Những điều Cần Lưu ý Khi Bón Vôi Cho Cây Trồng, đất Trồng

Trong quá trình canh tác bà con nông dân thường sử dụng vôi để khử tác hại của mặn, chống chua đất, ức chế sự phát triển của nấm bệnh,… Nhưng không phải ai cũng biết sử dụng vôi nào, bón bao nhiêu vôi, thời điểm bón, cách bón như thế nào là phù hợp với cây trồng, có lợi cho cây trồng

Tác dụng của vôi với đất và cây trồng

Vôi cung cấp chất dinh dưỡng Ca cho cây trồng giúp cây trồng tránh được sâu bệnh hại, giải độc, tăng khả năng chống chịu, trái tránh bị nứt vỏ khi chín, đổ ngã do thời tiết mưa gió lớn. Nếu cây trồng không được bổ sung Ca cây trồng những đọt lá non bị biến dạng, quăn queo dẫn đến chết khô ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và năng suất cây trồng. Có một số loại cây trồng không thể thiếu vôi trong quá trình sinh trưởng, phát triển như lạc, mía…Tuy nhiên do co tính kiềm mạnh nen khi bón vôi cần bà con cần rất lưu ý.

Lợi ích của vôi đối với cây trồng

Chống chua đất:

Những diện tích đất trồng có dư lượng acíd, độ pH nhỏ hơn 7 hay còn gọi là đất chua nếu bón nhiều phân hóa học nhiều năm đất bị suy thoái và chua làm giảm năng suất của cây trồng. Để cải thiện đất bà con nên sử dụng vôi để khử độ chua của đất và đạt hiệu quả nhất

Khử tác hại của mặn

Nếu đất trồng bị nhiễm mặt nhất là những vùng gần biển, gần cửa biển đất bị mất dần cấu trúc, rời rạc. Cây trồng không hút được nước và chất dinh dưỡng khiến chậm phát triển, thậm chí cây trồng có thể bị chết. Để hạn chế tác hại của đất nhiễm mặt gây ra cho cây trồngnhững vùng đất mặn có phèn nên bón vôi để rửa mặn

Ức chế sự phát triển của nấm bệnh

Qua nhiều năm canh tác đất rất dễ bị suy thoái tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm hại.Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của những loại nấm gây hại là bón vôi cải tạo đất.

Có bao nhiêu loại vôi?

Để đạt hiệu quả nhất khi dùng vôi bà con cần phân biệt được từng dạng vôi trước khi sử dụng để đạt hiệu quả và tránh các tác hại không cần thiết cho cây trồng và đất trồng.

+ Vôi tôi (Ca(OH)2), vôi nung (CaO)

Đối với vôi tôi phản ứng rất mạnh khi gặp nước, vôi tôi được coi là chất diệt khuẩn mạnh có thể tiêu diệt cả vi sinh gây hại và vi sinh có lợi trong đất trồng. Khi bón vôi tôi cho đất sẽ làm tăng độ pH của đất, sát khuẩn, ngăn chặn các bệnh nấm hại.

+ Vôi bột (bột đá vôi(CaCO3))

Đối với vơi bột phản ứng nhẹ khi gặp nước, diệt khuẩn yếu, cung cấp Canxi, nhưng làm tawg độ Ph cho đất nhanh

+ Vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)

Vôi Dolomite có phản ứng nhẹ khi gặp nước, khả năng diệt khuẩn yếucung cấp cả Canxi, Magie cho cây trồng, làm tăng độ Ph cho đất chậm hơn so với vôi tôi và vôi bột.

Nguyên tắc bón vôi cho cây trồng, đất trồng

Để bón vôi đạt hiệu quả nhất cho cây trồng và đất trồng bà con hãy nhớ nguyên tắc: “đúng loại- đúng lượng-đúng lúc, đúng thời điểm-đúng cách”

+ Đúng loại:

Nếu đất trồng bị phèn mặn và độ pH của đất<4 hoặc cây trồng đang gặp các vấn đề ở rễ cât bà con nên bón bằngbột (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2). Nếu đất trồng có độ pH>5- 6 bà con nê sử dụng Vôi Dolomite (CaMg(CO3)2) để bón cho đất trồng.

