Những điều Cần Biết Về Hormone FSH. - Xét Nghiệm Dr.Labo

ĐẶT DỊCH VỤ Chọn dịch vụ xét nghiệm từ Dr.Labo... Gửi yêu cầu tìm Dr.Labo gần bạn... App gọi thợ trên Android App gọi thợ trên iPhone đang xử lý yêu cầu của bạn Đang xử lý yêu cầu... × Địa chỉ chưa được xác định, vui lòng kiểm tra lại OK Gửi yêu cầu thành công

Mã yêu cầu Dr.Labo của bạn: #146535

Yêu cầu dịch vụ của bạn đã được chuyển đến Dr.Labo - Chúng tôi sẽ gọi điện lại cho bạn để xác nhận yêu cầu. Hãy để ý nghe điện thoại bạn nhé!

Mời bạn tải app Rada ứng dụng Rada để đặt và theo dõi các yêu cầu xét nghiệm tiếp theo từ Dr.Labo cùng các dịch vụ tiện ích dành cho gia đình khác. Tải Rada Android - Ứng dụng gọi thợ Tải Rada iOS - Ứng dụng gọi thợ × Chọn danh mục

đang nạp danh mục dịch vụ

Từ khóa tìm kiếm: Những điều cần biết về Hormone FSH.Trang chủ » Tin Tức » Mẹ bầu » Những điều cần biết về Hormone FSH. Thông tin mới
  • UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT

    Cà phê đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hươn

  • NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể dẫn đế

  • XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM? XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM?

    Xơ gan là tình trạng bệnh lý của gan không hề hiế

  • THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

    Thoái hóa võng mạc là một bệnh lý về mắt phổ biến

  • TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

    Loạn cảm họng là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng r

  • NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO

    Ung thư máu là một bệnh lý ác tính có nguy cơ tử

  • DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG? DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG?

    Dấu hiệu u não không quá cụ thể và thường đến muộ

  • Câu Hỏi Thường Gặp
  • Chưa phân loại
  • Covid19
  • Cúm
  • Dinh Dưỡng
  • Gan
  • Mẹ bầu
  • Người cao tuổi
  • Sắc đẹp
  • Sức khỏe
  • Thiết bị
  • Tin Tức
  • Trẻ em
  • Ung thư
  • Vaccine Covid-19
  • Xét nghiệm
18 Tháng Một, 2021

1. Hormone FSH là gì?

FSH (Follicle Stimulating Hormone, còn gọi là Kích noãn bào tố) là một loại hormone được giải phóng từ thùy trước tuyến yên trong não. Hormone FSH ở nữ giới có tác dụng kích thích noãn bào phát triển và đây là một phần của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường có nồng độ FSH thấp, gây ra tình trạng không rụng trứng và dẫn đến vô sinh. Hormone FSH ở nam giới có vai trò kích thích sự phát dục của ống sinh tinh và thúc đẩy sự sản sinh tinh trùng. Nếu nghi ngờ bạn mắc phải PCOS, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện định lượng FSH máu (thường kết hợp chung với các xét nghiệm hormone khác) trước khi chẩn đoán. Phụ nữ trưởng thành thường có nồng độ FSH trong máu cao hơn, điều này cho thấy sự trưởng thành của buồng trứng. Bởi vì lúc này người phụ nữ rất cần một lượng lớn hormone cần thiết cho sự phát triển buồng trứng và kích thích noãn bào. Như vậy, định lượng FSH là gì và có ý nghĩa như thế nào?

2. Định lượng FSH ở nữ trong chu kỳ kinh nguyệt

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của bạn, nồng độ FSH sẽ không ổn định mà thay đổi theo nhiều mức độ khác nhau. Các bác sĩ thường kiểm tra chỉ số này bằng cách thực hiện định lượng FSH máu vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh. Đây được xem là giá trị tham chiếu cơ bản (nồng độ FSH bình thường của bạn), con số này dao động trong khoảng từ 4,7 đến 21,5 mIU/ml ở phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt. Trên thực tế, FSH chỉ là một phần của sự thay đổi rất phức tạp của các hormone trong cơ thể, bao gồm hormone luteinizing (LH), estradiol và hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). FSH kích thích sự phát triển của noãn bào chưa trưởng thành. Khi bắt đầu phát triển, noãn bào giải phóng estradiol, từ đó gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường giải phóng GnRH và LH, thúc đẩy sự rụng trứng. Trước khi rụng trứng, nồng độ FSH đạt mức cực đại, kích thích buồng trứng và gây ra rụng trứng. Khi rụng trứng đã xảy ra, lượng FSH trở lại mức cơ bản hoặc giảm nhẹ dưới nồng độ bình thường.
Lượng FSH tăng cao kích thích sự rụng trứng
Mặt khác, một số loại thuốc, như thuốc tránh thai, clomiphene (điều trị vô sinh do không rụng trứng) , digitalis (điều trị bệnh tim mạch thuộc nhóm glycosid tim) và levodopa (dùng điều trị bệnh Parkinson), có thể làm thay đổi kết quả định lượng FSH. Do đó, bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bạn ngừng sử dụng các loại thuốc đó trước khi thực hiện định lượng FSH máu. Trong trường hợp đang dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, bạn nên ngưng sử dụng và chờ ít nhất 4 tuần trước khi kiểm tra nồng độ FSH. Nói chung, nồng độ FSH liên quan mật thiết đến sự rụng trứng. Phụ nữ có lượng FSH quá thấp sẽ không thể xảy ra hiện tượng rụng trứng. Như vậy, khả năng mang thai sẽ như thế nào khi nhận được kết quả định lượng FSH ở nữ là quá thấp?

