Những điều Cần Biết Về Nứt Kẽ Hậu Môn ở Trẻ Em

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi. Nếu cha mẹ không biết để điều trị sớm, trẻ có thể gặp những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và đến sự phát triển toàn diện. Cùng tìm hiểu về nứt kẽ hậu môn ở trẻ em trong chia sẻ dưới đây.

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em đáng lo như thế nào?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em đáng lo như thế nào?

1. Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là gì?

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là chỉ tình trạng có một vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn của trẻ. Tuy là tổn thương nhỏ ở vùng niêm mạc nhưng lại gây bất tiện, làm trẻ đau khi đại tiện vì có thể có máu trong phân làm các bậc cha mẹ lo lắng.

2. Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ chủ yếu là do:

  • Táo bón: Cũng như với các trường hợp nứt kẽ hậu môn ở người lớn thì táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em. Khi bị táo bón, trẻ thường có xu hướng rặn khi đi vệ sinh, thói quen này sẽ gây áp lực làm tổn thương niêm mạc và hình thành các vết rách ở hậu môn.
  • Cơ địa: Một số trẻ khi sinh ra đã bị khô da bẩm sinh nên sẽ có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn cao hơn.
  • Tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy là tình trạng dễ gặp ở trẻ nhỏ, nên khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể làm tăng ma sát lên niêm mạc hậu môn và vết rách có thể xuất hiện ở khu vực này.

Ngoài các nguyên nhân chính này thì những bệnh lý như hẹp hậu môn bẩm sinh, mắc bệnh Crohn, bệnh trĩ … cũng có thể là nguyên nhân.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.

Câu hỏi của bạn cần tư vấn?

Δ

3. Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng nứt kẽ hậu môn của trẻ qua những dấu hiệu sau:

  • Trẻ quấy khóc, kêu la mỗi khi đi đại tiện.
  • Phân của trẻ cứng, có kích thước lớn, cứng và có lẫn máu.
  • Khi nhìn thấy hậu môn trẻ sưng đỏ, kiểm tra thấy có vết ở hậu môn.
  • Trẻ khó chịu vì ngứa và kích ứng vùng da quanh hậu môn.
  • Với trẻ lớn hơn chút sẽ có xu hướng nhịn đi đại tiện để tránh bị đau hậu môn.
Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn ở trẻ em
Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

4. Điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

4.1. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc có thể được sử dụng trong điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em gồm có:

  • Vaseline: Đây là loại thuốc bôi có chứa thành phần chính là dầu khoáng (Mineral oils), có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu vùng hậu môn có vết nứt. Nếu cha mẹ sử dụng vaseline đều đặn sẽ có thể giúp trẻ phục hồi vết nứt và đại tiện dễ dàng hơn.
  • Kem chứa oxit kẽm: Kem có chứa oxit kẽm có tác dụng sát trùng nhẹ và phục hồi mô da bị tổn thương. Khi sử dụng thuốc bôi lên vùng hậu môn sẽ giúp giảm mức độ vết nứt, hạn chế ngứa ngáy và đau rát cho trẻ.
  • Paracetamol: Với trường hợp nứt kẽ hậu môn ở trẻ em gây đau đớn, khiến trẻ sợ đi đại tiện, cha mẹ có thể dùng Paracetamol để giảm đau. Nhưng tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi hậu môn nhưng để an toàn cho làn da của trẻ, tránh kích ứng và còn có thể giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị tình trạng nứt kẽ hậu môn hiệu quả, cha mẹ có thể chọn loại gel bôi hậu môn có các thành phần là nghệ nano, cao diếp cá, cao trầu không, cao nhọ nồi…. Gel này có tác dụng chăm sóc da, giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong nứt kẽ hậu môn và một số trường hợp như viêm, sưng, đau, rát, mụn nhọt, rò, nứt hậu môn.

