh doanh lên công ty, do đó hộ kinh doanh cá thể cần phải thông qua thủ tục giải thể hộ kinh doanh đó, sau đó thành lập công ty mới, có thể là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Hộ kinh doanh cần thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ về thuế sau đó mới tiến hành giải thể hộ kinh doanh. Về phần tài sản của hộ kinh doanh, bao gồm cơ sở vật chất và lao động, có thể chuyển nhượng lại cho công ty mới. Như vậy, cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động không có gì thay đổi so với hình thức đang kinh doanh, chỉ có tư cách pháp lý của doanh nghiệp thay đổi. Về thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể cần tiến hành như sau: Thủ tục với cơ quan thuế: Hộ kinh doanh chấm dứt việc kinh doanh cần phải hoàn thiện các thủ tục nhất định, bao gồm các thủ tục liên quan đến cơ quan thuế. Sau đó hộ kinh doanh cần có Giấy xác nhận hoàn thành các nghĩa vụ thuế. Thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện: Hộ kinh doanh thực hiện giải thể cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp quận/ huyện. Hồ sơ cụ thể bao gồm: – Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh được gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện; – Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; – Xác nhận thanh toán đầy đủ tất cả các khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuế và nghĩa vụ tài chính) của Chi cục Thuế. Sau khi có giấy chứng nhận về việc xác nhận giải thể hộ kinh doanh của Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp. Hộ kinh doanh chính thức chấm dứt việc hoạt động theo quy định.

Trên đây là những tư vấn của Công ty TNHH MTV Vũ Như Hảo và Cộng sự về vấn đề hộ kinh doanh cá thể. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ chúng tôi qua e-mail hoặc điện thoại 0914086292 để được tư vấn miễn phí.

Từ khóa » Chủ Hộ Kinh Doanh Cá Thể Gọi Là Gì