Những điều Cần Tránh Khi đi Lễ Chùa đầu Năm - Ghế Massage OKIA
Có thể bạn quan tâm
Từ lâu lễ chùa đầu năm đã trở thành phong tục của người Việt. Ngày đầu năm mới chúng ta đi chùa để cầu một năm sức khỏe đủ đầy, hạnh phúc và sung túc. Vậy bạn có biết, những điều cần tránh khi đi lễ chùa đầu năm. Hãy cũng OKIA tìm hiểu để có một năm hòa thuận và gặp nhiều may mắn trong bài viết dưới đây
1. Ý nghĩa phong tục đi lễ chùa đầu năm
Lễ chùa ngày tết được coi là một nét đẹp tâm linh của con người Việt Nam. Nó đã trở thành một nét đẹp văn hóa ăn sâu vào tiềm thức mỗi người. Mỗi dịp tết đến xuân về là mọi người lại chuẩn bị đi lễ chùa để cầu sức khỏe, cầu tình duyên, cầu tài.
Lễ chùa cũng là một cách để bày tỏ tâm ý tới thần phật. Thể hiện tín ngưỡng và lòng tin của người Việt vào thần thánh. Đi lễ chùa cũng giúp cho tâm tịnh, được hòa mình vào thế giới thanh tịnh.
Xem thêm:
2. Những điều cần tránh khi đi lễ chùa đầu năm
Không chỉ những ngày đầu năm mà mỗi khi đi lễ chùa bạn cũng nên lưu ý những việc sau:
- Không được có những ý đồ xấu xa. Phải giữ tâm thanh tịnh và trong
- Trang phục đi chùa nên sạch sẽ, gọn gàng, không ăn mặc quần áo quá ngắn. Trang điểm nhẹ nhà, không xịt nước hoa quá nồng
- Đền chùa là nên thanh tịnh nên tránh cho trẻ em đùa nghịch gây ồn ào , to tiếng
- Khi đi lễ chùa đầu năm nên thắp hương tại đỉnh đặt ngoài sân chùa. Không nên thắp quá nhiều ở bên trong gây ảnh hưởng tới pháp khí.
- Không đặt lễ mặn và lễ tiền vàng mã hay tiền âm phủ tại chính điện.
- Không tự ý sử dụng đồ đạc của nhà chùa hay tự ý mang đồ ở chùa về nhà
- Không giẫm lên bậc ở cửa chùa. Khi qua cửa Tam quan chú ý không được đi cửa Trung gian
- cấm kỵ dùng đồ ăn của chùa. Trừ trường hợp trụ trì cho thì nhận
- Không được đứng hoặc quỳ chính diện phật đường mà nên đứng chếch sang 1 bên
3. Mặc như thế nào đi lễ chùa đầu năm
Nên mặc như thế nào khi đi lễ chùa đầu năm là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu ăn mặc sai sẽ là sự không thành kính với thần phật. Vì vậy bạn cần phải thật cẩn thận trong cách ăn mặc:
- Màu sắc quần áo nên nhẹ nhàng, không quá sặc sỡ.
- Nên mặc áo có cổ, sơ mi, kín đáo. Không nên mặc áo trễ cổ
- Không mặc quần áo hở hang, phản cảm, váy quá ngắn. Không mặc quần hoặc tất lưới. Nên lựa chọn những màu tất đi đơn giản như màu nude hoặc màu đen
4. Cách sắm lễ đi lễ chùa đầu năm
Khi đi lễ chùa đầu năm dâng hương thì bạn nên sắm lễ chay tránh lễ mặn. Lễ chay nên bao gồm: hương, hoa quả tươi, hoa tươi, bánh kẹo, chè,… Thông thường lễ mặn chỉ chấp nhận khi chùa có thờ các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông. Đây là các vị thần cai quản chùa. Lưu ý, nếu lễ mặn chỉ nên đặt ở ban thờ, điện thờ đó, không được đặt tại ban thờ Phật
Nếu đi lễ chùa để cầu duyên đầu năm bạn nên sắm trầu cau, hoa tươi, bánh kẹo, xôi trắng hoặc bánh chứng, một khoanh giò chả, rượu trắng và tiền thật tùy tâm
Không được mua tiền vàng mã hay tiền âm phủ để dâng lễ các bậc Phật, Chư Bồ Tát và Thánh Hiền. Vì như vậy sẽ là bất kính, không tốt, có thể mang lại nhiều điều không may mắn.
