Những điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Sinh Hóa Nước Tiểu
Có thể bạn quan tâm
Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất, chứa phần lớn các chất thải cặn bã của cơ thể. Những thay đổi trong chỉ số hóa lý trong xét nghiệm nước tiểu là thay đổi thành phần hóa học sẽ phản ánh những rối loạn chuyển hóa đang diễn ra trong cơ thể. Do vậy, xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý.
Công dụng của xét nghiệm nước tiểu
- Kết quả của xét nghiệm nước tiểu được sử dụng để sàng lọc và giúp chẩn đoán các tình trạng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, rối loạn thận, bệnh gan, đái đường hoặc các tình trạng trao đổi chất khác.
- Xét nghiệm nước tiểu được các bác sĩ chỉ định thường xuyên trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như theo dõi diễn biến của bệnh và đánh giá kết quả điều trị.
Ý nghĩa của các thông số trong xét nghiệm nước tiểu
Leukocytes (LEU)
Là tế bào bạch cầu thường có trong nước tiểu từ 10-25 LEU/UL
Khi có viêm đường niệu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm thì chỉ số LEU thường tăng, đi tiểu nhiều lần, có thể triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt
Nitrate (NIT)
Chỉ số cho phép trong nước tiểu là 0.05-0.1 mg/dL
Thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như có nitrite trong nước tiểu, bệnh nhân đã bị nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E.Coli
Urobilinogen (UBG)
Chỉ số cho phép trong nước tiểu là: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L
Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý gan hay túi mật. UBG là sản phẩm được tạo ra từ sự thoái hóa của bilirubin. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan), hoặc dòng chảy của mật bị tắc nghẽn.
Billirubin (BIL)
Chỉ số cho phép trong nước tiểu: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L
Billirubin bình thường khong có trong nước tiểu mà thải qua đường phân. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn
Protein (Pro)
Chỉ số cho phép: trace (vết: không sao), 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2g/L. Đây là dấu hiệu cho thấy có tổn thưởng thận
Vào giai đoạn cuối của thai kì, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, đây có thể là dấu hiệu của tổn thương thận. Nếu thai phụ bi phù ở mặt và tay, huyết áp tăng đến 140/90mmHg, thai phụ cần kiểm tra chúng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albunin, 1 loại protein được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường
Ngoài ra bệnh lý thận hư cũng rất thường gây ra có protein trong nước tiểu
Chỉ số pH
Chỉ số pH dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazo, pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, ph=7 là trung tính, pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazo mạnh
Blood (BLD)
Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/UL
Hồng cầu niệu là dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận.
Nếu chỉ số BLD tăng cao vượt mức cho phép có thể đó là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu
Specific Gravity (SG)
Tỉ trọng nước tiểu là chỉ số nói chung về các thành phần hiện có, mang tính chất bổ sung cho các chẩn đoán khi thay đổi bất thường
Ketone (KET)
Chỉ số cho phép: 2.5-5mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L
Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. Đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Đồng thời cũng là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu.
Glucose (Glu)
Bình thường trong nước tiểu, glucose không có hoặc rất ít. Khi đường huyết trong máu tăng cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh
Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh, cũng như trong quá trình điều trị bệnh. Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu rất phổ biến trong y học hiện nay và được nhiều các bác sĩ tin tưởng. Do tầm quan trọng của xét nghiệm nước tiểu, quý khách có thể tham khảo thêm tại đây về một số vấn đề quan trọng về kiểm xoát chất lượng xét nghiệm, phân tích nước tiểu.
Từ khóa » Xét Nghiệm Nước Tiểu Leu 1+
-
Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Nước Tiểu | Vinmec
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu | Medlatec
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa Của 10 Chỉ Số Xét Nghiệm Nước Tiểu | Medlatec
-
Ý NGHĨA CỦA CÁC THÔNG SỐ NƯỚC TIỂU
-
Giải đáp Tư Vấn - Bệnh Viện Đại Học Y Dược Huế
-
Hiểu Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu Như Thế Nào? - Diag
-
Chỉ Số LEU 500 Trong Nước Tiểu Là Gì Và Có ý Nghĩa Gì | TCI Hospital
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Các Chỉ Số Và ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Nước Tiểu - Docosan
-
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu
-
Phân Tích Các Thông Số Nước Tiểu
-
Chỉ Số Xét Nghiệm Nước Tiểu LEU 3+ Hiểu Như Thế Nào Là đúng | LILY
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu Toàn Phần Có ý Nghĩa Gì?
-
Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu | VIAM