Những điều Cần Biết Về Kích Thước ảnh & Tỉ Lệ Khung Hình Trên ...

Tối ưu hóa kích thước và tỉ lệ ảnh trên Instagram từng rất đơn giản. Vì Instagram chỉ cho phép một định hướng cho ảnh và video, tất cả những gì bạn phải làm là đưa nội dung của bạn vào Instagram, thêm một vài hashtag và nhấp vào nút ‘xuất bản’. Nhưng với việc bổ sung Instagram Stories, IGTV và Instagram Live, việc biết cách tối ưu hóa ảnh và video cho từng định dạng có thể khó khăn hơn.

Để giúp mọi thứ dễ dàng hơn, chúng tôi đã kết hợp hướng dẫn kích thước và tỉ lệ hình ảnh Instagram trong bài viết này cho bạn!

Dưới đây là một infographic tổng quát chung để bạn tham khảo, sau đó chúng ta sẽ đi vào chi tiết bên dưới nhé!

Hiểu về kích thước ảnh trên Instagram & tỉ lệ khung hình

Khi chia sẻ ảnh và video trên Instagram, có hai điều chính cần lưu ý: tỷ lệ khung hìnhkích thước.

Tỉ lệ khung

Tỷ lệ khung hình liên quan đến chiều rộng so với chiều cao của hình ảnh. Nó được biểu thị theo tỷ lệ, như 4: 5 hoặc 9:16, trong đó chữ số đầu tiên biểu thị chiều rộng và chữ số thứ hai biểu thị chiều cao.

Kích thước ảnh

Kích thước thường là đề cập đến số pixel tạo nên chiều rộng và chiều cao ảnh hoặc video của bạn. Giống như tỷ lệ khung hình, kích thước được thể hiện bằng hai số, chiều thứ nhất biểu thị chiều rộng và chiều thứ hai biểu thị chiều cao. Nói chung, Instagram hỗ trợ ảnh và video có chiều rộng từ 320px đến 1080px.

Điều này có nghĩa là nếu ảnh hoặc video của bạn nhỏ hơn 320px, Instagram sẽ phóng to nó lên chiều rộng 320px. Và nếu nó rộng hơn 1080px, Instagram sẽ giảm kích thước xuống chiều rộng 1080px.

Điều này không hẳn là tất cả.

Khi bạn chia sẻ ảnh hoặc video trên Instagram, ứng dụng thật sự lưu trữ nhiều kích cỡ của ảnh hoặc video đó. Và hình ảnh được hiển thị trên Instagram (cả ứng dụng và web) thường sẽ nhỏ hơn nhiều so với ảnh gốc mà bạn đã tải lên.

Vì vậy, ngay cả khi bạn tải lên một bức ảnh có chiều rộng 1080px, hình ảnh được hiển thị trên Instagram sẽ được nén ở kích thước nhỏ hơn (thường nhỏ hơn từ 1,81 đến 2,24 lần).

Dưới đây là một ví dụ từ Instagram của Later.

Gần đây chúng tôi đã chia sẻ một bức ảnh chân dung lên Instagram với chiều rộng 1080px và chiều cao 1080px. Tuy nhiên, hình ảnh xuất hiện trên Instagram đã được nén thành 598.02px x 598.02px.

Vậy nếu Instagram tự động nén ảnh và video của bạn, kích thước hình ảnh còn quan trọng không?

Chắc chắn là còn! Mặc dù Instagram nén ảnh và video nhưng sẽ luôn tốt hơn nếu bạn chia sẻ ở độ phân giải tối ưu. Bằng cách đó, khi Instagram nén ảnh bạn đăng lên, nó không thật sự ảnh hưởng đến chất lượng.

Lưu ý: Điều này không có nghĩa là bạn nên đăng ảnh với độ phân giải cực cao, như 5400px x 5400px. Làm như vậy sẽ thực sự ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh của bạn theo cách tiêu cực!

Cũng rất quan trọng để đảm bảo rằng ảnh và video của bạn nằm trong các nguyên tắc tỷ lệ khung hình của Instagram. Nếu không, chúng sẽ được cắt để phù hợp với tỷ lệ được hỗ trợ – điều này có thể khiến một phần hình ảnh của bạn bị mất.

