Những điều Cần Biết Về UFS: Chip Nhớ UFS Là Gì? UFS 3.0 Là Gì?

Có một loại chip rất phổ biến trên smartphone Android nhưng lại không dùng cho iPhone, đó chính là chip nhớ UFS. Với người đam mê công nghệ chắc chắn sẽ đã từng nghe qua về loại chip này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chip nhớ UFS là gì, UFS 3.0 là gì?

Tóm tắt nội dung

  • Chip nhớ UFS là gì?
  • Chip nhớ UFS 3.0 là gì?
  • Chip nhớ UFS nhanh đến đâu?
  • Chip nhớ UFS chỉ dùng cho điện thoại Android còn iPhone thì không
  • Tổng kết

Chip nhớ UFS là gì?

UFS là chip nhớ cho tốc độ cao hơn eMMC nhưng thấp hơn SSD
UFS là chip nhớ cho tốc độ cao hơn eMMC nhưng thấp hơn SSD

UFS là từ viết tắt của “Universal Flash Storage”. Đây chính là chuẩn mực lưu trữ trên điện thoại di động được JEDEC Solid State Technology Association phát triển. UFS chính là một loại chip nhớ sử dụng công nghệ truyền dữ liệu song song có tốc độ cao. Có nghĩa là chip nhớ UFS vừa có thể vừa đọc vừa ghi cùng trong cùng một thời điểm. Và nó trái ngược hoàn toàn so với chip nhớ eMMC chỉ có thể đọc hoặc ghi tại một thời điểm nhất định nên tốc độ truy xuất dữ liệu khá chậm.

Chip nhớ UFS truyền dữ liệu theo 2 luồng song song còn eMMC chỉ một chiều
Chip nhớ UFS truyền dữ liệu theo 2 luồng song song còn eMMC chỉ một chiều

Hiện tại cả hai chip nhớ UFS và eMMC đều vẫn đang được sử dụng song hành và thương UFS sẽ được áp dụng cho các thiết bị có bộ vi xử lý cao cấp. Bởi vì những con chip đầu bảng như Snapdragon 8xx mới hỗ trợ và tận dụng được hết sức mạnh từ chip nhớ UFS. Trong khi chip nhớ eMMC thường được sử dụng cho các dòng điện thoại tầm trung và giá rẻ bởi vì vi xử lý thấp không thể hỗ trợ UFS.

  • Xem thêm: MagSafe đã trở lại, vậy công nghệ sạc MagSafe trên iPhone 12 là gì? Cách dùng ra sao?

Chip nhớ UFS 3.0 là gì?

Thông tin về các phiên bản chip nhớ UFS
Thông tin về các phiên bản chip nhớ UFS

Ở trên chúng tôi đã giải thích cho các bạn chip nhớ UFS là gì, vậy còn chip nhớ UFS 3.0 là gì? Thực chất đây vẫn chỉ là chip nhớ UFS mà thôi nhưng nó là phiên bản 3.0. Quay ngược bánh xe lịch sử lại một chút, vào năm 2011 chuẩn UFS được giới thiệu lần đầu tiên và sau đó 2 năm được nâng cấp lên bản 2.0, đến năm 2016 là bản 2.1, đến năm 2018 là 3.0 và đầu năm nay là bản 3.1.

Samsung là nhà sản xuất hàng đầu chip UFS
Samsung là nhà sản xuất hàng đầu chip UFS

Dù đã xuất hiện từ năm 2011 nhưng phải 5 năm sau, chip nhớ UFS mới thực sự phổ biến nhờ vào Samsung. Và đây cũng là nhà cung cấp chip UFS hàng đầu thế giới hiện nay cả về số lượng và chất lượng.

Chip nhớ UFS nhanh đến đâu?