3. Hormone FSH và khả năng mang thai

Lượng FSH ở nữ quá thấp là dấu hiệu của PCOS. Phụ nữ mắc PCOS không thể rụng trứng thường xuyên và thường dẫn đến vô sinh. Lúc này, chị em rất cần sự tư vấn và can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa sản hoặc nội tiết để được hỗ trợ về khả năng mang thai vào thời điểm thích hợp. Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ thường sử dụng một dạng hormone FSH để kích thích buồng trứng sản xuất noãn bào cho việc thụ tinh nhân tạo trong tử cung (hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung để cho thụ tinh – IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (tinh trùng và trứng được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh xảy ra trong ống nghiệm). Các hormone FSH này được đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc tiêm, thường được gọi là Gonal-f, Follistim và Bravelle. Nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy lo sợ khi phải tiêm thuốc để kích thích rụng trứng. Mặc dù liệu pháp tiêm thuốc có thể khiến cho tâm lý chị em thấy không thoải mái, nhưng điều quan trọng hơn là nó giúp cho bệnh nhân PCOS lấy lại cái quyền thiêng liêng nhất của người phụ nữ, đó là quyền “làm mẹ”.

4. Định lượng FSH đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng ở nữ

Ở những phụ nữ mong muốn có con, nồng độ FSH được định lượng để kiểm tra khả năng dự trữ buồng trứng – số lượng trứng mà người phụ nữ còn lại và chất lượng của những trứng đó. Bác sĩ sẽ thực hiện lấy máu vào ngày thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt. Kết quả định lượng FSH thường có trong vòng 24 giờ tùy thuộc vào nơi xét nghiệm. Đối với phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ FSH bắt đầu có xu hướng tăng. Bởi vì vào giai đoạn này, người phụ nữ có sự giảm đáp ứng của buồng trứng đối với các nội tiết tố hướng sinh dục FSH và LH, gây ra những rối loạn trong sự trưởng thành của các noãn bào. Điều này sẽ dẫn đến việc phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng không rụng trứng, hoặc rụng trứng khó khăn, không đều, cho thấy lượng trứng còn lại giảm dần. Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài trung bình 4 năm và kết thúc khi phụ nữ không có kinh trong vòng 12 tháng. Sau đó, thời kỳ mãn kinh bắt đầu, nồng độ FSH giai đoạn này luôn tăng cao từ 30 mIU/mL trở lên. Sự có mặt của hormone FSH trong cơ thể là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nếu chưa bao giờ thực hiện định lượng FSH thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để làm qua một lần, nhằm phát hiện các rối loạn liên quan đến tuyến yên hoặc buồng trứng, từ đó có thể lên kế hoạch điều trị kịp thời.

5. Các nguyên nhân thay đổi nồng độ FSH

. Tăng nồng độ FSH

– Chứng to đầu chi – Vô kinh nguyên phát – Tình trạng không có một hay cả hai tinh hoàn (anorchism). – Suy tuyến sinh dục (gonadal failure). – Cường năng tuyến yên. – Suy chức năng sinh dục (hypogonadism). – Khối u vùng dưới đồi. – Sau cắt tử cung. – Hội chứng Klinefelter. – Mãn kinh. – Đang có kinh. – Sau cắt bỏ tinh hoàn (orehiectomy). – Suy chức năng buồng trứng. – Khối u tuyến yên. – Dậy thì sớm. – Hội chứng Stein-leventhal (hay hội chứng buồng trứng đa nang). – Suy chức năng tinh hoàn. – Hội chứng Turner.

. Giảm nồng độ FSH

– Tăng sản tuyến thượng thận (adrenal hyperplassa). – Vô kinh thứ phát – Tình trạng chán ăn do tinh thần (anorexia nervosa). – Chậm dậy thì. – Giảm hormone hướng sinh dục (hypogonadotroplnism). – Sau phẫu thuật cắt tuyến yên (hypophysectomy). – Rối loạn chức năng vùng dưới đồi. – Ung thư thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn. – Trẻ trước tuổi dậy thì. – Vô tinh trùng ở nam giới

XÉT NGHIỆM FSH Ở ĐÂU HIỆU QUẢ?

>>> Dr.labo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua SĐT : 083.7755.383 hoặc 02473088288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn. Đăng trong Mẹ bầu, Xét nghiệm | Tags: HORMONE, HORMONE FSH

Từ khóa » Chỉ Số Fsh Của Nam Giới Cao