Những điều Cần Lưu ý Khi đi Lễ đầu Năm - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Phong thủy Bát Trạch cho rằng đồ thờ cúng, tượng thần phật là tịnh dương khí, tức là vượng khí. Nếu người trần đụng chạm vào sẽ gây uế tạp, tản mát dương khí, sinh ra sát khí và người đó phải gánh chịu hậu quả. Những người bày đồ lễ không đúng quy định, nhét tiền lên ban thờ, vào tượng thần, tượng phật... sẽ bị hao tổn phúc đức. Muốn đóng góp, bỏ tiền vào hòm công đức mới có lộc mà không bị tội.
Theo pháp sư Hải Đào (Đài Loan), muốn đời đời kiếp kiếp sinh ra là người nghiêm trang, đẹp đẽ, có nhiều phúc lộc thì nên chăm lo cúng dàng hoa quả, trang hoàng tượng phật, giữ gìn không gian tam bảo sạch sẽ, thanh tịnh. Lễ phật phải luôn giữ giới (trì giới). Phỉ báng phật pháp, làm tổn hại đền miếu, thân tượng, gây uế tạp tam bảo thì tội không tránh khỏi. Thập phương lương thiện (khách) vãn cảnh chùa, bái phật thì không được có hành vi, ý niệm sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu (ngũ giới). Tụng kinh, trì chú hàng trăm nghìn lần mà công đức không lớn bằng trì giới một ngày.
Vì thế khi đến lễ chùa, tự ý sử dụng hoặc lấy đồ vật ở đền chùa là "đạo dụng thập phương thường trụ" (phạm giới trộm cắp). Phật điển ghi "nhân nhỏ quả lớn", thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao, trộm của chùa, vật tuy sơ sài nhưng quả báo không thể gánh hết.
Không được đi giày dép, mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, găng tay hoặc nhai trầu, hút thuốc... trong phật đường, tam bảo. Phật đường có giới hương, định hương và tuệ hương, phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.
Vào chùa phải đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa. Không đứng hoặc quỳ chính giữa, đối diện tượng thần phật để hành lễ. Cửa chính chỉ dành cho đức Phật, Ngọc đế hoặc vua chúa.
Đứng trước tượng thần phật phải cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong phật đường. Không được hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ... quanh khu vực phật điện, tam bảo.
Đi lễ chùa phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc giản dị, tuyệt đối không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách... Nên dùng câu "A Di Đà phật" để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng dùng câu này để bái biệt.
Thành tâm dâng hương là lễ vật lớn nhất đối với thần phật. Tôn kính, ngưỡng vọng công đức của thần phật đối với chúng sinh, nguyện vì chúng sinh giác ngộ, hướng thiện, tu thân chính đạo... sẽ "hữu cầu tất ứng", không cần sớ tấu, vái lạy hay bất kỳ lễ nghi rườm rà nào khác.
Lễ vật thông thường chỉ dùng hương hoa, phẩm quả. Hoa tươi là biểu thị "nhân", quả là biểu thị thành tựu trong quan niệm "nhân – quả" của đạo Phật.
Sáu lễ vật cúng phật gồm: Hương hoa (mộc), đèn nến (hỏa), phẩm quả (thổ), âm nhạc (lời khấn, kinh phật) thuộc kim, nước (thủy) và lòng thành kính. Nhưng nếu điều kiện không cho phép thì chỉ cần một thứ, trong đó nước là vật phẩm quan trọng nhất, vì đạo Phật coi trí tuệ là vô thượng, là phương tiện quan trọng để chúng sinh thoát khỏi bể khổ.
Nhà phật đề cao đức tín, thể hiện ở sự thành kính; lấy giác ngộ làm mục đích tối thượng nên thủy (nước) là lễ vật lớn nhất. Cúng thần phật chỉ cần chén nước trong và sự thành kính, không mâm cao cỗ đầy.
Theo kinh Phật, muốn cầu cầu phúc, trước hết phải trồng cây phúc đức. Bố thí là nhân, cầu tài cầu phúc là quả. Phúc đức do mình làm ra, chẳng Phật nào cho cả "vận mệnh do mình tạo ra, phúc do mình tự cầu".
Lễ thần phật xin nguyện bỏ điều tham tà thì phúc lộc vô biên. Không tham thì không ai lừa được mình, không tà thì ma quỷ không dám phạm. Quả phúc nhận được là sự bình an mạnh khỏe cả thân thể và tâm hồn.
Vào lễ thắp 3 nén hương là biểu thị "giới-định-tuệ", tức là "tam vô lậu"; đồng thời biểu thị cúng dàng Phật-Pháp-Tăng (tam bảo). Nhưng nếu lễ hội đông đúc, không cần thắp hương, thành tâm niệm phật là đủ.
Nếu điều kiện cho phép (hoặc chọn những ngôi chùa vắng vẻ) thì thắp 3 nén hương. Cắm nén thứ nhất giữa bát hương, tâm niệm "cúng dàng đức Phật, giác ngộ bất mê" bởi Phật là vị chính giác, chính đẳng. Nén thứ hai cắm bên phải (theo tay phải của mình), tâm niệm "cúng dàng Pháp, chính nhi bất tà". Có chính pháp thì tu hành mới có hiệu quả. Nén thứ ba cắm bên trái, tâm niệm "cúng dàng Tăng, tịnh nhi bất nhiễm". Không thể bị ô nhiễm, tham đắm của trần tục.
Cắm hương xong mới ra hành lễ.
Nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Đình Hải
- Không về Tết
- Đường hoa mini trong những con hẻm Sài Gòn
- Làm đẹp mùa Tết Covid: Một khách bao trọn salon
- Những ngày cận Tết trong xưởng làm đầu lân Sài Gòn
- Tết Hy vọng mang niềm vui đến trẻ mồ côi sau đại dịch
- Tết khác bình thường
- Săn pháo hoa chơi Tết
- Trốn Tết
Từ khóa » đi Lễ Chùa đầu Năm 2022
-
Những điều Cần Lưu ý Khi đi Lễ Chùa Ngày đầu Năm Nhâm Dần 2022
-
Đi Lễ Chùa đầu Năm Nhâm Dần 2022: Ngày Nào đẹp, Sắm Lễ Ra Sao ...
-
Cap, STT đi Chùa đầu Năm 2022 - Status đi Chùa Ngày Tết
-
Thứ Tự Hành Lễ, Cách Sắm Lễ Khi Tới Chùa
-
Giữ Gìn Nét đẹp Văn Hóa đi Lễ Chùa đầu Năm
-
Tham Khảo Văn Khấn Lễ Chùa đầu Năm Nhâm Dần đầy đủ Và Chi Tiết
-
Đầu Năm đi Lễ Chùa Thế Nào Cho đúng Không Phải Ai Cũng Biết
-
Đi Lễ Chùa đầu Năm
-
Lễ Chùa đầu Năm - Chi Tiết Tin Tức - Huyện Yên Thế
-
Đi Lễ Chùa đầu Xuân An Toàn Trong Mùa Dịch - Báo Lao Động Thủ đô
-
Lễ Chùa đầu Năm - Báo Thanh Hóa
-
Người Dân Thủ đô đi Chùa Cầu Cho Quốc Thái Dân An Trong đêm Giao ...
-
Người Dân Sài Gòn Nô Nức đi Lễ Chùa Trong Ngày đầu Năm Mới
-
Đầu Năm đi Lễ Chùa: Sắm Lễ, Khấn Thế Nào, Cầu Gì Cho đúng?