Những điều Cần Phải Biết Về Phân Vi Sinh Cố định đạm

Đa số các nước có nền nông nghiệp phát triển đều đang ứng dụng phân vi sinh vào trong quá trình chăm sóc cây. Tuy nhiên, số lượng các loại phân vi sinh còn ít do chưa được nghiên cứu nhiều. Chúng chỉ chiếm một phần nhỏ so với số lượng phân hóa học trên thị trường. Tùy vào mục đích sử dụng đối với từng loại cây trồng mà chúng ta lựa chọn loại phân cho phù hợp. Hiện nay có một số chủng loại phân vi sinh như: cố định đạm, phân giải lân hay kích thích tăng trưởng. Phân vi sinh cố định đạm là một trong những loại phân vi sinh đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Chúng có chứa các loài vi sinh vật có ích giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng. Chế phẩm vi sinh Đức Bình chia sẻ: Tổng hợp toàn bộ những điều cần phải biết về phân vi sinh cố định đạm

Nội dung

Toggle
  • Phân vi sinh cố định đạm là gì
  • Phân loại vi sinh vật cố định đạm
    • Vi khuẩn nốt sần
    • Vi khuẩn cố định đạm sống tự do
    • Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter
  • Áp dụng khoa học công nghệ vào việc nghiên cứu khả năng cố định đạm
  • Tác dụng khi sử dụng phân bón vi sinh vật cố định đạm
  • Một số mặt hạn chế khi sử dụng phân bón vi sinh cố định đạm
  • Cách sử dụng phân vi sinh cố định đạm

Phân vi sinh cố định đạm là gì

Phân vi sinh cố định đạm là loại phân chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật có tác dụng cố định Nitơ. Nhiều người còn chưa biết rằng Nitơ là thành phần dinh dưỡng căn bản duy trì sự sống của mọi tế bào. Trong cả động vật hay thực vật thì chúng đều đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.

Nên đọc: Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ bón cây ngay tại nhà hiệu quả

Ở trong đất trồng cây hàm lượng Nitơ là rất ít. Nguồn dự trữ Nitơ tự nhiên tồn tại nhiều trong không khí (chiếm khoảng 78,16%). Tuy nhiên chúng lại không sử dụng được cho cây trồng. Các loại thực vật muốn sử dụng được nguồn dinh dưỡng này cần phải có sự hỗ trợ của các vi sinh vật.

Vi sinh vật cố định đạm
Vi sinh vật cố định đạm là thành phần quan trọng trong phân vi sinh cố định đạm

Phân loại vi sinh vật cố định đạm

Ba loại vi khuẩn khá phổ biến được biết đến có tác dụng cố định Nitơ giúp ích cho cây là:

Vi khuẩn nốt sần

Các vi khuẩn nốt sần này không tạo bào tử. Chúng chủ yếu là vi khuẩn thuộc nhóm Rhizobium sống trong rễ các cây họ đậu. Đặc điểm của chúng là có thể đồng hóa nhiều nguồn cacbon khác nhau. Vi khuẩn nốt sần trong tự nhiên thuộc loại vi sinh vật cộng sinh. Các nốt sần ở rễ và lá có chứa vi khuẩn cố định Nitơ.

Ở đây chúng sẽ tiến hành quá trình biến đổi Nitơ trong không khí thành amoniac. Sau đó chúng sẽ thực hiện cung cấp các hợp chất hữu cơ như ureide và glutamine cho cây. Ngược lại, cây sẽ cung cấp các hợp chất hữu cơ cho vi khuẩn phát triển từ quá trình quang hợp. Đây là mối quan hệ hỗ trợ cùng nhau phát triển giữa vi khuẩn nốt sần và cây chủ.

Vi khuẩn nốt sần
Vi khuẩn nốt sần

Trong thiên nhiên vẫn còn một số loài thực vật khác ngoài cây họ đậu có nốt sần cố định đạm. Tuy nhiên chúng không thuộc nhóm Rhizobium mà thuộc nhóm xạ khuẩn Actinomycetes. Bởi vì chúng không sống theo dạng cộng sinh.

Vi khuẩn cố định đạm sống tự do

Những vi khuẩn này sống tập trung chủ yếu ở các loại cây thuộc họ hòa thảo và vùng rễ lúa. Chúng cũng có tác dụng hỗ trợ cây trồng phát triển tốt và hạn chế sự thất thoát lượng đạm hóa học.

Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter

Trong ba loại vi khuẩn cố định đạm thì vi khuẩn Azotobacter đang được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất khi sản xuất phân bón sinh học. Nguyên nhân là do loại vi khuẩn này có một số tác dụng vượt trội hơn hẳn so với hai loại trên. Ngoài khả năng chính là cố định Nitơ chúng còn giúp sản sinh ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật và kích thích nảy mầm…

Vi khuẩn cố định đạm
Vi khuẩn cố định đạm

Áp dụng khoa học công nghệ vào việc nghiên cứu khả năng cố định đạm

Khi biết được tác dụng của các loài vi sinh vật cố định đạm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra thêm các chủng vi sinh vật này. Các chủng này có nhiều đặc điểm tốt như: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt. Ngoài ra, công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra loại vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật tồn tại sẵn trong đất.

