Những điều Cần Biết Về Thủ Thuật Nong Bao Quy đầu
Có thể bạn quan tâm
1. Hẹp bao quy đầu là gì? – Bao quy đầu là phần da bao quanh và che phủ đầu dương vật, có tác dụng bảo vệ bộ phận sinh dục nam. – Hẹp bao quy đầu, dịch từ tiếng Anh là phimosis – là tình trạng vùng da này bó chặt lấy quy đầu, không thể lột hoàn toàn ra khỏi quy đầu được. – Đa số các bé trai sẽ bị hẹp bao quy đầu sinh lý khi mới sinh, nhưng dần dần theo thời gian, bao quy đầu sẽ tự động tách khỏi quy đầu.
– Nam giới có độ tuổi càng lớn thì tỷ lệ bị hẹp bao quy đầu càng giảm, cụ thể: + Trẻ sơ sinh: 96%. + Trẻ 1 tuổi: 50%. + Trẻ 3 tuổi: 10%. + Thiếu niên 17 tuổi: 1%. – Mặc dù được cho là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng khi bao quy đầu quá hẹp sẽ gây cản trở quá trình tiểu tiện của trẻ, khiến trẻ đau đớn mỗi lần đi tiểu cũng như khó khăn trong việc giữ gìn vệ sinh.
– Khác với hẹp bao quy đầu sinh lý. hẹp bao quy đầu bệnh lý (hẹp bao quy đầu thứ phát) là do có sẹo xơ, hình thành sau khi trẻ bị viêm nhiễm hoặc cố gắng tác động quá mạnh để nong bao quy đầu.
Hẹp bao quy đầu gây nhiều khó chịu, đau đớn cho trẻ
2. Vì sao phải nong bao quy đầu? – Nong bao quy đầu là kỹ thuật làm rộng bao quy đầu cho trẻ, giúp trẻ đi tiểu và làm vệ sinh dễ dàng hơn. – Nếu không nong bao quy đầu sẽ dẫn tới tình trạng khó tiểu tiện, khó vệ sinh và gây viêm bao quy đầu của trẻ. – Đối với một số trẻ bị hẹp, việc tự nong bao quy đầu tại nhà không hiệu quả.
3. Khi nào nên nong bao quy đầu cho trẻ? – Hẹp bao quy đầu khá phổ biến ở trẻ em, nhưng tình trạng nặng nhẹ của mỗi trẻ là hoàn toàn khác nhau. – Đối với trẻ dưới 2 tuổi, hẹp bao quy đầu sinh lý không cần nong tại bệnh viện, người nhà có thể tuột nhẹ bao quy đầu về phía sau giúp trẻ đi tiểu được dễ dàng hơn. – Nếu trẻ trên 2 tuổi nhưng không hẹp quá nhiều, da quy đầu còn mềm mại thì chủ động vệ sinh bao quy đầu và tự nong vẫn là biện pháp tối ưu. – Trường hợp hẹp quá khít khiến trẻ muốn tiểu phải rặn mạnh đồng thời la khóc khi đi tiểu, thì nên can thiệp thủ thuật nong bao quy đầu.
4. Thủ thuật nong bao quy đầu cho trẻ được thực hiện như thế nào? – Thủ thuật này sẽ diễn ra khoảng 3-5 phút, khá nhẹ nhàng và ít đau. – Trong trường hợp bao quy đầu của trẻ hẹp quá khít, bác sỹ sẽ xịt thuốc tê tại chỗ trước khi nong để giảm đau cho trẻ. – Sau khi kết thúc thủ thuật nong, bác sỹ sẽ kê thêm thuốc uống giảm đau và thuốc bôi bao quy đầu có chứa chất kháng viêm tại chỗ, trẻ sẽ nhanh chóng sinh hoạt bình thường trở lại.
5. Những nguy cơ có thể xảy ra sau nong bao quy đầu là gì? – Chảy máu. – Sưng phù. – Nhiễm trùng – Tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau thủ thuật.
6. Sau thủ thuật nong bao quy đầu trẻ có bị tái phát không? – Thủ thuật nong bao quy đầu là điều kiện giúp người nhà vệ sinh bao quy đầu cho trẻ được tốt hơn và giúp cho việc ngong bao quy đầu tại nhà của ba mẹ được dễ dàng hơn. – Sau khi thực hiện thủ thuật, ba mẹ cần tiếp tục nong bao quy đầu tại nhà cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ để hẹp bao quy đầu không tái phát trở lại.
7. Những điều cần biết trước khi thực hiện thủ thuật? – Người nhà cung cấp tiền sử dị ứng thuốc, thứa ăn, nước uống hoặc có đang mắc bệnh lý khác trẻ đang mắc phải. – Không cho trẻ bú hoặc ăn uống trước khi làm thủ thuật 2 tiếng để tránh tình trạng trẻ khóc gây nôn trớ trong khi thực hiện thủ thuật. – Thủ thuật nong bao quy đầu chỉ cần thực hiện ngoại trú không cần nằm viện. – Khi thực hiện thủ thuật sẽ được xịt thuốc tê nên trẻ sẽ không đau. Tuy nhiên, trẻ có thể hoảng sợ, quấy khóc và dãy dụa khi bác sỹ đang làm thủ thuật. Vì vậy người nhà cần hợp tác cùng với bác sỹ, động viên, an ủi trẻ để thủ thuật được thực hiện nhanh chóng và thành công. – Thủ thuật nong bao quy đầu dự kiến khoảng 10-15 phút (nếu trẻ chịu hợp tác), sau khi hoàn thành thủ thuật trẻ cần ở lại theo dõi khoảng 30-60 phút, xuất viện khi tình trạng ổn định.
