Những điều Cần Biết Về Siêu âm ổ Bụng - Bệnh Viện Đà Nẵng

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Tin tức - sự kiện
  • Hợp tác quốc tế
  • Liên hệ
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC
  • HỢP TÁC QUỐC TẾ
  • ĐÀO TẠO
  • THÔNG TIN DƯỢC
  • LIÊN HỆ

Trang chủ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SIÊU ÂM Ổ BỤNG

(11/08/2022) Siêu âm ổ bụng là gì? Siêu âm ổ bụng là kỹ thuật sử dụng một đầu dò phát ra sóng âm ở tần số cao để khảo sát các cơ quan trong ổ bụng. Đầu dò siêu âm được đặt trên da, sóng siêu âm di chuyển vào cơ thể đến các cơ quan và cấu trúc bên trong. Thông qua bộ chuyển đổi xử lý các sóng phản xạ, sau đó được máy tính chuyển đổi sóng âm thành hình ảnh của các cơ quan hoặc mô trong vùng bụng. Tại sao phải siêu âm ổ bụng? Siêu âm ổ bụng có thể được sử dụng để đánh giá kích thước và vị trí của các cơ quan và cấu trúc trong ổ bụng. Đồng thời được sử dụng để kiểm tra vùng bụng nếu thấy các dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến các khối u, áp xe, sự tắc nghẽn, ổ dịch trong bụng, cục máu đông trong mạch máu, tình trạng nhiễm trùng… Ngoài ra, siêu âm ổ bụng có thể được thực hiện để hỗ trợ việc đặt kim khi sinh thiết mô bụng hoặc dẫn lưu dịch từ u nang hoặc áp xe, để đánh giá lưu lượng máu trong ổ bụng Lợi ích của siêu âm ổ bụng:
  • Hầu hết quá trình siêu âm là không xâm lấn (không dùng kim tiêm hoặc thuốc tiêm) nên không gây hại hay tác dụng phụ.
  • Thực hiện siêu âm có thể tạm thời khó chịu (do dính gel lúc thăm khám, bệnh nhân nhột) nhưng không đau.
  • Siêu âm phổ biến rộng rãi, dễ sử dụng và giá thành thấp, có thể lặp lại nhiều lần và thực hiện tại chỗ nếu cần thiết hoặc bệnh nhân nặng
  • Hình ảnh siêu âm cực kỳ an toàn và không sử dụng bức xạ.
  • Siêu âm cho hình ảnh rõ ràng về các mô mềm
  • Siêu âm là phương thức hình ảnh ưu tiên để chẩn đoán và theo dõi phụ nữ mang thai và thai nhi.
  • Siêu âm cung cấp hình ảnh thời gian thực, trở thành một công cụ tốt để hướng dẫn các thủ thuật xâm lấn tối thiểu như sinh thiết bằng kim và hút chất lỏng.
=> Về nguy cơ, siêu âm chẩn đoán tiêu chuẩn không có tác dụng có hại nào đối với con người. Siêu âm ổ bụng là siêu âm ở bộ phận nào? Kỹ thuật siêu âm ổ bụng giúp quan sát những cơ quan bên trong ổ bụng: gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang, tử cung (phần phụ), tuyến tiền liệt… thông qua những hình ảnh thu được. Qua đó, phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến các bộ phận này bao gồm:
  • Bệnh lý về gan: viêm gan mãn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, áp xe gan, u gan (định hướng u lành tính hay ác tính)…
  • Bệnh lý về đường mật: sỏi mật, u đường mật, viêm túi mật, polyp túi mật, dị dạng đường mật…
  • Bệnh lý về tuyến tụy: các loại u tụy, viêm tụy cấp và mạn, những bất thường tụy bẩm sinh …