Mặt khác, các nhà khoa học tách được gen có đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng. Điều này giúp cho các loài cây trồng đó cũng có khả năng cố định đạm như vi khuẩn.

Tác dụng khi sử dụng phân bón vi sinh vật cố định đạm

Từ vi sinh vật cố định Nitơ sẽ sản xuất ra phân vi sinh cố định đạm. Việc sử dụng sản phẩm này sẽ có những tác dụng sau đây:

  • Cố định Nitơ trong không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa Nitơ cho đất và cây trồng. Mục đích là nhằm bổ sung hàm lượng đạm cho bộ rễ của cây.
  • Khi sử dụng kết hợp với phân bón sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn,lá xanh tốt hơn.
  • Giảm chi phí từ 30 – 50% so với việc sử dụng phân đạm hóa học.
  • Giảm 25 – 50% tỷ lệ sâu bệnh so với việc sử dụng phân bón truyền thống.
  • Hỗ trợ tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết cho cây trồng.
  • Cải thiện chất đất, giúp cân bằng dinh dưỡng hữu cơ trong đất.
  • Sử dụng sản phẩm này rất thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe con người và vật nuôi
  • Bạn có thể bón phân trực tiếp cho cây trồng cho đến lúc thu hoạch và không cần phải cách ly.
Phân vi sinh cố định đạm có tác dụng cố định Nitơ
Phân vi sinh cố định đạm có tác dụng cố định Nitơ

Một số mặt hạn chế khi sử dụng phân bón vi sinh cố định đạm

Trước khi sử dụng phân vi sinh cố định đạm cần cân nhắc đến mặt hạn chế của loại này.

  • Thông thường phân bón cố định Nitơ tốt phải xuất phát từ chủng vi sinh vật có cường độ cố định Nitơ cao. Bên cạnh đó, chúng phải có sức cạnh tranh lớn, thích ứng với độ PH mở rộng.
  • Chất lượng của phân bón này khó đảm bảo do hàm lượng của chúng không ổn định.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của các vi sinh vật có trong phân cũng tác động đến tính hiệu quả khi sử dụng.Phân vi sinh là một vật liệu sống, do đó cần được bảo quản hợp lý. Không nên để ở những nơi có điều kiện nhiệt độ cao hơn 30 hoặc những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ở những điều kiện này thì một số vi sinh sẽ bị chết. Dẫn đến hiệu quả sử dụng của phân bị giảm sút.
  • Loại phân bón này có đặc tính dễ bị bay hơi, dễ bị hòa tan và rửa trôi dễ dàng khi gặp mưa dầm. Vì vậy không thích hợp sử dụng với mùa mưa.
  • Phân vi sinh thường chỉ phát huy tác dụng khi có những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Chúng được khuyến khích sử dụng ở những vùng đất cao và đối với các loại cây trồng cạn.

Xem ngay: Cách chế biến và sử dụng phân compost tại nhà hiệu quả

Cách sử dụng phân vi sinh cố định đạm

Hiện nay ở nước ta các loại phân vi sinh thường được sản xuất ở dạng bột màu nâu, đen. Nguyên nhân là do phần lớn các nơi sản xuất đã dùng than bùn làm chất độn, chất mang vi khuẩn. Có hai cách sử dụng khá phổ biến hiện nay đó là:

  • Tẩm phân vi sinh cố định đạm vào hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng. Sau khi tẩm bạn cần gieo trồng ngay sau 10 đến 20 phút, không được để quá lâu. Nếu bạn để quá lâu sẽ làm mất đi các vi sinh có lợi. Có thể sử dụng theo liều lượng là 1 kg phân vi sinh trộn lẫn với 100kg hạt giống. Nếu số lượng hạt giống ít hơn bạn cần chia theo tỉ lệ thích hợp. Không cần thiết phải sử dụng quá nhiều, như vậy sẽ gây phản tác dụng.
  • Bón trực tiếp vào đất sau khi phát hiện cây thiếu Nitơ. Nếu khi trồng bạn không thể sử dụng phân vi sinh thì bạn vẫn có thể bổ sung loại phân vi sinh này trực tiếp vào đất sau khi cây đã mọc rễ.
Bón trực tiếp vào đất
Sử dụng phân vi sinh cố định đam Bón trực tiếp vào đất

Việc sử dụng phân vi sinh cố định đạm đang đem lại những lợi ích kinh tế cho nền nông nghiệp. Dùng phân vi sinh còn giúp bảo vệ môi trường vì vậy khuyến khích mọi người nên sử dụng dòng sản phẩm này. Hiện nay ở nước ta đã có một số công ty phân bón sản xuất loại phân bón này. Vì vậy, nếu muốn sử dụng bạn có thể mua rất dễ dàng nhé.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn 4 cách làm thuốc trứ sâu sinh học thảo dược, thảo mộc hiệu quả nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Đức BìnhĐức Bình

Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình

Từ khóa » đạm Vi Sinh