Những điều Cần Biết Về Phẫu Thuật Tim | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh

Phẫu thuật tim là một trong những kỹ thuật phức tạp trong điều trị bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ đột phá trong ngành phẫu thuật tim và lồng ngực tại Việt Nam đã mang đến cho nhiều người một trái tim khỏe mạnh, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Năm 1801, ca mở màng ngoài tim đầu tiên được thực hiện bởi bác sĩ Francisco Romero tại thành phố Almeria, Tây Ban Nha. Ngày 04/09/1895, ca phẫu thuật trên tim đầu tiên trên thế giới được thực hiện bởi Axel Cappelen.

Tại Việt Nam, ngày 28/02/1958, Giáo sư Tôn Thất Tùng thực hiện ca mổ tim đầu tiên trên bệnh nhân nam 30 tuổi bị hẹp van hai lá hậu thấp.

Cùng với sự phát triển của thuốc chống đông và tuần hoàn ngoài cơ thể (CEC – Circulation extra-corporelle), đến nay Việt Nam đã có trên dưới 25 trung tâm mổ tim, mỗi năm có hơn 8000 ca phẫu thuật tim được thực hiện, chủ yếu ở Hà Nội, Huế, TP.HCM.

Phẫu thuật tim mạch là gì?

Là những phẫu thuật ở tim và mạch máu lớn được thực hiện để điều trị những biến chứng của bệnh tim thiếu máu (ví dụ như bắc cầu động mạch vành); sửa chữa bệnh tim bẩm sinh; bệnh lý van tim do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm nội tâm mạc, thấp tim, xơ vữa và bao gồm cả ghép tim. (1)

Banner BVĐK Tâm Anh Quận 8 content
phau thuat tim
Phẫu thuật tim là loại phẫu thuật đỉnh cao, phức tạp, cần được thực hiện bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm với sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Các kỹ thuật mổ tim 

Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, các phẫu thuật viên thế giới đã có thể thực hiện nhiều kỹ thuật mổ tim chuyên sâu giúp xử trí những ca bệnh khó, phức tạp:

1. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG)

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG: Coronary-Artery-Bypass-Grafting) là phẫu thuật tim phổ biến nhất, phương pháp này dùng động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh của chính bệnh nhân để nối và cung cấp máu qua động mạch vành bị tắc. Động mạch hoặc tĩnh mạch được ghép sẽ bắc cầu đi qua động mạch vành bị tắc nghẽn, tạo một con đường mới cho máu chảy đến cơ tim, đảm bảo lưu lượng máu nuôi tim. CABG có thể bắc cầu nhiều động mạch vành bị tắc nghẽn trong một lần phẫu thuật.

ty le mac benh tim o nguoi tre
Tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở người trẻ đang tăng cao báo động

2. Sửa chữa hoặc thay thế van tim

Bộ máy van tim có cấu trúc gồm lá van, vòng van, dây chằng và cơ nhú. Lá van rất uyển chuyển, đóng mở nhịp nhàng theo nhịp đập của tim. Vòng van giữ van tim nằm cố định trong buồng tim. Lá van được đóng mở theo cử động của cơ tim nhờ dây chằng và cơ nhú. Mọi tác động và tổn thương ở các bộ phận này sẽ gây ra bệnh van tim. Để khắc phục vấn đề về van tim, bác sĩ sẽ phẫu thuật sửa van, thay thế bằng van nhân tạo hoặc van sinh học.

Hiện nay, phẫu thuật thay van là phương pháp điều trị truyền thống, tuy nhiên, các thủ thuật đặt ống thông có thể là một lựa chọn an toàn hơn.

>> Xem thêm: Các loại van tim nhân tạo thường được sử dụng trong phẫu thuật thay van tim

3. Cấy ghép máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim (ICD)

Loạn nhịp tim là hiện tượng tim có bất thường về phát nhịp, dẫn truyền. Loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Nếu nhịp tim bất thường, tim có thể không bơm đủ máu cho cơ thể. Thiếu máu có thể gây hại cho não, tim và các cơ quan khác. Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim đầu tiên là dùng thuốc, tuy nhiên nếu dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim cấy ghép (ICD).

ICD (Implantable Cardioverter Defibrillator) là một thiết bị nhỏ được đặt dưới ngực hoặc bụng của bệnh nhân. Thiết bị này cho phép kết nối với tim bằng dây, kiểm tra nhịp tim để phát hiện chứng loạn nhịp tim. Nếu cảm nhận được sự thay đổi của nhịp tim, ICD sẽ gửi cú sốc điện đến tim để khôi phục lại nhịp tim bình thường.