Giờ thì ta đã biết những điều cơ bản, hãy đến với việc làm thế nào để có được tỷ lệ và kích thước khung hình tốt nhất cho tất cả nội dung của bạn trên Instagram!

Kích thước trên Instagram #1: Bài đăng trên trang chính

Ảnh vuông

Mặc dù Instagram chuyển sang ảnh ngang và dọc, hình vuông vẫn tiếp tục là lựa chọn phổ biến trên Instagram – đặc biệt là khi phần lưới ảnh trên Instagram cắt nội dung theo tỷ lệ 1:1.

Vậy làm thế nào để bạn tối ưu hóa cho ảnh vuông?

Trước hết, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng ảnh của bạn có tỷ lệ khung hình là 1: 1. Nếu không, các phần của ảnh của bạn có thể bị cắt.

Chúng tôi cũng khuyên bạn nên tạo ảnh vuông có kích thước 1080px x 1080px. Theo cách đó, khi Instagram nén tệp, phiên bản hiển thị trên Instagram phải ở gần 600px x 600px.

Hình ảnh ngang có thể là một chút khó khăn. Mặc dù Instagram đề xuất tỷ lệ khung hình là 1,91: 1, nhưng bạn thực sự có thể đi xa tới 16: 9.

Trong mọi trường hợp, chúng tôi khuyên bạn nên tạo chiều cao cho ảnh ngang của mình ít nhất là 1080px. Bằng cách đó, khi Instagram nén tệp, chất lượng sẽ vẫn khá cao.

Ảnh dọc trên Instagram (Chân dung)

Nói chung, ảnh dọc của bạn nên có tỷ lệ khung hình 4: 5. Bất cứ ảnh nào dài hơn (như 4: 6 hoặc 4: 7), Instagram sẽ cắt xén nội dung của bạn.

Đối với kích thước, chúng tôi khuyên bạn nên đi với 1080px x 1350px. Bằng cách đó, khi Instagram nén ảnh, nó sẽ được hiển thị ở khoảng 480px x 600px.

Kích thước trên Instagram #2: Các bài đăng video

Video vuông

Chúng nên có tỷ lệ khung hình là 1: 1 và tốt nhất là đi với kích thước càng gần 1080px x 1080px càng tốt.

Video ngang (Phong cảnh)

Video ngang có thể có tỷ lệ khung hình giữa 1,91: 1 và 16: 9. Tuy nhiên, thường ta dễ quay phim với tỉ lệ 16: 9 hơn 1,91: 1 (bạn chỉ cần quay theo chiều ngang trên iPhone hoặc máy ảnh của mình), chúng tôi khuyên bạn nên dùng tỷ lệ khung hình 16: 9 cho video ngang của bạn.

Về kích thước, khi tỉ lệ là 16.9 thì video của bạn nên ở kích thước trong khoảng 1080px x 607px.

Video dọc (Chân dung)

Các video dọc của Instagram có thể đạt tỷ lệ khung hình tối đa là 4: 5, nếu không chúng sẽ bị cắt. Về kích thước, nó tốt nhất là gần với 1080px x 1350px càng tốt.

Lấy ví dụ trên từ @complex. Video gốc có kích thước 1080px x 1350px, nhưng phiên bản hiển thị trên Instagram đã được nén thành 478px x 597px.

Kích thước trên Instagram #3: Các bài đăng xoay vòng (Carousel Posts)

Các bài đăng xoay vòng trên Instagram có thể ở dạng vuông, ngang hoặc dọc – và có thể bao gồm cả ảnh và video.

Tuy nhiên, sau khi bạn chọn ảnh hoặc video đầu tiên, tất cả các ảnh hoặc video sau bạn chọn sẽ được cắt theo cùng tỷ lệ khung hình.

Vì vậy, nếu ảnh đầu tiên bạn chọn là hình vuông (như ví dụ ở trên), tất cả nội dung sau đây của bạn sẽ được cắt thành định dạng 1: 1.