  • Bệnh lý lách: áp xe lách, lách to, các u lách…
  • Bệnh lý ở hệ tiết niệu: sỏi thận, viêm thận, ung thư thận, sỏi niệu quản, chít hiệu niệu quản, u đường bài xuất, viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, , …
  • Bệnh lý về tiêu hóa: viêm ruột thừa, viêm ruột non, các khối u, xoắn ruột, lồng ruột.
  • Bệnh lý về sinh dục: u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, tắc vòi trứng, viêm tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt.
  • Bệnh lý sau phúc mạc: u, xơ hóa sau phúc mạc.
Ngoài ra, siêu âm bụng tổng quát còn giúp kiểm tra những vấn đề liên quan đến dịch ổ bụng, khoang màng phổi Kết quả sẽ được trả ra ngay sau khi kết thúc quá trình siêu âm. Căn cứ vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ cho biết về tình trạng sức khỏe vùng bụng của bạn là bình thường hay bất thường. Trường hợp có biểu hiện của bệnh lý, bác sĩ lâm sàng sẽ cho đơn thuốc hoặc chỉ định thực thêm những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm khác (nếu cần). ** Những lưu ý khi siêu âm bụng: 1. Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không? - Thường bệnh nhân trước khi siêu âm bụng không cần nhịn ăn, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất thì cần tuân thủ đúng khoảng thời gian ngừng ăn/uống. Tốt nhất nên siêu âm ổ bụng vào buổi sáng khi bạn chưa ăn gì vì khoảng thời gian từ bữa ăn tối đến sáng hôm sau đủ để thức ăn được tiêu hóa hết, hạn chế hơi trong ống tiêu hóa. - Đối với bệnh nhân kiểm tra về bệnh lý túi mật, cần nhịn ăn ≥ 6h, không uống bất kỳ đồ uống có vị ngọt trước khi siêu âm. 2. Siêu âm ổ bụng có cần nhịn tiểu không? - Cần nhịn tiểu đối với bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu để kiểm tra hệ tiết niệu chính xác nhất. - Đối với bệnh nhân nữ chưa quan hệ tình dục, nhịn tiểu để kiểm tra tử cung và phần phụ 2 bên qua siêu âm ổ bụng. - Nhịn tiểu để kiểm tra và đo kích thước tiền liệt tuyến chính xác nhất đồng thời phát hiện những bất thường kèm theo. 3. Khi nào cần siêu âm ổ bụng? - Siêu âm ổ bụng là chỉ định không thể thiếu trong kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thực hiện khám siêu âm ổ bụng duy trì 1 lần/ năm với tất cả mọi người. - Đối với người lớn tuổi thì nên duy trì khám định kỳ khoảng 6 tháng/ lần sẽ giúp kịp thời phát hiện bệnh và có hướng trị liệu nhanh chóng. - Đối với những dấu hiệu bất thường như đau bụng, sờ thấy khối u trong bụng, tiêu hóa kém, đau dạ dày, mệt mỏi không rõ lý do, sụt cân nhanh… thì cần phải thực hiện siêu âm ổ bụng để tìm nguyên nhân. - Nếu trong lúc khám bệnh, khi bác sĩ nghi ngờ các dấu hiệu liên quan đến bệnh lý nội tạng, tiêu hóa thì siêu âm ổ bụng sẽ được chỉ định thực hiện. Kỹ thuật này giúp chẩn đoán xác định những vị trí bất thường, qua đó hỗ trợ cho quá trình điều trị. (Khoa Thăm dò chức năng – Bệnh viện Đà Nẵng) Các bài viết khác