8. Những điều cần biết sau khi thực hiện thủ thuật? 8.1. Những biểu hiện bình thường diễn ra sau thủ thuật – Trẻ quấy khóc vì sợ, ba mẹ có thể bế trẻ đi dạo, an ủi, động viên để trẻ quên nỗi sợ hãi. – Bao quy đầu có thể rớm ít máu thấm băng, sau đó sẽ hết. – Trẻ sẽ sợ đi tiểu hoặc khóc khi đi tiểu trong 2 ngày đầu, vì nước tiểu đi qua vết thương nong bao quy đầu gây rát, dần dần tình trạng này sẽ hết. – Ba mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của Bác sỹ. – Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng thuốc như nổi mẩm ngứa, khò khè, khó thở cần đưa trẻ quay lại ngay để được bác sỹ xử trí.
8.2. Chế độ dinh dưỡng, vận động sau khi thực hiện thủ thuật – Chế độ dinh dưỡng: + Cho trẻ ăn uống bình thường. + Tăng cường dinh dưỡng, sinh tố cam chanh. + Đối với trẻ nhỏ cần tăng cường cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa. – Vận động sau khi thực hiện thủ thuật: + Sau khi thực hiện thủ thuật cần phải để trẻ nghỉ ngơi trong khoảng 30-60 phút tại cơ sở y tế để bác sỹ theo dõi tình trạng. + Bố mẹ cần bên cạnh an ủi để trẻ không còn cảm giác lo sợ hay hoảng hốt. + Không nên để trẻ hoạt động mạnh hoặc đi lại nhiều dễ gây tình trạng chảy máu trong ngày đầu. + Đối với trẻ nhỏ chưa đi lại được bố mẹ cần bế trẻ đúng tư thế: Người trẻ hướng ra phía trước để bộ phận sinh dục của trẻ không bị cọ sát vào người bế trẻ.
8.3. Chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà – Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh những cọ sát vào dương vật và bao quy đầu. – Đối với trẻ nhỏ có thói quen mặc bỉm bố mẹ nên: + Không mặc bỉm cho trẻ vào ban ngày. + Ban đêm nếu mặc bỉm, 4h thay bỉm cho trẻ 1 lần và vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ bằng nước ấm ngay sáng sớm khi trẻ thức dậy để chống hăm và viêm dương vật của trẻ.
Lưu ý trong việc thay bỉm và vệ sinh cho trẻ để chống hăm, viêm
– Người nhà tiếp tục nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà 2 lần/ngày (sáng – chiều) để bao quy đầu của trẻ dần được mở rộng tránh tái hẹp bao quy đầu theo cách sau: + Cho trẻ ngồi trong chậu nước ấm. + Bố mẹ dùng tay tuột bao quy đầu xuống sau đó vuốt bao quy đầu trở lại bình thường, thực hiện động tác này 5 lần/ 1 lượt thực hiện cho trẻ. + Tuột bao quy đầu rồi lau khô bằng khăn sạch, bôi thuốc cho trẻ và vuốt bao quy đầu về lại trạng thái bình thường. – Không để trẻ sờ tay vào bao quy đầu vì sẽ có nguy cơ nhiễm trùng. – Vệ sinh cơ quan sinh dục cho trẻ sạch sẽ thường xuyên để ý lúc trẻ đi tiểu xem có xảy ra những bất thường như: chảy dịch, máu ở bao quy đầu, bao quy đầu sưng nề có đọng tổ chức bợn trắng. – Sau khi trẻ đi tiểu xong cần sử dụng khăn mềm sạch lau nhẹ nhàng, khô ráo vùng bao quy đầu.
8.4. Tái khám – Tái khám theo lịch hẹn với Bác sỹ. – Tái khám sớm hơn nếu như tại vị trí nong bao quy đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: bao quy đầu sưng tấy, chảy máu, chảy dịch, nhiều bợn trắng.
Là một trong những chuyên khoa trọng yếu của bệnh viện Gia Đình, Khoa Ngoại thực hiện điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi, tập chung chẩn đoán, xử lý, phẫu thuật,… tất cả những tổn thương và bệnh lý ảnh hưởng tới cơ thể. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Khoa Ngoại Family.
Từ khóa » Nong Bao Quy đầu Trẻ Em
-
Hướng Dẫn Nong Bao Quy đầu Cho Bé | Vinmec
-
Vì Sao Phải Nong Bao Quy đầu Cho Bé? Khi Nào Nên Thực Hiện?
-
Đừng đưa Bé đi Nong Bao Quy đầu Quá Sớm! - Báo Tuổi Trẻ
-
Cách Nong Bao Quy đầu Cho Bé Và Những Lưu ý Khi Thực Hiện?
-
Hướng Dẫn Cách Nong Bao Quy đầu Hiệu Quả, An Toàn - TCI Hospital
-
Cách Lộn Bao Quy đầu Cho Bé Trai Và Những điều Cha Mẹ Cần Lưu ý
-
Hướng Dẫn Nong Bao Quy đầu Hiệu Quả Và Những Lưu ý - YouMed
-
ĐIỀU TRỊ NONG, TÁCH, BẢO TỔN BAO QUI ĐẦU Ở TRẺ NHỎ
-
[VIDEO] Hướng Dẫn Cách Nong Bao Quy đầu ở Trẻ Tại Nhà đúng Cách
-
Hẹp Bao Quy đầu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Em, Khi Nào Cần Can Thiệp?
-
Bôi Thuốc Gì Giúp Trẻ Nong Bao Quy đầu? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nong Bao Quy đầu Cho Trẻ Tại Nhà đúng Cách - Hànộimới