Những điều Cần Biết Về Niệu Quản Và Các Bệnh Lý ở Cơ Quan Này

1. Đặc điểm cấu tạo của niệu quản

Khi chúng ta càng lớn thì niệu quản cũng dài hơn. Độ dài của niệu quản ở một người trưởng thành là từ 25 - 30 cm, đường kính trong là 2 - 3 mm, đường kính ngoài là khoảng 4 - 5 mm. Khi căng rộng, đường kính trong có thể lên tới 7 mm.

Niệu quản được cấu tạo từ 3 lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ và trong cùng là lớp niêm mạc. Bên cạnh đó, niệu quản gồm 3 đoạn: niệu quản trên, niệu quản giữa và niệu quản dưới.

2. Các bệnh lý thường gặp tại niệu quản

2.1. Sỏi niệu quản

Khi sỏi hình thành tại thận và trôi xuống niệu quản có thể sẽ bị mắc kẹt lại tại đây. Điều này gây cản trở, tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu từ thận đổ về bàng quang, dẫn tới ứ đọng nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng.

Số lượng sỏi bị tắc nghẽn thường là 1 viên nhưng đôi khi nhiều viên tạo thành một chuỗi sỏi. Sỏi niệu quản chính là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất thuộc hệ tiết niệu.

Sỏi niệu quản chính là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất thuộc hệ tiết niệu

Sỏi niệu quản chính là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất thuộc hệ tiết niệu

Giai đoạn đầu khi sỏi mới hình thành thường chưa gây ra triệu chứng rõ ràng hoặc các biến chứng nguy hiểm nên ít người để ý tới. Sang tới giai đoạn sau, sỏi niệu quản có thể gây ra những triệu chứng như:

  • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đục;

  • Đau, đặc biệt là mỗi khi đi tiểu;

  • Buồn nôn, nôn;

  • Bụng chướng, bí trung đại tiện;

  • Tiểu ra máu;

  • Nước tiểu màu đục có mủ cảnh báo đây là dấu hiệu của nhiễm trùng thận nên có thể kèm theo sốt rét run, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng thận, nguy cơ nhiễm trùng huyết hay sốc nhiễm trùng là rất cao.

Một số biến chứng khi không điều trị sớm sỏi niệu quản đó là:

  • Giãn đài bể thận;

  • Suy thận mạn;

  • Suy thận cấp;

  • Viêm đường tiết niệu.

2.2. Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang thường tròn và ít khi xù xì, góc cạnh. Chúng được tạo thành khi các khoáng chất có trong nước tiểu tích tụ lại và có thể bị trôi từ niệu quản, thận hoặc từ cả 2 cơ quan này xuống bàng quang. Tỷ lệ nam giới bị sỏi bàng quang thường nhiều hơn so với nữ.

Trường hợp sỏi nhỏ thì có thể đào thải ra ra ngoài theo đường tiểu nhưng đối với sỏi có kích thước lớn thì không thể tự đào thải được mà sẽ ở lại trong bàng quang và gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh đi kèm với những triệu chứng khác như:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần;

  • Đau bụng dưới;

  • Nam giới thường bị đau và khó chịu ở dương vật;

  • Tiểu khó hoặc dòng nước tiểu bị gián đoạn;

  • Nước tiểu sậm màu, thậm chí tiểu ra máu.

Sỏi bàng quang có thể là do sỏi từ thận hoặc niệu quản trôi tới

Sỏi bàng quang có thể là do sỏi từ thận hoặc niệu quản trôi tới

Ngay cả khi người bệnh không bộc lộ dấu hiệu rõ ràng của bệnh cũng có thể gặp các biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng đường tiểu;

  • Rối loạn chức năng bàng quang mạn tính.