Kích thước trên Instagram #4: Instagram Stories

Instagram Stories có một chút khác biệt so với các bài đăng ảnh và video. Trong khi các bài đăng ảnh và video có tỷ lệ và kích thước quy chuẩn khá nghiêm ngặt, thì Instagram Stories lại ‘dễ thở’ hơn.

Trên thực tế, bạn có thể chia sẻ khá nhiều thứ trên Instagram Stories miễn là nó có tỷ lệ khung hình tối thiểu là 1,91:1 tỷ lệ khung hình tối đa là 9:16.

Vậy thì kích thước hình ảnh nào tốt nhất cho IG stories?

Bởi vì hầu hết mọi người thích câu chuyện của họ chiếm toàn bộ màn hình (không có viền bo), chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng tỷ lệ khung hình là 9:16 với kích thước 1080px x 1920px.

Kích thước trên Instagram #5: IGTV Videos

Trong trường hợp bạn chưa biết thì IGTV không còn chỉ dành riêng cho video dọc – điều mà ứng dụng này làm lần đầu tiên ra mắt vào năm 2018.

Giờ đây, bạn có thể tải lên video dọcvớitỷ lệ khung hình là 9:16 hoặc video ngang với tỷ lệ khung hình 16:9.

Điều đó có nghĩa là kích thước của video IGTV của bạn phải nằm trong khoảng 1080px x 1920px (đối với tỷ lệ khung hình 9:16) và 1920px x 1080px (đối với tỷ lệ khung hình 16: 9).

Một điều khác cần ghi nhớ là kích thước và tỷ lệ khung hình của ảnh bìa IGTV của bạn.Ảnh bìa (cover photo) là những gì sẽ hiển thị trên trang kênh của bạn và trong các danh mục IGTV, vì vậy sẽ tốt hơn nếu bạn có được kích thước phù hợp.

Instagram khuyến nghị tỷ lệ khung hình là 1: 1,55kích thước 420px x 654px.

Và nếu bạn có kế hoạch chia sẻ bản xem trước IGTV của mình trên trang chính Instagram của mình (một cách tuyệt vời để có được nhiều lượt xem hơn!) thì điều quan trọng là xem xét ảnh bìa của bạn sẽ trông như thế nào trên trang feed của Instagram (được cắt thành 4: 5) và trong Lưới hồ sơ Instagram (cắt thành 1: 1).

Để an toàn, tốt nhất là giữ bất kỳ đồ họa tiêu đề nào trong ô vuông ở giữa của ảnh bìa, giống như cách trang @glowrecipe đã làm. Điều này sẽ đảm bảo nội dung IGTV trông giống như trang lưới IG của bạn:

Và hãy nhớ rằng, bạn không thể chỉnh sửa ảnh bìa của IGTV sau khi đã đăng tải – vì vậy hãy để chú ý thêm về điều ấy!

Kích thước trên Instagram #6: Video phát trực tiếp

Các video trên Instagram Live nên được quay theo chiều dọc, vì chúng được thiết kế để phát trực tiếp từ thiết bị di động của bạn. Điều này có nghĩa là tỷ lệ khung hình sẽ luôn là toàn bộ chiều rộng và chiều cao của màn hình (thường là 9:16).

Vì bạn không thể thay đổi kích thước hoặc tỷ lệ khung hình của các video trên Instagram Live theo cách thủ công, bạn cũng không nên lo lắng về nó quá nhiều.

Giờ thì bạn đã biết thêm nhiều mẹo để tối ưu hóa ảnh, video, Instagram Stories và hơn thế nữa! Nếu vẫn còn bối rối, hãy dùng cái infographic phía trên để tham khảo dễ dàng và nhanh chóng hơn nhé.

Tác giả: Benjamin ChaconNguồn: LaterLược dịch: Lệ Lin

Chủ đề liên quan:

  • 6 thủ thuật chăm chút trang Instagram của bạn
  • Hướng dẫn tạo Design System cho thương hiệu trên các phương tiện xã hội
  • Curator – Giám tuyển nghệ thuật là ai?

Từ khóa » Chỉnh Kích Thước ảnh Instagram