BỘ Y TẾ CÔNG BỐ 10 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG HỢP LÝ MỚI NHẤT

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ ĐỂ ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

MÍT TINH HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DÂN SỐ VÀ KỶ NIỆM NGÀY DÂN SỐ VIỆT NAM

CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN NHIỄM MỠ DO CHUYỂN HOÁ (MASLD) NĂM 2024

CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT HỒI SỨC CẤP CỨU CHO CÁC BỆNH VIỆN VỆ TINH

CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM, CHỮA BỆNH CHO TUYẾN DƯỚI

Việt nam nỗ lực thúc đẩy, đảm bảo quyền con người

VIỆT NAM ĐẠT NHIỀU THÀNH TỰU TRONG BẢO VỆ, THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI

CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT VI PHẪU THUẬT NỘI SOI THANH QUẢN

SỐ CA MẮC SỞI CAO HƠN CÙNG KỲ 111 LẦN, ĐÃ CÓ 5 CA TỬ VONG

    Đường dây nóng
    THÔNG BÁO
  • TB 3073 THÔNG BÁO Về việc mời chào giá: mua vật tư đồ nước sửa chữa và thay thế cho hệ thống nhà vệ sinh các khoa phòng Bệnh viện Đà Nẵng ngày 23 tháng 12 năm 2024
  • TB 3074 THÔNG BÁO Về việc mời chào giá: Mua sắm tủ inox lưu trữ tiêu bản xét nghiệm tại Bệnh viện Đà Nẵng ngày 23 tháng 12 năm 2024
  • TB 3069 YÊU CẦU BÁO GIÁ để tham khảo, xây dựng kế hoạch mua sắm linh kiện, phụ kiện thay thế cho máy monitor theo dõi bệnh nhân, máy điện tim Bệnh viện Đà Nẵng ngày 23 tháng 12 năm 2024
  • TB 3070 YÊU CẦU BÁO GIÁ để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu hiệu chuẩn, kiểm định an toàn tính năng kỹ thuật thiết bị cho Bệnh viện Đà Nẵng ngày 23 tháng 12 năm 2024
  • TB 3028 THÔNG BÁO Về việc mời chào giá dịch vụ thẩm định giá: Thuê dịch vụ cung cấp suất ăn cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đà Nẵng năm 2025 ngày 18 tháng 12 năm 2024
    BAN GIÁM ĐỐC
    CÁC KHOA LÂM SÀNG
  • Ngoại Thần Kinh
  • Ngoại Chấn thương
  • Ngoại Lồng ngực
  • Tim Mạch Can Thiệp
  • Ngoại tiêu hóa
  • Ngoại tiết niệu
  • Nội tim mạch
  • Nội Tiêu hóa - Gan mật
  • Nội hô hấp
  • Nội thận - Nội tiết
  • Nội thần kinh - cơ xương khớp - truyền máu
  • Hồi sức tích cực chống độc
  • Gây Mê Hồi Sức
  • Ung bướu
  • Tai mũi họng
  • Răng hàm mặt
  • Ngoại bỏng
  • Ngoại tổng hợp
  • Nội tổng hợp
  • Y học nhiệt đới
  • Y học hạt nhân
  • Phục hồi chức năng
  • Đông Y
  • Phụ sản
  • Thận nhân tạo
  • Mắt
  • Khoa khám bệnh
  • Lão khoa
  • Khoa Thăm dò chức năng
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Huyết học - Truyền máu
  • Sinh hóa
  • Vi Sinh
  • Giải phẩu bệnh
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa dinh dưỡng
  • Ngoại Tim Mạch
  • Khoa Tim Bẩm Sinh Và Cấu Trúc
  • Khoa Điều Trị Yêu Cầu Và Quốc Tế
  • Khoa Đột Quỵ
  • Khoa Khám Và Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ
    LIÊN KẾT WEBSITE
  • Liên kết websiteBộ Công ThươngBộ Tài ChínhBộ Y tếSở y tế Đà NẵngBảo hiểm xã hội Việt NamBảo hiểm xã hội Đà NẵngSở y tế Đà Nẵng
    LƯỢT TRUY CẬP
  • Số người đang online: 12
  • Số lượt truy cập: 13486273

LIÊN HỆ BỆNH VIỆN

GIỚI THIỆU TÓM LƯỢC

Từ khóa » Dịch ở ổ Bụng