Những điều Cần Lưu ý Khi đi đền, Chùa đầu Năm - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Khi thắp hương
- Không để hương bị tắt trong khi đang sử dụng.
- Nếu là hương que: Chú ý phải cắm thẳng, không để nghiêng lệch. Nếu thấy đã có hương cháy, không cần thắp và cắm tiếp. Chỉ dùng một nén hương là được, không cắm hay thắp cả thẻ/gói hương.
- Với hương tháp: Phải đặt vào giữa đĩa hương hoặc lư hương.
- Hương vòng: Chú ý đặt thuận theo chiều kim đồng hồ.
- Không phải chỗ nào cũng cắm hương được. Chỉ cắm vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ... Nhiều người cho rằng cắm hương vào đồ lễ của mình thì mới thiêng, Phật Thánh mới biết, là không đúng.
Về nghi lễ
- Cần lễ bái chư Phật, Thánh từ giữa trước, sau đó theo hướng từ phải sang trái.
- Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, không được đi vào từ cửa giữa, mà phải đi vào từ hai cửa bên, đồng thời không được dẫm lên bậu cửa.
- Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
- Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.
- Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng/quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.
Về đồ lễ
- Không cúng dường đồ mặn ở chùa cũng như đình, đền. Nhiều người cho rằng chỉ ở chùa mới cúng đồ chay, còn Thánh cúng mặn, là không phải.
- Tại chùa, không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ. Tại đình đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.
- Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi "rải" tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng. Nếu cẩn thận hơn, hòm công đức nào nằm lệch, không chính giữa ban thờ thì bạn hãy đặt tiền công đức vào hòm này. Thực tế đo đạc bằng máy móc cho thấy hòm công đức đặt chính giữa, ngay trước ban thờ sẽ tạo ra trường khí xấu gây nhiễu loạn tại ban thờ. Đặt tiền vào đây vô tình làm trường khí xấu càng bị xáo động, bất lợi cho mọi người.
- Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.
Lấy lộc để ban thờ tại nhà
Nhiều người có thói quen mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình, là không nên. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.
- Chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang đặt lên ban thờ nhà mình để báo công.
- Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.
- Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa nhưng đều không mang về đặt lên ban thờ.
- Bùa, phù chú... đa phần có trường khí âm, không nên mang về nhà, càng không nên đặt lên ban thờ hay nhét vào ví. Đặt bùa chú vào ví, cũng như luôn mang một trường khí âm, hỗn loạn theo người, chỉ gây thêm bất lợi cho bản thân mà thôi.
Nguyễn Mạnh LinhTrưởng Phòng Phong thủy Kiến trúcViện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD
- Đầu năm đi chùa cầu duyên như thế nào
- Thắp hương ngày Tết thế nào cho đúng
Từ khóa » Xin Lộc ở Chùa Về để đầu
-
Lộc Chùa Có Nên đặt Lên Bàn Thờ Nhà? - Hương Sạch Marin Miền Nam
-
Đem Lộc Xin được ở Chùa đặt Lên Bàn Thờ Ngày Tết, Nên Hay Không?
-
Cẩn Thận Khi Mang "lộc Chùa" Về Nhà
-
Người Việt đi Chùa Xin Lộc đầu Năm: "Cầu Cho Giàu Có, đó Là Lòng ...
-
Tìm Hiểu Về Phong Tục đi Chùa đầu Năm Xin Lộc - Unica
-
Đi Chùa Có Nên Lấy Lộc Về Không?
-
Tết đem Cành Lộc ở Chùa Vào Nhà Có Sao Không?
-
Đi Chùa Xin Lộc đầu Năm: “Cầu Cho Giàu Có, đó Là Lòng Tham!”
-
Lộc Ai Cho? - Chùa Hoằng Pháp
-
Quan Niệm Sai Lầm Về Hái Lộc đầu Năm Không Phải Ai Cũng Biết
-
Hái Lộc đầu Năm - Vĩnh Long Online
-
Cẩn Thận Khi Mang “lộc” Chùa Về Nhà - Doi Song Phap Luat
-
"Gom Tài Lộc - Cầu Bình An" Với 7 điểm Lễ Chùa đầu Năm ở Miền Bắc
-
Người Người đi Chùa Lễ Phật, Xin Lộc đầu Năm | Báo Dân Trí