Những điều Cần Chú ý Khi Sử Dụng Túi Bao Trái Xoài.

1. Lợi ích của việc bao trái:

Bảo vệ trái chống dịch hại: ruồi đục quả, sâu đục trái, bệnh đốm da ếch, thán thư, xì mũ trái, …

Bảo vệ trái chống ảnh hưởng của môi trường như: bị va đập, xay xát do gió,… và dư lượng thuốc BVTV giúp sản xuất được trái cây an toàn.

Tăng màu sắc của trái, giúp bán được giá cao hơn, tăng thu nhập cho nhà vườn. 2. Cách sử dụng túi bao trái:

Chuẩn bị:

Trước khi bao trái phải vệ sinh thật kỹ toàn vườn, phun thuốc sâu, rầy, bọ trĩ, nhện đỏ, thuốc bệnh, … đều tán xoài. Vì khi bao trái đến thu hoạch, thời gian tương đối dài trên 40 ngày.

Trước khi bao trái, có thể đánh dấu trên bao bằng sơn nhiều màu để bao cho các cở trái khác nhau, tiện phân biệt độ già của trái khi thu hoạch. Nhà vườn sử dụng bao trắng, trái khi thu hoạch sẽ có màu xanh lợt, bao vàng 2 lớp (vàng, đen) trái có màu vàng do quá trình quang hợp với ánh sáng của trái bị hạn chế (Bao vàng chỉ sử dụng khi có HĐ tiêu thụ) Bao trái:

Khi bao cần tỉa trái giúp trái phát triển hoàn toàn, 1 bao chỉ bao 1 trái. Ở xoài Cát Chu, 1 đùm chỉ nên chừa 3 quả, lựa quả có cuốn to, phát triển cân đối, bao mỗi bao 1 trái phân bố đều trên đùm. Xoài Cát Hòa Lộc và xoài Đài Loan, một đùm chỉ bao tối đa 2 trái (Không nên tiếc khi tỉa trái)

Thời gian bao trái không được quá trể, mới phát huy được hiệu quả của bao trái. (xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu lớn hơn ngón tay cái, xoài Đài Loan lớn hơn ngón chân cái)

Sau khi phun thuốc trừ sâu, bệnh phải chờ thuốc bám trên quả khô rồi mới tiến hành bao trái. Việc bao trái phải hoàn thành trong thời gian từ 2 đến 3 ngày, không nên kéo dài quá lâu.

Bao trái lúc trái đã khô ráo (nước mưa và mù sương sẽ làm hư trái)

Khi bao trái, ta lồng bao bên ngoài trái từ dưới lên, đặt trái vào giữa miệng bao, xếp 2 mép bao từ ngoài vào trong theo hình cánh bướm. Cuốn dây kẽm nhẹ nhàng và chắc chắn vào cuốn trái nhiều vòng tránh cuốn trái bị dập gây rụng trái. Nếu miệng bao quấn dây không khéo sẽ tạo thành hình phểu nước mưa sẽ chảy vào theo cuốn trái làm tăng ẩm độ bên trong bao trái xoài dễ bị bệnh thán thư, làm quả bị hỏng. Khi bao trái xong, khoảng cách từ đầu cuống trái đến miệng bao phải trên 3cm, nếu không khi trái lớn lên bao sẽ bị giãn ra, miệng bao bị hở, côn trùng và nước vào làm trái không đẹp hoặc hư hỏng.

Thu hoạch:

Khi thu hoạch, không nên tháo bỏ bao ra khỏi trái ngay, nên giữ nguyên bao trái khi hái, chờ vận chuyển đến nơi phân loại đóng gói mới tháo bao ra tránh cho trái bị trầy xước …

*** Chú ý:

Nhà vườn trong thời gian qua, khi sử dụng bao trái cây, có vườn Xoài trái đạt chất lượng loại 1 trên 90% nhưng cũng có vườn chỉ đạt trên 50%. Do một số nguyên nhân chính như sau:

- Khi bao trái không tuyển trái kỹ (trái non đã bị sẹo, da cám nhiều: do lúc trái còn nhỏ bị bọ trĩ hoặc nhện đỏ tấn công, …)

- Sử dụng 1 bao cho nhiều trái nên trái bị cọ sát làm hỏng trái hoặc khi có 1 trái rụng kẹt lại trong bao sẽ làm hư trái còn lại.