Không đặt tiền thật lên hương án của chính điện mà phải để vào hòm công đức.
Lưu ý: Hoa tươi khi lễ chùa đầu năm phải là hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,… Không nên đi lễ các loại hoa dại hay hoa du nhập từ nước ngoài.
5. Đi lễ chùa đầu năm nên và không nên cầu gì?
Hầu hết mọi người đi lễ chùa đầu năm đều cầu bình an và sức khỏe. Cầu cho một năm mới an lành, mọi việc diễn ra thuận buồm xuôi gió. Ngoài ra, đi lễ chùa còn là để cầu may, giải hạn, cầu thi cử, cầu duyên,..
Thần phật có lòng từ bi giúp con người ta xám hối và có cơ hội sửa chữa. Vì vậy khi đến chùa nên làm việc thiện và không nên cầu xin tiền tài, vật chất. Vì cầu tiền tài sẽ làm mất đi nét đẹp tâm linh. Cửa phật không ban phát tiền tài cho bất kỳ ai, bởi con người không tự lực thì thần linh cũng không thể giúp được.
6. Các nguyên tắc cần lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm
Khi đi lễ chùa ai cũng cần nắm rõ những nguyên tắc sau để tránh vô lễ với thần phật:
- Nguyên tắc ra vào: cửa bên phải là cửa đi vào. Cửa bên trái là cửa đi ra. Cửa Trung gian là cửa chỉ dành cho Thiên tử, các bậc khoa bảng và các bậc cao tăng. Trước khi vào cần vái hai ông gác ngoài cổng để xin phép vào chùa.
- Quy tắc vái: Khi khấn phải đứng lệch sang một bên. Không đứng chính diện ban thờ hoặc chính điện. Khi vái phật phải chắp hai tay, đưa lên ngang đầu. Vái 3 vái theo nhịp lên xuống.
- Quy tắc xưng hô: Đối với nhà sư xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà phật và xưng mình là con
- Thứ tự làm lễ: Lễ ban Đức Ông đầu tiên bởi vì Đức Ông là vị thần cai quản chùa. Sua đó mới lễ ban Tam Bảo, sang ban Mẫu và cuối cùng là nhà Tổ
6. Đi lễ chùa đầu năm ngày nào tốt?
Đầu năm mỗi ngày đi lễ chùa lại có một ý nghĩa riêng. Vậy nên đi vào ngày nào?
- Mùng 1: Đi chùa vào ngày mùng một sẽ hứa hẹn một năm mới tràn đầy hạnh phúc, bình an và viên mãn
- Mùng 2 và mùng 3: Đây chính là hai ngày đón Hỷ thần. Mọi người đi vào ngày này thường cầu tài lộc vượng phát
- Mùng 4: Đây là ngày vô cùng tốt để cầu duyên
- Mùng 6: Đi chùa vào ngày này sẽ cầu được bình ăn, sức khỏe và gia đạo cực thịnh
Tìm hiểu thêm về OKIA
Từ khóa » đi Lễ Chùa Ngày Tết
-
Nét đẹp Văn Hóa Lễ Chùa đầu Năm Của Người Việt
-
Đầu Năm đi Lễ Chùa Thế Nào Cho đúng Không Phải Ai Cũng Biết
-
Thứ Tự Hành Lễ, Cách Sắm Lễ Khi Tới Chùa
-
Phong Tục đi Lễ Chùa Ngày đầu Năm - Lạp Xưởng Mai Quế Lộ
-
Giữ Gìn Nét đẹp Văn Hóa đi Lễ Chùa đầu Năm
-
Nét đẹp Văn Hóa Lễ Chùa đầu Năm Của Người Việt
-
PHONG TỤC ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
-
Lễ Chùa đầu Năm - Chi Tiết Tin Tức - Huyện Yên Thế
-
Lễ Chùa đầu Năm - Báo Thanh Hóa
-
Đi Lễ đền, Chùa: Nét đẹp Văn Hóa Ngày đầu Năm - YouTube
-
Mùng 1 Tết, Người Dân TP Hồ Chí Minh Xuất Hành đi Lễ Chùa Cầu An
-
Đi Lễ Chùa Ngày Tết Của Dân Tộc Việt Nam – Một Nét đẹp Văn Hóa ...
-
+7 Lưu ý Quan Trọng Khi đi Lễ Chùa Ngày Tết đầu Năm 2022