Những điều Cần Hiểu đúng Về Cúm A/H1N1 - Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Những điều cần hiểu đúng về cúm A/H1N1
25/12/2019 | 08:34 AM
|Bệnh cúm là bệnh do virút cúm chứ không phải bệnh “cảm cúm” dân gian thông thuờng. Bệnh do virút cúm được mô tả từ thời của ông tổ ngành y (Hippocrates) và tồn tại đến nay.
news-relateCúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.
Do virút cúm A/H1N1 gây nên, bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh thường dễ mắc và lây lan vào mùa đông xuân, nhưng khác với cúm mùa thông thường - chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Virút cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Loại vi rút này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 220C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 00C. Do đó, các hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho virút phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt virút.
Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang virút cúm A/H1N1 có khả năng truyền virút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...
Các dấu hiệu chính của bệnh cúm A H1N1
Bệnh có biểu hiện sốt trên 380C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Bệnh cúm A/H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi họng tại cơ sở y tế để xét nghiệm.
Lịch sử thế giới cũng nhắc nhiều đến các đại dịch do virút cúm và đối với xứ lạnh thì cúm là một gánh nặng thực sự phải ứng phó hàng năm nên có từ gọi là “cúm mùa”.
Virút gây bệnh cúm mùa cơ bản từ xưa đến nay, từ khi các nhà khoa học biết về cấu trúc virút cúm vẫn là do các virút sau: cúm A H1N1, cúm A H3 N 2, cúm A Victoria, cúm B Yamagata.
Tuy vẫn là 4 loại virút nói trên nhưng mỗi năm thường lại do virút có chủng khác (thỉnh thoảng cũng giống), do vậy các xứ lạnh việc chống cúm và chích ngừa cúm làm chuyện hàng nằm.
Chủng cúm năm sau được dự đoán bởi Tổ chức Y tế Thế giới từ tổng hợp các chủng lưu hành trong năm cho các nhà sản xuất vắcxin phù hợp cho nên vắcxin cúm chỉ có giá trị một năm. Hiểu sâu hơn thì chủng cúm của Bắc bán cầu và Nam bán cầu đa số khác nhau.
Với cúm, nếu năm nào đó xuất hiện chủng virút cúm mới với cấu trúc thay đổi nhiều sẽ xuất hiện đại dịch (rất nhiều nguời bị, gần như tất cắt quốc giá đều bị). Đại dịch xuất hiện vì cấu trúc virút cúm thay đổi nhiều nên mọi người chưa gặp virút tương tự lần nào, chưa có tí miễn dịch chống virút nào và sẽ mắc bệnh và lây lan rất nhanh, lây tới mức toàn cầu. Và khi đa số mọi người đều bị, nhà sản xuất đã sản xuất được vắcxin thì virút này cũng sẽ thành cúm mùa, đây là trường hợp của virút cúm AH1N1 2009.
Phòng bệnh cúm bằng cách
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
- Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
- Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
- Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.
- Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1m nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
- Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virút như Tamiflu, mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Tiêm phòng cúm cũng là cách tốt để không mắc bệnh.
Cần tìm hiểu thêm khi tiếp nhận thông tin về bệnh do virút cúm
Tất cả cúm A/H1N1 là giống nhau và đều gây dịch không? Câu trả lời là không. Khi nói cúm A/H1N1 phải tìm hiểu sâu hơn là chủng gì, mới hay cũ, các bệnh nhân được thông tin báo cáo hiện nay là A/H1N1 2009 nghĩa là virút cũ xuất hiện năm 2009 và được các nhà sản xuất vắcxin phòng bệnh lâu rồi.
Cúm A/H1N1 có liên quan gì đến vật nuôi không? Lời đáp gần như không. Cúm A ở người và vật nuôi khác nhau, cúm A vật nuôi có cấu trúc khác, lây từ vật nuôi sang người là do tiếp trực và ngừng ở người mắc bệnh chứ không phát tán sang người khác. Cúm A ở vật nuôi có cấu trúc H5, H6, H7, H8, H9...
Cúm A/ H1N1 2009 có phải là cúm lợn? Điều này không chính xác. Khi mới xuất hiện thì các nhà khoa học nghĩ vậy nhưng sau khi phân tích thì cấu trúc virút này cho thấy cấu trúc một phần nhỏ của lợn, gia cầm và người giao thoa với nhau.