+ Đúng lượng:

Không phải bón nhiều vôi là tốt mà phải căn cứ vào hiện hiện trạng của đất và cây trồng để đưa ra mức bón vôi cho phù hợp

Nếu đất sétnhiều chất hữu cơ

- pH từ 3,5-4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha

-pH từ 4,6-5,5 bón 1 tấn vôi/ha

-pH từ 5,6-6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha

- pH > 6,5 không cần bón vôi.

Đất cát, ít chất hữu cơ

- pH từ 3,5 đến 4,5 bón < 1 tấn vôi/ha;

-pH từ 4,6-5,5, bón < 0,5 tấn vôi/ha;

- pH từ 5,6-6,5, bón < 250 kg vôi/ha;

- pH >6,5 không cần bón vôi.

+ Đúng lúc, đúng thời điểm

Khi bón vôi cho cây trồng và đất trồng bà con cần bón vôi đúng lúc để đạt hiệu quả cao nhất. Với những vườn cây chưa cho thu hoạch bà con có thể bón bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng với các vườn đang cho thu hoạch chỉ nên bón vôi sau khi thu hoạch xong.

Những khu vực nhiều mưa khi chọn bón vôi cho cây trồng nên bón vôi sau cơn mưa để có hiệu quả cao nhất, tránh bị nước rửa trôi.

Đối với những ruộng lúa việc bón vôi để khử phèn chua hay khử trùng cho đất nên thực hiện trước khi gieo sạ lúa từ 15-20 ngày

+ Đúng cách:

Việc bón vôi cho cây trồng và đất trồng đạt hiệu quả nhất cũng cần bón đúng cách. Với những địa hình đất trồngphẳng hay trên diện tích nhỏ nên rảiđều lượng vôi trên mặt liếp rồi dùng cào răng xới sâu 5-10 cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ. Nên tướilần cho vôi hòa tan trong đất mới có hiệu quả nhất.

Nếu bón vôi ở các loại cây ăn quả nênsử dụng máy phun vôi bột cây trồng để có thể phun đi cao xa và phun đều được nhiều diện tích cây trồng nhất

Những điều cần lưu ý khi bón vôi

  1. Bón vôi khử được độ chua của đất do đó đất thường bị rửa trôi nên bị hóa chua trở lại do đó thỉnh thoảng phải bón vôi.
  2. Đất mặn bón vôi vẫn có tác dụng tốt. Nêu có điều kiện bón thạch cao là tốt nhất cho đất trồng bị nhiễm mặn.
  3. Đất càng nhẹ, càng ít mùn thì lượng vôi bón càng phải ít hơn, bón làm nhiều lần
  4. Vùng canh tác nào mưa nhiều, địa hình đất càng dốc việc hóa chua trở lại càng nhanh nên cần phải bón vôi.
  5. Đối với các loại phân hóa học có tính chua sinh lý thì bà con cần bón vôi kết hợp để trung hòa độ chua của phân để tránh gây hại cho cây trồng và đất trồng.
  6. Bón nhiều vôi, mùn bị khoáng hóa nhanh và một só nguyên tố dinh dưỡng trong đất bị chuyển hóa thành dạng khó tiêu hơn như (Cu, Zn, B, Mn,…). Do vậy nên kết hợp bón vôi với phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ khác.
  7. Khi bón vôi phải rải đều mặt ruộng, tiếp đó cày bừa để vôi được trộn đều vào trong đất. Không bón thành từng cục, từng đám làm ảnh hưởng đến lý-hóa tính của đất, sự phát triển của các vi sinh vật hữu ích trong đất.

Từ khóa » Bón Vôi Cho Cây Trồng