4. Thủ thuật Maze 

Một phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim khác được gọi là phẫu thuật mê cung (Maze). Đối với phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật tạo ra những con đường mới cho các tín hiệu điện của tim truyền qua. Loại phẫu thuật này được ứng dụng để ngăn chặn các tín hiệu điện đi lạc gây ra rung nhĩ, loại loạn nhịp tim nghiêm trọng phổ biến nhất.

5. Ghép tim

Ghép tim là phẫu thuật thay thế trái tim bệnh của một người bằng một trái tim khỏe mạnh từ một người hiến tặng đã qua đời. Hầu hết các ca ghép tim được thực hiện trên những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối.

Suy tim là tình trạng tim bị tổn thương hoặc yếu đi, khiến tim không thể bơm đủ máu nuôi cơ thể. “Giai đoạn cuối” là giai đoạn nghiêm trọng đến mức tất cả các phương pháp điều trị, ngoại trừ ghép tim, đều thất bại. (2)

6. Sửa chữa túi phình

Phình động mạch (Aneurysm) là hiện tượng phình bóng trong động mạch hoặc cơ tim. Hiện tượng này có thể xảy ra nếu thành động mạch yếu đi. Áp lực từ máu di chuyển qua động mạch hoặc tim khiến khu vực yếu bị phồng lên. Theo thời gian, túi phình có thể phát triển và vỡ ra, gây chảy máu bên trong cơ thể rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Dụng cụ hỗ trợ tâm thất (VAD – Ventricular assist device) hoặc tim nhân tạo (TAH – total artificial heart). Dụng cụ hỗ trợ tâm thất là một bơm cơ học hỗ trợ chức năng của tim, thay thế một trong hai buồng thất, trái hoặc phải. Trong khi đó, tim nhân tạo thay thế cả hai buồng thất của tim.

Bên cạnh những phẫu thuật trên, hiện nay những phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đang dần thay thế và trở nên phổ biến hơn. Có thể kể đến là thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVI – Transcatheter aortic valve implantation); kẹp Clip trong bất thường valve hai lá (MitralClip) hoặc mổ tim nội soi.

Nguy cơ khi mổ tim là gì? 

Hầu hết những phẫu thuật tim đều là đại phẫu. Mặc dù thường thành công, nhưng vẫn có một số nguy cơ cần lưu ý:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương các cơ quan như thận, gan, phổi
  • Đột quỵ
  • Tử vong
bien chung nguy hiem cua nguoi lon tuoi
Người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh nền mãn tính dễ gặp nguy hiểm do bệnh tim nếu không điều trị kịp thời, đúng cách.

Nguy cơ sẽ nhiều hơn trên một bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền, như đái tháo đường, bệnh lý mạch máu ngoại biên hoặc bệnh lý gan thận. Vì vậy, người bệnh cần chọn cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và chuyên gia giàu kinh nghiệm để có thể giảm thiểu các yếu tố nguy cơ hoặc xử trí kịp thời, đúng cách.

Thời gian hồi phục

Thời gian hồi phục tùy thuộc vào loại phẫu thuật, tổng trạng trước mổ và có hay không những biến chứng sau mổ. Chẳng hạn, sẽ mất 12 tuần hoặc hơn để một bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau ca mổ bắc cầu động mạch vành theo phương pháp kinh điển.

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, mang đến cho mọi người một trái tim khỏe mạnh, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh không ngừng nỗ lực nghiên cứu và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong điều trị; kết hợp với hệ thống máy móc hiện đại, phát hiện bệnh sớm nhằm điều trị các bệnh lý tim mạch, lồng ngực kịp thời, hiệu quả. Khả năng phục hồi sau phẫu thuật cao, vết mổ nhanh lành, giảm thời gian hồi sức ICU và thời gian nằm viện.

phong mo hybrid
Phòng mổ Hybrid với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là nơi thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Đặc biệt, với phòng mổ Hybrid hiện đại, hệ thống robot chụp mạch Artis Pheno cao cấp, quy tụ chuyên gia đầu ngành, giàu kinh  nghiệm…, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có thể thực hiện các kỹ thuật can thiệp tim mạch phức tạp: Kỹ thuật Hybrid (can thiệp và phẫu thuật đồng thời); Can thiệp động mạch chi; Đặt Filter Tĩnh mạch chủ dưới…; Can thiệp van tim (nong van, thay van qua da); Can thiệp điều trị tim bẩm sinh (bít, thông liên nhĩ, thông liên thất, ống động mạch); Đặt Stent Graft trong phình tách động mạch chủ; Chụp, nong và đặt stent động mạch chủ; Chụp, nong và đặt stent mạch máu ngoại biên; đặt stent động mạch cảnh, stent động mạch thận; Cấy máy tạo nhịp điều trị nhịp chậm, suy tim (CRT)…

Từ khóa » ép Mô Là Gì