P.HCM phát hiện ca tử vong dương tính cúm A/H1N1Bệnh nhân là một phụ nữ sống ở quận Thủ Đức, lên cơn sốt, tử vong sau 5 ngày điều trị tại nhà. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy người bệnh dương tính với cúm A/H1N1.BS. Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, cho biết, bệnh nhân 26 tuổi, thể trạng béo phì, bị sốt, điều trị tại nhà 5 ngày thì tử vong vào ngày 30/5. Kết quả xét nghiệm tìm nguyên nhân tử vong cho thấy người bệnh dương tính với cúm A/H1N1.Sau khi ghi nhận ca bệnh, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố và Viện Pasteur TP.HCM đó đã điều tra dịch tễ và triển khai các biện pháp giám sát lây nhiễm tại bệnh viện và cộng đồng. Đến sáng 9/6, tức hơn một tuần giám sát, không phát hiện thêm ca bệnh cúm nào tại nơi bệnh nhân cư ngụ.Cũng theo BS. Dũng, ngày 5/6, một bệnh nhân nam 49 tuổi, cư ngụ tại Bình Thuận, có tiền sử đái tháo đường týp 2 cũng đã vào BV. Quận Thủ Đức trong tình trạng suy hô hấp nặng, sau 8 ngày tự điều trị tại nhà. Bệnh nhân được chuyển đến BV. Chợ Rẫy, tại đây kết quả xét nghiệm cũng dương tính với cúm A/H1N1. Hiện bệnh nhân vẫn còn nằm viện.Cũng trong những ngày đầu tháng 6, 18 người gồm bệnh nhân, thân nhân người bệnh và nhân viên y tế tại Khoa Nội soi, BV. Từ Dũ bỗng dưng mệt mỏi, một vài người lên cơn sốt. Hiện tượng bất thường đã khiến các bác sĩ hội chẩn rồi tiến hành lấy máu mang đi xét nghiệm xuyên đêm.Đại diện Ban giám đốc BV. Từ Dũ cho biết, triệu chứng mệt mỏi rồi sốt cao xuất phát từ sáng 1/6 từ một bệnh nhân đang chờ mổ nội soi cắt tử cung do bệnh lý. Đến chiều cùng ngày, lượng người có triệu chứng mệt mỏi trong Khoa Nội soi đã tăng đến con số 20.Thấy hiện tượng bất thường, bệnh viện đã lập tức tiến hành khám sàng lọc và mời các bác sĩ BV. Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đến hội chẩn. 18 trường hợp có triệu chứng sốt rõ nhất được lấy mẫu máu mang đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy cả 18 người đều dương tính với cúm A/H1N1, tuy nhiên các bệnh nhân đều khỏi bệnh sau gần một tuần điều trị.Tình trạng bệnh xuất hiện trên địa bàn đã khiến Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, người có bệnh mạn tính phải hết sức cẩn trọng với cúm. |
Nguồn: Sức khỏe và đời sống
- Tweet
Tin liên quan
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương chào đón công dân nhí đầu tiên năm 2025
- Khánh thành hệ thống tự động hoàn toàn cho phòng xét nghiệm tại Việt Nam
- Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
- Trao giải cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ nhất năm 2024
- Bệnh viện A Thái Nguyên: "Xanh - sạch - đẹp" hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Quảng Trị xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp
- Bệnh viện giữa tâm bão Yagi chuyển mình 'sáng, xanh, sạch, đẹp'
Cải cách hành chính Bộ Y tế
Tin tức sự kiện
Hoạt động Lãnh đạo Bộ Tin tổng hợp Thông tin chỉ đạo điều hành Hoạt động của địa phương Điểm tin Y tế Chuyển đổi số y tếThông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách
Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật nói chung Chế độ chính sách lĩnh vực y tếChiến lược định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển
Công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp hàng năm Công bố KH sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp Báo cáo chế độ tiền lương, thưởng của doanh nghiệpCông khai ngân sách Bộ Y tế
Dự toán ngân sách năm đã được cấp có thẩm quyền giao Tình hình thực hiện dự toán ngân sách trong năm Quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tổng hợp tình hình công khaiCông khai tiếp nhận, phân bổ đóng góp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược Thu hồi chứng chỉ hành nghề dược Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Thông tin liên quan đến thuốc nhập khẩu Thông tin cơ sở bán buôn thuốc của cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được quyền phân phối Danh mục cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc Danh mục thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị công bố theo Điều 66 Nghị định 54/2017/NĐ-CP Thông tin đấu thầuThông cáo báo chí
Hỏi đáp y tế
Thống kê y tế
Lịch công tác
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Cúm A H1n1 Còn được Gọi Là Gì
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Cúm A (H1N1)
-
Cúm A H1N1: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Virus Cúm A/H1N1 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiểu đúng Về Dịch Bệnh H1N1 - Vinmec
-
Cúm A (H1N1) Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị • Hello ...
-
Ý Nghĩa Tên Gọi Của Các Chủng Cúm
-
Đại Dịch Cúm H2009N1 1 (cúm Lợn) - Bệnh Truyền Nhiễm
-
Cúm A: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
[TỔNG QUAN] Bệnh Cúm A ở Trẻ: Những điều Ba Mẹ Cần Biết
-
Sự Khác Nhau Giữa Bệnh Cúm H1N1/09 (bệnh Cúm Lợn) Và Bệnh ...
-
CÁC THÔNG TIN VỀ CÚM H1N1 - Bệnh Viện Đa Khoa Nhật Tân
-
Bệnh Cúm A/H1N1 Có Lây Truyền Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
[PDF] Thông Tin Về Bệnh Cúm A (H1N1) - OKC-County Health Department
-
Cần Làm Gì để Tránh Nguy Cơ Nhiễm Cúm A/H1N1?