2.3. Hẹp niệu quản

Là khi một hoặc cả 2 ống niệu bị tắc nghẽn khiến dòng chảy của nước tiểu bị thu hẹp. Niệu quản có tổng cộng 3 vị trí hẹp sinh lý: đoạn niệu quản đổ vào bàng quang, đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu và đoạn nối niệu quản với bể thận.

Hẹp niệu quản có khả năng chữa được nhưng phải điều trị từ sớm vì bệnh có thể chuyển biến rất nhanh từ mức độ nhẹ (gồm đau, sốt, nhiễm trùng) sang thể nặng như nhiễm trùng huyết, mất chức năng thận và cuối cùng là tử vong. Có khá nhiều trường hợp bị hẹp niệu quản nhưng vì được điều trị khỏi nên tỷ lệ gặp biến chứng nguy hiểm là rất ít.

Các dấu hiệu của hẹp niệu quản đó là:

  • Lượng nước tiểu có sự thay đổi;

  • Đau lưng;

  • Tiểu khó;

  • Nước tiểu có lẫn máu;

  • Tăng huyết áp;

  • Viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần.

3. Những lưu ý để luôn có một niệu quản khỏe mạnh

Uống nhiều nước:

  • Đây là cách đơn giản nhất giúp bù lại lượng nước mà cơ thể bị hao hụt do bài tiết qua mồ hôi và nước tiểu. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước thì gan, thận cũng phát huy được tối đa chức năng lọc bỏ độc tố, giảm thiểu hiện tượng chất độc tích tụ trong gan thận gây sỏi;

  • Bổ sung nước đúng cách là chia đều 2 lít nước uống trong vòng 24h, không nên uống dồn, uống nhanh vì như vậy sẽ khiến buồn tiểu nhiều hơn, lượng nước uống thì nhiều mà cơ thể hấp thụ lại không được bao nhiêu;

  • Uống một lượng nước vừa phải, không nên uống quá nhiều vì như vậy có thể gây phù tế bào;

  • Không nên uống cà phê, trà, hút thuốc lá vì đây là những sản phẩm khiến bạn bị mất nước.

Uống đủ nước mỗi ngày sẽ rất có lợi cho niệu quản

Uống đủ nước mỗi ngày sẽ rất có lợi cho niệu quản

Uống nước chanh:

Khi hàm lượng axit uric, oxalat và canxi gia tăng trong nước tiểu thì sẽ hình thành nên sỏi thận. Bình thường những chất này sẽ được chất citrate hoặc chất lỏng hòa tan, tuy nhiên khi đã kết thành sỏi thì sẽ không thể hòa tan được nữa.

Nước chanh sẽ giúp cân bằng lại nồng độ citrate trong nước tiểu nên sẽ giúp ngăn ngừa sỏi axit uric và sỏi oxalat canxi.

Chế độ ăn uống phù hợp:

Bạn nên cắt giảm lượng muối và oxalat trong các món ăn hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi thận. Đặc biệt không nên tiêu thụ nhiều những sản phẩm như: trà đá, soda, socola, snack,...

Ngoài ra nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đạm vì chúng có thể chuyển hóa thành axit uric trong nước tiểu, dễ tạo nên sỏi thận.

Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên:

Việc duy trì một cân nặng hợp lý không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà còn giúp ngăn ngừa những bệnh lý nghiêm trọng khác như đái tháo đường, sỏi thận, huyết áp cao, tim mạch. Ngoài ra, khi bạn chăm chỉ vận động thì sẽ kích thích hệ tuần hoàn, tránh tình trạng ùn ứ nước tiểu tạo ra sỏi bàng quang và sỏi niệu quản.

Trong trường hợp bạn cần được tư vấn chi tiết và kỹ lưỡng hơn về các vấn đề liên quan tới niệu quản hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác, bạn có thể liên hệ với chúng tôi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 ngay hôm nay. Tổng đài viên sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích liên quan tới các dịch vụ chẩn đoán, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng đang được áp dụng tại viện.

Từ khóa » Các Bệnh Lý Về Niệu Quản