- Lúc bao thì trái đẹp nhưng khi thu hoạch trái lại bị da cám (do trước khi bao trái không phun thuốc trị nhện đỏ, rệp sáp,…) hoặc khi bao trái cách quấn dây kẽm không đúng kỹ thuật.

- Trái bị lem do nhà vườn sử dụng bao cũ, quá nhiều lần nên lớp chống thấm nước trên bao đã mất. (nếu bao mới là do bao kém chất lượng, bao bị thấm nước,…)

- Lúc bao trái khi quấn dây kẽm khoảng cách giữa miệng bao và trái non quá sát không có khoảng hở. Khi trái lớn, phần đầu của trái sẽ dính sát vào bao làm da trái sẽ bị sần, bị da cám, sậm màu. Xoài đã bao trái nhưng bị dạt thành loại 2 vì lý do này chiếm tỉ lệ trên 20%.

- Trong thời gian đã bao trái chờ thu hoạch, hàng tuần nên mở bao kiểm tra ngẫu nhiên một số bao đề phòng sâu, bệnh có thể tấn công.

- Bao trái bị mốc, đen, dơ,… không thể tái sử dụng.

- Đối với bao vàng hai lớp khi dùng bao mới, khi bao do giấy cứng dễ làm tổn thương cuốn trái lúc quấn bao (làm cuốn trái non bị héo khô nên hỏng trái). Để khắc phục tình trạng này, cần nhúng đầu bao vào nước thời gian khoảng 2 phút cho miệng bao hơi mềm khi quấn bao sẽ an toàn hơn.

III. Khuyến cáo:

- Bao trái Xoài để chống thấm nước, nhà sản xuất đã dùng 1 chất chống thấm (Paraphin + Dầu khoáng) tráng lên bề mặt bao, chất này vô hại. Nên bao trái cây sẽ có mùi dầu hăng hăng khó ngửi, khi sử dụng để an toàn cho công nhân, nên mở thùng trước 1-2 ngày, mùi dầu bay bớt đi sẽ thuận lợi việc bao trái. Khi bao xong, trong vòng 5 ngày bao xoài tiếp xúc môi trường bên ngoài, mùi dầu sẽ bay đi không còn nữa.

- Trong thời gian bao trái không được phun thuốc kích thích, do khi phun dùng lượng nước nhiều, nước sẽ thấm vào trái non bên trong dễ làm trái bị da cám, da ếch, có màu xanh sậm, hoặc da bị nám, … ảnh hưởng đến chất lượng quả xoài khi thu hoạch (nhiều nhà vườn đã mắc sai lầm này.)

- Đối với loại bao trái 2 lớp, khi bao Xoài Đài Loan không nên bao vào tháng 2 trở lên, quả xoài sẽ dễ bị hỏng (hiện tượng xì mủ, vi khuẩn tấn công) do nhiệt độ ngoài trời quá nóng, ẩm độ trong bao cao. Nếu sử dụng bao trắng sẽ hạn chế hơn. Qua khảo sát thực tế, nếu nhà vườn nào bón phân gốc hoặc phun qua lá, tăng cường lượng Canxi và Magie,và phun thuốc ngừa nấm bệnh tốt. Đối với các giống Xoài Cát Chu, Cát Hòa Lộc, …. nhất là Xoài Đài Loan sẽ hạn chế nhiều trong trường hợp bệnh này. Khi bao trái, phải sử dụng đúng chủng loại bao của nhà sản xuất cho từng giống Xoài.

-Việc bao trái các nước có nền nông nghiệp phát triển như: Nhật, Đài Loan, Úc, Mỹ, … đã ứng dụng trên 30 năm, Việt Nam ta mới bắt đầu ứng dụng nhiều 3 năm gần đây. Mặc dù chất lượng bao trái của các nước ấy đã từng bước cải tiến để hoàn thiện, tuy nhiên các nước trên thuộc vùng ôn đới nên nhiệt độ, ẩm độ, thổ nhưỡng, … sẽ khác nước ta (nhiệt đới). Vì vậy, khi ứng dụng thành tựu kỹ thuật mới, nhà vườn cần lưu ý những ý tưởng mới trong sản xuất nên cẩn thận ứng dụng, để tránh tổn thất không cần thiết.

Từ khóa » Xoài Bị Rám