Những điều Chưa Biết Về 2 Lời Của Bài Hát "Chuyến Tàu Hoàng Hôn ...
Có thể bạn quan tâm
Sân ga và và những chuyến tàu là những hình ảnh quen thuộc trong nhạc vàng với nhiều ca khúc nổi tiếng: Hai Chuyến Tàu Đêm, Tàu Đêm Năm Cũ, Buồn Ga Nhỏ, Người Tình Không Đến… và đặc biệt là Chuyến Tàu Hoàng Hôn của 2 nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh. Biệt tài đặt lời ca khúc của nhạc sĩ Hoài Linh được thể hiện rõ nét qua ca khúc này, khi ông được nhạc sĩ Minh Kỳ đề nghị viết thêm lời ca dựa trên những nốt nhạc đã sáng tác trước đó.
Click để nghe ca sĩ Hoàng Oanh hát Chuyến Tàu Hoàng Hôn
Ca khúc này được xuất bản từ trước 75 với 2 lời khác nhau như sau:
Lời 1:
Chiều nao tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà. Hoàng hôn đến đâu đây, màu tím dâng trong hồn ta. Muốn không gian đừng tan, níu đôi chân thời gian ngừng trôi cho giây phút chia ly này kéo dài, trước khi phân kỳ, ước sao cho tàu đừng đi.
Xe lăn trong tim khuất xa rồi, biết đâu tìm? Mưa thu bay bay sắt se lòng ướt vai mềm. Hoàng hôn dần buông mà ai còn đứng im trong chiều sương xuống.
Tâm tư cô đơn trách con tàu nỡ sao đành đem yêu thương đi đến nơi nao cách đôi tình. Đường bao nhịp nối, tình trăm nghìn mối, hướng theo một bóng người.
Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ, Nhìn theo phía chân mây, đợi chuyến xe xưa về chưa. Nếu hay chăng người ơi, chốn xa xôi chàng trai còn đem yêu thương rắc lên muôn vạn oán hờn, nếu mai đây về- cũng trên chuyến tàu hoàng hôn.
Click để nghe ca sĩ Trúc Mai hát (trước 75)
Lời 2:
Chiều nay, chuyến xe đi khi bóng ngả xế tà. Nhịp xe lướt nhanh nhanh dồn khúc vang quân hành ca. Nhắn em ơi đừng thương, chí trai anh ngàn phương về đi sao cho thắm nương dâu, đẹp mảnh vườn, đến mai anh về, giữ sao cho vẹn niềm thương.
Xe lăn êm êm lúc ga chiều sắp lên đèn, mưa thu bay bay vắt ngang trời ướt vai mềm. Hoàng hôn dần xuống, người trai vì nước đi xây tình quê hương.
Tâm tư bâng khuâng hướng theo người đến xa vời, mong cho mai sau khúc thanh bình hát vang lời, tình ta lại nối và tươi đẹp mãi như trăng rằm giữa trời.
Người ơi, chí nam nhi khi đã gửi sa trường thì xin phút chia ly này hãy quên đi sầu thương. Đến mai đây mùa thương nở hoa trên ngàn phương là khi đôi tim sẽ vui chung nhịp nỗi niềm, ánh trăng chan hòa chiếu riêng cho mình và ta.
Có thể thấy rằng lời 1 của bài hát này quen thuộc với đa số khán giả hơn phần lời 2. Lời 1 đơn thuần viết về tình yêu đôi lứa, còn lời 2 thì xuất hiện bóng dáng của người chinh nhân: Nhịp xe lướt nhanh nhanh dồn khúc vang quân hành ca.