Từ phiên bản 2.0 trở đi chip nhớ UFS đã được sử dụng rộng rãi hơn nhờ vào tốc độ đọc/ghi khoảng 350/150 MB/s. Và đến nay với phiên bản 3.1 do Samsung sản xuất tốc độ này đã lên đến 2100/1200 MB/s và nó tương đương với một chip nhớ SSD PCIe NVMe giá rẻ. Dù vậy tốc độ đọc ngẫu nhiên của chip UFS chỉ vào khoảng 100.000 IOPS còn SSD PCIe NVMe thường là 300.000.

Tốc độ của các phiên bản và loại chip nhớ
Tốc độ của các phiên bản và loại chip nhớ

Nhìn vào bảng thông số trên có thể thấy chip nhớ UFS cho tốc độ nhanh hơn khá nhiều so với eMMC. Đặc biệt chip nhớ UFS 3.0 cho tốc độ mở ứng dụng và sao chép file nhanh gấp nhiều lần điện thoại sử dụng chip eMMC.

Chip nhớ UFS chỉ dùng cho điện thoại Android còn iPhone thì không

Như vậy các bạn đã hiểu chip nhớ UFS là gì rồi đúng không. Dù đã rất phổ biến nhưng nó lại không được Apple sử dụng. Từ năm 2015 khi ra mắt iPhone 6s, Apple đã dừng sử dụng chip nhớ eMMC và chuyển sang một loại chip nhớ khác. Và tất nhiên đó không phải là UFS bởi vì lúc đó chip này chưa phổ biến và họ đã đưa ra một quết định táo bạo là sử dụng chip nhớ NVMe.

Nghe tới đây các bạn có thấy gì đó quen quen không? NVMe chính là giao thức kết nối của các loại chip nhớ SSD PCIe NVMe được sử dụng cho máy tính. Nói một cách dễ hiểu là:

– PCIe:là cổng kết nối, giao tiếp hay ổ cứng trên máy tính (thường có hai loại là SATA và PCIe).

– NVMe chính là cách nói chuyện của bộ nhớ với các thành phần khác thông qua bộ điều khiển là controller.

Một SSD M.2 sử dụng kết nối PCIe vẫn có thể là SSD SATA.

Khi áp dụng cho điện thoại, Apple không thể dụng giao thức và kết nối giống như máy tính. Vì vậy họ đã thiết kế lại để phù hợp với bộ nhớ di động hơn.

Tốc độ đọc dữ liệu của các thiết bị Android và iPhone
Tốc độ đọc dữ liệu của các thiết bị Android và iPhone
Bảng so sánh giữa chip UFS và NVME
Bảng so sánh giữa chip UFS và NVME

Còn nhớ, khi iPhone 6s ra mắt tốc độ của chiếc iPhone này đã vượt xa các đối thủ vào thời đó và đến khi chip nhớ UFS 2.1 ra đời vẫn chưa thể vượt qua được chip nhớ NVMe của Apple, đặc biệt nhất ở tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên.

Nhưng UFS 3.0 trở lên đã có sự thay đổi vượt trội
Nhưng UFS 3.0 trở lên đã có sự thay đổi vượt trội

Và cho đến nay, tốc độ của chip nhớ UFS 3.0 và 3.1 đã san bằng khoảng cách với chip NVMe của Apple, thậm chí là còn vượt qua. Điều này cho thấy iPhone đời sau từ iPhone X trở đi tốc độ mở ứng dụng đã không nhanh bằng smartphone Android cao cấp chạy chip nhớ UFS 3.0 hay 3.1.

Tổng kết

Qua bài viết này chúng tôi tin các bạn đã hiểu chip nhớ UFS là gì và tại sao Apple không sử dụng loại chip này. Và đặc biệt tốc độ xử lý của các dòng điện thoại Android cao cấp đã không còn thua kém iPhone như trước đây.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Garmin Connect là gì? Đây là tất cả những gì bạn cần biết
  • Podcast là gì?

Từ khóa » Bộ Nhớ Trong Ufs Là Gì