Những điều Cần Biết Về Rối Loạn Kinh Nguyệt - Columbia Asia
Có thể bạn quan tâm
Skip to main content Home > Vn > Ban Tin Suc Khoe > Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt March 10, 20201. Rối loạn kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết, làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 - 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh khoảng 80 ml. Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống. Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh... gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời. 2. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý khi gặp phải một số biểu hiện bất thường sau của rối loạn kinh nguyệtBất thường về chu kỳ kinh: Là khi vòng kinh của bạn dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22 ngày (kinh mau), thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).Bất thường về máu kinh: Là những bất thường về số lượng và ngày có kinh.
- Cường kinh: còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 80ml/kỳ.
- Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh< 80ml/kỳ.
- Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày.
- Mỗi giai đoạn của người phụ nữ đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố bao gồm tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con, và cho con bú sẽ làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
- Trong tuổi dậy thì, cơ thể trải qua những thay đổi lớn. Có thể mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng và thời gian bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phổ biến tại thời điểm này.
- Giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi.
- Thời kỳ mãn kinh tính từ 12 tháng kể từ thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Sau thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ không còn những chu kỳ kinh.
- Trong thời gian mang thai, kinh nguyệt chấm dứt.
- Hầu hết phụ nữ không có kinh trong khi cho con bú.
- Thai nghén bất thường: Chửa ngoài tử cung, dọa sảy thai…
- Tổn thương thực thể của cổ tử cung - polyp cổ tử cung - Polyp buồng tử cung - u xơ tử cung, quá sản nội mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang...
- U tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường.
- Nhiễm khuẩn: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung.
- Thiếu máu: lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp...trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của bạn.
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” (viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...)
- Nguy cơ vô sinh: Bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Các nghiên cứu khoa học cho thấy quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ gây nên các bệnh phụ khoa. Do đó rối loạn kinh nguyệt phần nào đó khiến những cuộc “yêu” của bạn cũng trở nên thất thường hơn.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ: Estrogen và Progesteron chính là 2 hocmon đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính... Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.
- Bệnh lý khác: một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ... sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đi khám muộn
- Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp.
- Giữ tâm lý thật thoải mái
- Sử dụng thuốc tránh thai theo chỉ định của Bác sĩ
- Điều trị bệnh lý khác nếu có: Tuyến giáp, tiểu đường....
Related Article
Chuẩn bị sanh con trong mùa COVID-19 Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai để có một thai kì khỏe mạnh TIêm ngừa ung thư cổ tử cung chưa bao giờ là quá trễ!Hỏi Chuyên Gia
(*) là những thông tin bắt buộc Họ Tên * Contact No * Email * Bệnh Viện * - Chọn - Thông tin chungBình Dương Lời nhắn * GửiTừ khóa » Chu Kỳ Kinh Nguyệt 2 Tháng 1 Lần
-
Có Kinh 2 Lần Trong 1 Tháng Là Dấu Hiệu Bất Thường Hay Bình Thường?
-
Tình Trạng 2 - 3 Tháng Có Kinh Nguyệt Một Lần Nên Làm Gì?
-
Giải Thích Nỗi Lo 1 Tháng Có Kinh Nguyệt 2 Lần ở Nữ Giới | Medlatec
-
1 Tháng Có Kinh 2 Lần Là Bình Thường Hay Bất Thường? - Hello Bacsi
-
Một Tháng Có Kinh Nguyệt 2 Lần Là Bị Làm Sao Và Nên Làm Gì?
-
Kinh Nguyệt Không đều: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phân Loại
-
Có Kinh Nguyệt 2 Lần Một Tháng Có đáng Lo?
-
2 Tháng Có Kinh 1 Lần Có Sao Không?
-
Rối Loạn Kinh Nguyệt 1 Tháng Có 2 Lần Là Dấu Hiệu Bất Thường
-
Nguyên Nhân Khiến Phụ Nữ Rối Loạn Kinh Nguyệt 1 Tháng Có 2 Lần
-
Tìm Hiểu Vấn đề Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-40 Ngày Của Phụ Nữ - AiHealth
-
1 Tháng Có Kinh 2 Lần Có Sao Không Và Nên Xử Lý Thế Nào
-
Kinh Nguyệt Ra ít Do đâu? - Bệnh Viện Phụ Sản Hải Phòng
-
Có Kinh 2 Lần Trong 1 Tháng Có Phải Dấu Hiệu Bất Thường? - YouMed