Ca khúc này được sáng tác vào một ngày đầu thu năm 1962 và được ca sĩ Hoàng Oanh thu âm lần đầu vào dĩa nhựa 45 vòng của Dĩa Hát Việt Nam vào đầu năm 1963, và bài hát đã có sức sống mãnh liệt trong gần 60 năm qua. Mời các bạn nghe lại sau đây:
Click để nghe Hoàng Oanh hát Chuyến Tàu Hoàng Hôn (lời 2) năm 1963 trong dĩa nhựa 45 vòng
Ít người biết rằng trong bản thu âm đầu tiên đó, ca sĩ Hoàng Oanh đã hát lời 2 (không hát lời 1) theo yêu cầu của 2 tác giả Minh Kỳ – Hoài Linh và chủ của hãng dĩa là bà Sáu Liên. Phần lời này nhắc về người lính để phù hợp với thời chinh chiến đang lên cao điểm lúc bấy giờ, khi mà hàng vạn người trai đang theo “chí nam nhi” để lên đường nhập ngũ.
Tuy nhiên lời nhạc được nhiều ca sĩ hát nhất và được công chúng biết đến rộng rãi là phần lời 1:
Chiều nao tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà. Hoàng hôn đến đâu đây, màu tím dâng trong hồn ta. Muốn không gian đừng tan, níu đôi chân thời gian ngừng trôi cho giây phút chia ly này kéo dài, trước khi phân kỳ, ước sao cho tàu đừng đi.
Xe lăn trong tim khuất xa rồi, biết đâu tìm? Mưa thu bay bay sắt se lòng ướt vai mềm. Hoàng hôn dần buông mà ai còn đứng im trong chiều sương xuống.
Click để nghe Thanh Thúy hát (trước 75)
Nội dung bài hát hình ảnh chia tay đầy lưu luyến của một đôi tình nhân trên sân ga vào một buổi chiều hoàng hôn. Nếu có một hình tượng nào vừa gợi nỗi sầu chia ly, lại vừa lãng mạn, và được nhắc đến nhiều nhất trong thơ ca – âm nhạc, thì đó chắc chắn là hình ảnh sân ga và con tàu. Có lẽ ai cũng đều cảm thấy bùi ngùi khi nghe tiếng còi tàu rời sân ga, bởi vì nó báo hiệu giờ chia tay, và bởi vì đoàn tàu đã khuất bóng rồi nhưng tiếng còi tàu thì vẫn còn văng vẳng, như hình bóng người thân còn mãi trong tâm tưởng. Đó là nơi chốn mà thi sĩ Nguyễn Bính đã thốt lên ở trong bài thơ Những Bóng Người Trên Sân Ga: Buồn ở đâu hơn ở chốn này?
Xe lăn trong tim khuất xa rồi, biết đâu tìm? Mưa thu bay bay sắt se lòng ướt vai mềm.
Bởi vì bài hát được sáng tác vào lúc những cơn mưa đầu mùa bắt đầu xuất hiện, nên giọt mưa thu được nhắc đến ở đầu bài hát làm cho nỗi buồn chia ly càng thêm sâu, nhấn chìm khuất lối đôi tình nhân trong từng hạt mưa bay bay chiều hoàng hôn. Người trên tàu nhìn bóng người yêu qua khung kính cửa sổ nhạt nhoà mưa giăng, còn người ở lại thì chơ vơ nhỏ bé giữa sân ga buồn.
Tâm tư cô đơn trách con tàu nỡ sao đành đem yêu thương đi đến nơi nao cách đôi tình. Đường bao nhịp nối, tình trăm nghìn mối, hướng theo một bóng người.
Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ, Nhìn theo phía chân mây, đợi chuyến xe xưa về chưa. Nếu hay chăng người ơi, chốn xa xôi chàng trai còn đem yêu thương rắc lên muôn vạn oán hờn, nếu mai đây về cũng trên chuyến tàu hoàng hôn.
Chia tay nhau cũng là lúc cuộc đời rẽ thành trăm ngàn lối, biết có lối nào sẽ dẫn về cho đôi tình nhân được hội ngộ hay không? Cô gái mang nỗi buồn thương, chỉ biết âm thầm hy vọng sẽ có ngày như vậy.
“Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ” là hình ảnh vừa đẹp, vừa buồn, trong đó nhạc sĩ Hoài Linh đã sử dụng những ngôn từ mang đậm chất thời kỳ tiền chiến. Để mô tả hình ảnh cô đơn chiếc bóng và ngóng đợi hàng đêm của người con gái, nhạc sĩ đã vẽ thành một bức tranh bằng âm nhạc: “tà dương khuất trong sương” và “nhìn theo phía chân mây”. Có thể nói trong dòng nhạc phổ thông đại chúng, rất ít người có thể dụng chữ được điêu luyện như vậy.
Để ẩn dụ về hình ảnh một người chinh nhân đã lên đường ra biên trấn, nhạc sĩ đã viết rằng: “chốn xa xôi chàng trai còn đem yêu thương rắc lên muôn vạn oán hờn”. Người lính ra đi không hề mang những oán thù, chàng chỉ mang những yêu thương để “rắc” lên vạn oán hơn. Chữ “rắc” thật đắt giá!
Sang đến lời 2 của ca khúc, ca từ không đẹp, không buồn bằng lời 1, không có sầu tiễn đưa, thay vào đó là nét hùng tráng với khúc vang quân hành ca.
Người chinh nhân vui bước ra đi và nhắn nhủ người ở lại hãy quên đi sầu thương, hãy an tâm về chăm chút lại mảnh vườn, nương dâu và chờ đợi một ngày người trai sẽ trở lại với khúc khải hoàn ca:
Nhịp xe lướt nhanh nhanh dồn khúc vang quân hành ca. Nhắn em ơi đừng thương, chí trai anh ngàn phương…
Mời các bạn nghe lại lời 2 của ca khúc này sau đây qua tiếng hát Giao Linh trước năm 1975:
Click để nghe Giao Linh hát lời 2
Vào thập niên 1980, khi ca sĩ Hoàng Oanh thực hiện cuốn băng Hoàng Oanh số 7: Buồn Trong Kỷ Niệm, cô thu âm lại bài Chuyến Tàu Hoàng Hôn sau 20 năm, nhưng lần này cố hát lời số 1. Trước khi vào bài hát, Hoàng Oanh đã ngâm 4 câu thơ của Thanh Nam rất xúc động:
“Ôi, cố hương xa nửa Địa cầu Nghìn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau Đêm nay, ta đốt sầu lưu lạc Trong khói men nồng hạnh phúc xưa…”
Mời các bạn nghe (và xem) lại sau đây:
Click để xem Hoàng Oanh hát Chuyến Tàu Hoàng Hôn lời 1 sau năm 1975
Bài: Đông Kha Nguồn: nhacvangbolero.com
Từ khóa » Chiều Sân Ga Hoàng Oanh
-
Những Tình Khúc Bolero Sân Ga Tuyển Chọn Hay Nhất - YouTube
-
Hoàng Oanh - Ga Chiều - YouTube
-
Ga Chiều - Hoàng Oanh - NhacCuaTui
-
By Ca Sĩ Trần Hoàng Oanh | - Chiều Sân Ga.... - Facebook
-
Tải Nhạc Ga Chiều - Hoàng Oanh Mp3 Chất Lượng Cao - TaiBaiHat.Net
-
Chiều Sân Ga - Thúy Hà - Zing MP3
-
Chiều Sân Ga - Nhiều Nghệ Sĩ - Zing MP3
-
Chiều Sân Ga - Cao Hoàng Nghi
-
Hoàng Oanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Hát: Chuyến Tàu Hoàng Hôn
-
Tải Bài Hát Chuyến Tàu Hoàng Hôn MP3 - Download Miễn Phí
-
"Những Bóng Người Trên Sân Ga" - Bài Thơ Chia Ly Hay Nhất Của ...
-
Tìm Bài Hát Với Lời "sân Ga" (kiếm được 145 Bài)
-
Nghe Nhạc Hot Chiều Sân Ga Hay Online