Những điều Cần Biết Về Thuốc Trị Bỏng Biafine - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Thuốc Biafine là gì?
- Thuốc Biafine giá bao nhiêu?
- Thuốc Biafine có tác dụng gì?
- Trường hợp không nên dùng thuốc Biafine
- Hướng dẫn cách dùng thuốc Biafine
- Tác dụng phụ của Biafine
- Tương tác thuốc khi dùng Biafine
- Lưu ý khi dùng Biafine
- Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc
- Xử trí khi quá liều Biafine
- Cách bảo quản thuốc
Thuốc Biafine là gì? Thuốc Biafine có tác dụng gì trong điều trị bỏng? Được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn? Hãy cùng tìm hiểu về thuốc trị bỏng Biafine trong bài viết được phân tích dưới đây của dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!
Thành phần hoạt chất: Trolamin.
Thuốc Biafine là gì?
Thành phần trong công thức kem trị bỏng Biafine
Họat chất
- Trolamin: 0.670 g.
Tá dược
- Ethylen glycol stearat.
- Acid stearic, cetyl palmitat.
- Paraffin rắn, paraffin lỏng.
- Perhydrosqualen, propylen glycol.
- Dầu quả bơ.
- Trolamin alginat và natri alginat, kali sorbat.
- Natri methyl parahydroxybenzoat (E 219).
- Natri propyl parahydroxybenzoat (E217).
- Hương yerbatone.
- Nước tinh khiết.
Thuốc Biafine giá bao nhiêu?
Kem trị bỏng Biafine giá khoảng 85.000 VNĐ/tuýp 46.5 g, 96.000 VNĐ/tuýp 93 g (Giá có thể thay đổi tùy thời điểm).
Thuốc Biafine có tác dụng gì?
Kem trị bỏng Biafine được dùng trong điều trị các tình trạng phỏng ở cấp độ 1 và 2 và tất cả vết thương ngoài da không nhiễm trùng.
Ngoài ra, kem Biafine còn được dùng trong điều trị tình trạng đỏ da thứ phát do xạ trị.
Trường hợp không nên dùng thuốc Biafine
- Dị ứng với trolamin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức của thuốc.
- Không dùng kem bôi lên vết thương chảy máu.
- Nếu vết thương đang bị nhiễm trùng cũng không nên dùng thuốc Biafine để bôi lên vết thương.
Hướng dẫn cách dùng thuốc Biafine
Trước khi dùng
- Vệ sinh tay thật sạch sẽ
- Tiếp theo, vệ sinh vết thương nhẹ nhàng, khô ráo.
- Kiểm tra tuýp thuốc về hạn dùng cũng như tình trạng của kem
Liều dùng
Phỏng độ một
- Đầu tiên, bôi một lớp nhũ tương dày cho đến khi nhũ tương không còn được hấp thu nữa.
- Tiếp đến, xoa nhẹ để nhũ tương thấm vào da.
- Kế tiếp, lặp lại 2 – 4 lần/ ngày.
- Lưu ý với trường hợp bị bỏng rộng, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Phỏng độ 2 và các vết thương ngoài da khác
- Sau khi rửa vết thương, bôi một lớp nhũ tương dày phủ khắp bề mặt tổn thương.
- Tiếp theo, bôi lặp lại để duy trì một lớp nhũ tương thừa trên vết thương.
- Trường hợp, nếu cần, hãy phủ một miếng gạc ẩm và băng lại.
- Lưu ý, không dùng băng khô vì có thể làm cọ xát vết thương và làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn
Điều trị đỏ da thứ phát do xạ trị
- Thông thường, bôi 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Lưu ý, bôi cách đều đồng thời xoa nhẹ để nhũ tương thấm vào da.
Tác dụng phụ của Biafine
- Đau (cảm giác như bị kim châm) vừa phải và thoáng qua, có thể kéo dài 15 – 30 phút.
- Mặc dù hiếm nhưng vẫn có thể xuất hiện tình trạng dị ứng do tiếp xúc.
- Eczema do tiếp xúc xảy ra cần nên ngưng điều trị ngay lập tức.
Tương tác thuốc khi dùng Biafine
Vẫn chưa có báo cáo đầy đủ về tình trạng tương tác thuốc khi dùng cùng lúc với thuốc Biafine.
Tuy nhiên, nhằm tránh các tương tác có thể có giữa nhiều thuốc, cần thông tin cho bác sĩ hoặc dược sĩ thông tin về các chế phẩm là thuốc hoặc không phải là thuốc để có thể được tư vấn sử dụng thuốc hợp lí.
Lưu ý khi dùng Biafine
Trong trường hợp bỏng người bệnh bị bỏng nước hoặc bỏng với tình trạng lan rộng hoặc xuất hiện trường hợp vết thương sâu hay rộng. Cần phải báo cho bác sĩ biết trước khi bôi bất cứ thuốc nào lên tổn thương.
Biafine là thuốc trị bỏng, không mục đích che chắn hay bảo vệ da hoặc dưỡng da. Do đó, ngoài trị bỏng không dùng thuốc với các mục đích khác.
Nếu vẫn chưa rõ về liều dùng và cách dùng, hãy liên hệ với dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn rõ ràng trước khi dùng.
Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc
Lái xe và vận hành máy móc
Kem trị bỏng Biafine không gây tác động nghiêm trọng trên thần kinh trung ương như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ,…
Do đó, có thể dùng kem Biafine cho các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như lái xe hoặc vận hành máy móc.
Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu đánh giá hiệu quả cũng như an toàn khi sử dụng kem trị bỏng Biafine trên phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Do đó, không nên sử dụng Biafine cho phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ trừ khi được sự đồng ý của bác sĩ.
Xử trí khi quá liều Biafine
- Vẫn chưa có báo cáo về trường hợp quá liều khi dùng kem trị bỏng Biafine.
- Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng quá liều dù là vô ý hoặc có mục đích thì khi có xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Cách bảo quản thuốc
- Để kem trị bỏng Biafine tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc Biafine tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản kem Biafine tốt nhất là < 30 ºC.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc trị bỏng Biafine trong điều trị phỏng cấp độ 1 hoặc 2 hoặc điều trị các tình trạng đỏ da. Nếu da hoặc cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng kem Biafine, hãy gọi ngay cho bác sĩ nhé!
Từ khóa » Thuốc Bôi Phỏng Biafine
-
Công Dụng, Cách Dùng Của Thuốc Trị Phỏng Biafine | Vinmec
-
Biafine Tuýp 93g Trị Phỏng độ 1 Và 2 - Nhà Thuốc Long Châu
-
Biafine® Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Kem Trị Bỏng Biafine Emulsion Tuýp 93g-Nhà Thuốc An Khang
-
[CHÍNH HÃNG] Thuốc Biafine 93g - Kem Trị Bỏng Không để Lại Sẹo
-
Mua Thuốc Bôi Phỏng Biafine 93g | Nhà Thuốc Online Jio
-
Kem Thoa Phỏng BIAFINE Nhập Từ Pháp | Shopee Việt Nam
-
Kem Bôi Bỏng BIAFINE Dành Cho Người Lớn Và Trẻ Em Của Pháp
-
Biafine (Tuýp 46.5g) - Pharmacity
-
Biafine - Thuốc điều Trị Phỏng (bỏng)
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Kem Biafine để điều Trị Bỏng
-
Kem Trị Bỏng Biafine Elmusion 93g Của Pháp - Buba's House
-
Thuốc Biafine 47g - GIẢI PHÁP Tuyệt Vời để điều Trị BỎNG. GIÁ?