Những điều Chưa Biết Về Nhiệt Miệng
Có thể bạn quan tâm
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến. Nghiên cứu khoa học cho thấy có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, đau rát cho người bệnh, nhất là trong việc ăn uống và vệ sinh răng.
Nốt nhiệt miệng nhỏ gây đau rát, khó chịu có thể đến 7-10 ngày (ảnh minh họa)
Triệu chứng bệnh thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran hoặc nóng tại vùng sắp bị, vài ngày sau tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng hình bầu dục, kích thước 1-2mm. Sau đó nốt nhiệt to dần có khi tới 10mm, hơi mọng nước và vỡ ra tạo thành vết loét gây đau miệng, đồng thời gây cảm giác xót, khó chịu, nhất là khi dùng đồ ăn nóng, cay, mặn.
Đặc biệt, nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách dễ dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, đau buốt, thậm chí sốt cao, đau đầu, mất ngủ, nổi hạch góc hàm và rối loạn tiêu hóa.
Hiểu đúng về nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại mít, xoài, thức ăn cay, chiên xào… Nhưng hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng.
Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận nguyên nhân nhiệt miệng có sự liên quan đến các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt, thai kỳ). Nhiệt miệng cũng có thể xuất hiện sau chấn thương niêm mạc vùng miệng vài ngày do tự cắn trúng hay thực hiện thủ thuật - phẫu thuật nha khoa.
Chữa trị nhiệt miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhiễm trùng vết loét. Đối với các vết viêm loét nhẹ, có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng; ngậm hoặc thoa mật ong và nước chiết xuất tự nhiên từ lô hội, cam thảo, hoa cúc… trực tiếp lên vết loét khá hữu hiệu. Trong đó, tinh chất từ hoa cúc trắng được xem là một trong những thảo dược mang lại hiệu quả cao có tác dụng kháng viêm và làm lành các tổn thương niêm mạc trong khoang miệng.
Chữa trị đúng cách để chấm dứt cơn đau rát do nhiệt miệng (ảnh minh họa)
Ngoài ra, để giảm bớt triệu chứng đau rát, khó chịu có thể sử dụng gel bôi nhiệt miệng có chứa Lidocaine và tinh chất hoa cúc trắng. Sản phẩm gel này có thể tìm mua dễ dàng tại các nhà thuốc. Lidocaine dạng gel bôi thường được khuyên dùng trong các trường hợp viêm ở vùng răng miệng với ưu điểm của dạng gel so với các dạng khác là khả năng bám dính tốt vào niêm mạc miệng, đồng thời rất an toàn và giúp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả.
Đối với trường hợp nhiệt miệng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi và có kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, sưng thành đám cứng, chảy máu, hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định nguyên nhân và có cách chữa trị cụ thể.
Mời bạn đọc thêm về nhiệt miệng tại đây: https://suckhoedoisong.vn/benh-nhiet-mieng-cn2252/
Từ khóa » Người Nóng Hay Bị Nhiệt Miệng
-
Bạn Bị Nhiệt Miệng Thường Xuyên Là Do đâu? | Medlatec
-
Top 5 Nguyên Nhân Bị Nhiệt Miệng Thường Xuyên Và Cách Xử Lý
-
Hay Bị Nhiệt Miệng Cảnh Báo Nguy Cơ Mắc Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Tại Sao Bị Nhiệt Miệng Liên Tục? 9 Nguyên Nhân Thường Gặp Và Cách ...
-
Nhiệt Miệng (loét Miệng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG - Nha Khoa Home
-
Bệnh Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Nhiệt Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
Nhiệt Miệng – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Nhiệt Miệng Và 6 Lầm Tưởng Cần Tránh - Medinet
-
Vì Sao Bị Nhiệt Miệng Thường Xuyên Và Cách điều Trị Dứt điểm
-
Khi Bị Nhiệt Miệng Nên Kiêng Ăn Gì? - Kiến Thức Nha Khoa
-
️ Tại Sao Bị Nhiệt Miệng Liên Tục? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Nhiệt Miệng Uống Gì Cho Nhanh Khỏi? - NHA KHOA ĐÔNG NAM