Những điều Cần Biết Về Hội Chứng Buồng Trứng đa Nang (PCOS)
Có thể bạn quan tâm
1. DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN CÓ NGUY CƠ BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
a. Rối loạn kinh nguyệt
Ở những người phụ nữ thường rối loạn kinh nguyệt thường có sự gia tăng bất thường về nồng độ testosterone và LH, làm gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn. Nang noãn không phát triển hoàn chỉnh được dẫn tới xuất hiện những nang nhỏ, trứng không thể phát triển trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như vô kinh, kinh không đều, khi nhiều khi ít... Rối loạn kinh nguyệt được xem là một trong những tiêu chuẩn chính để chẩn đoán tình trạng buồng trứng đa nang (BTĐN). Đối với phụ nữ sau khi qua tuổi dậy thì, thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ đi vào ổn định. Tuy nhiên, khi chu kỳ kinh thường xuyên thay đổi bất thường, ngắn dưới 25 ngày hoặc dài trên 35 ngày, đặc biệt là khi chu kỳ kinh dài và ra máu ít, có khả năng là do tình trạng buồng trứng đa nang. Những phụ nữ này sẽ có lượng hormone nam cao bất thường, từ đó gây ra những bất thường trong chu kỳ rụng trứng, dẫn đến khó thụ thai hoặc vô sinh.
b. Rậm lông, mọc mụn
- Rậm lông ở nữ giới là dấu hiệu điển hình của tình trạng buồng trứng đa nang
- Tích tụ nhiều hormone nam trong cơ thể sẽ kích thích việc mọc lông, gây rậm lông ở một số vị trí như ria mép, ngực, bụng, tay, chân,…
- Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ dẫn đến một số thay đổi trên làn da: có thể là da trở nên nhiều dầu hơn, dễ mọc mụn,...
- Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, khi nhận thấy hoặc nghi ngờ những dấu hiệu buồng trứng đa nang nêu trên, chị em phụ nữ nên chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Điều trị ở những trường hợp này thường chỉ là điều trị triệu chứng
- Nếu hội chứng buồng trứng đa nang là do tình trạng béo phì thừa cân thì khi đó bác sĩ sẽ kê thuốc để điều chỉnh nồng độ insulin cho bạn, đồng thời phải kết hợp với việc kiểm soát cân nặng.
- Thông thường để điều hòa kinh nguyệt, bạn sẽ được kê toa thuốc tránh thai. Thuốc sẽ giúp tái lập lại trạng thái bình thường của hệ thống nội tiết, vòng kinh của bạn sẽ đều hơn, tuy nhiên lúc này không có sự rụng trứng bởi thuốc có tác dụng ức chế trứng chín và rụng, Khi dùng thuốc, niêm mạc sẽ mỏng đi để trứng không thể làm tổ được. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc tránh thai để điều hòa kinh nguyệt bởi như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình phóng noãn, rụng trứng cũng như khả năng sinh sản sau này.
- Các bé gái ở độ tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên, nếu kinh nguyệt không đều thì không nên quá lo lắng bởi đây là vấn đề bình thường, có thể tự cải thiện, và không cần thiết phải can thiệp.
- Khi dùng thuốc tránh thai, một số sẽ cảm thấy các tác dụng phụ như buồn nôn, nám da, tăng cân....
- Không nên sử dụng một vài loại thuốc tránh thai nhất định nếu mắc các bệnh lý như tiểu đường, gan, thận, tim mạch, ...
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Buồng Trứng đa Nang
-
Hội Chứng Buồng Trứng đa Nang – HCBTĐN (PCOS - Hosrem
-
Các Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Buồng Trứng đa Nang | Vinmec
-
Hội Chứng Buồng Trứng Đa Nang (PCOS) - Phụ Khoa Và Sản Khoa
-
Buồng Trứng đa Nang: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán Và điều Trị
-
️ 3 Tiêu Chí Chẩn đoán đa Nang Buồng Trứng
-
Cập Nhật Mới Về Chẩn đoán Và điều Trị Hội Chứng Buồng Trứng đa ...
-
Siêu âm Chẩn đoán Buồng Trứng đa Nang Là Gì? Tiêu ... - Hello Bacsi
-
Đa Nang Buồng Trứng - Bệnh Viện Hùng Vương
-
Hội Chứng Buồng Trứng đa Nang - BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC
-
Hội Chứng Buồng Trứng đa Nang (PCOS)
-
Hội Chứng Buồng Trứng đa Nang - Nguyên Nhân Quan Trọng Gây Vô ...
-
BUỒNG TRỨNG ĐA NANG - Bệnh Viện Nam Học Hiếm Muộn Việt-Bỉ
-
Phân Biệt Buồng Trứng đa Nang Và U Nang Buồng Trứng
-
Cập Nhật Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Trẻ Em: Hội Chứng Buồng Trứng ...