4.2. Thay đổi thói quen ăn uống

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em chủ yếu là do táo bón và tiêu chảy kéo dài nên để tránh gây áp lực lên hậu môn và hỗ trợ vết nứt phục hồi, cha mẹ nên thay đổi thói quen ăn uống của trẻ. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước (2 lít nước/ngày). Nếu trẻ còn nhỏ hoặc không thích ăn rau thì có thể xay nhuyễn rau trong cháo hoặc soup. Hoặc có thể ép rau xanh với trái cây cho trẻ uống để cung cấp nước và khoáng chất nhằm hạn chế táo bón và ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa.

Cha mẹ cũng nên chú ý hạn chế các thức ăn có thể gây táo bón và tiêu chảy như thức ăn nhanh, đồ hộp, snack, đồ ngọt, thực phẩm cay nóng, hải sản… Không nên cho trẻ uống nước ngọt có ga và các thức uống chứa đường bắp.

Cha mẹ cũng có thể chọn dùng thêm men vi sinh có chứa thành phần lợi khuẩn ProbioticsPrebiotics được chiết xuất từ kim chi bằng công nghệ lab2pro. Men vi sinh này sẽ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn và hạn chế tối đa tình trạng rối loạn tiêu hóa. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây)

Bé bị nứt kẽ hậu môn, mẹ nên làm gì?
Bé bị nứt kẽ hậu môn, mẹ nên làm gì?

4.3. Áp dụng mẹo chữa dân gian

  • Ngâm rửa với nước muối ấm: Cách làm này vừa giúp sát trùng, tiêu viêm và giảm ngứa ngáy cho vết nứt, giúp giảm tình trạng chảy máu và đau rát. Cha mẹ đun nước sôi rồi để nguội bớt, thêm 2 – 4 thìa muống rồi cho trẻ ngâm hậu môn trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Dầu dừa giúp phục hồi vết nứt hậu môn: Trong dầu dừa có một lượng lớn acid béo nên có khả năng dưỡng ẩm và làm dịu niêm mạc hậu môn. Cách làm này thích hợp với trẻ bị nứt kẽ hậu môn do da khô. Dầu dừa còn có tác dụng ức chế vi nấm và một số vi khuẩn gây nhiễm trùng. Cha mẹ rửa sạch hậu môn và lau khô bằng khăn sạch rồi thoa dầu dừa lên hậu môn và đợi dầu khô hoàn toàn
  • Xông rửa với lá kinh giới: Dùng 1 nắm lá kinh giới đã rửa sạch, đun sôi lấy nước rồi cho trẻ xông, khi nước nguội thì cho trẻ ngâm thêm 15 phút. Lá kinh giới có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả nên khi áp dụng cách này có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu và phục hồi vết nứt hậu môn ở trẻ em.

5. Cách phòng ngừa nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Để phòng ngừa nứt kẽ hậu môn cho trẻ em hay có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh cũng như mau lành thì cha mẹ nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Cho trẻ ăn nhiều chất xơ, từ 20-35 g chất xơ mỗi ngày.
  • Trẻ cần được uống đủ nước để phòng ngừa táo bón, nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn.
  • Cha mẹ nên cho trẻ vận động thường xuyên để giúp tăng nhu động ruột, máu huyết lưu thông giúp dễ đi tiêu và vết rách mau lành.
  • Dạy và hướng dẫn trẻ cách rặn khi đại tiện, tránh tạo áp lực, gây rách hoặc tạo vết nứt mới ở hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn thường không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trẻ mắc bệnh thường xuyên cáu gắt, bực dọc, mất ngủ do đau đớn. Nếu vết nứt dài và sâu, trẻ có thể gặp khó khăn khi ngồi hoặc nằm. Do đó để tránh bệnh thêm trầm trọng hay chuyển thành mãn tính, cha mẹ nên phát hiện sớm và cho trẻ điều trị kịp thời để giảm nguy cơ viêm nhiễm và rối loạn cơ thắt hậu môn ở trẻ em.

Bài viết liên quan: Nứt kẽ hậu môn sau sinh – nỗi niềm khó nói của chị em

Từ khóa » Em Bị Nứt