Những điều Chưa Biết Về Tập đoàn Giáo Dục đứng Sau Trường Gateway

Edufit đi lên từ nhà trẻ mầm non, tham vọng trở thành biểu tượng của giáo dục Việt Nam

Đi lên từ một cơ sở giáo dục mầm non có tên là Sakura Montessori ở Cầu Giấy, Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục quốc tế Edufit chính thức được thành lập tháng 12/12/2017, có trụ sở chính đặt tại lô 06/100, tổ 34, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục quốc tế Edufit có ngành nghề đăng kí kinh doanh chính là "giáo dục mầm non", do Cục thuế Thái Bình cấp, với người đại diện pháp luật là bà Trần Thị Hồng Hạnh, sinh năm 1982. Bà Hạnh đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT trường quốc tế Gateway.

gateway-daidien_qkst

Edufit đi lên từ nhà trẻ mầm non, tham vọng trở thành biểu tượng của giáo dục Việt Nam. (Ảnh: Thanh Niên).

Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính thì tập đoàn này còn kinh doanh bất động sản và bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

Tại thời điểm mới thành lập, Edufit có vốn điều lệ là 20 tỉ đồng, với 4 cá nhân góp vốn gồm, trong đó bà Trần Thị Hồng Vân (35,7%), bà Trần Thị Hồng Hạnh (35,7%), và bà Trần Thị Huyền (14,3%) và 1 cá nhân khác góp hơn 14%.

Đến tháng 10/2018, tức chưa đầy một năm sau, Edufit bất ngờ nâng vốn điều lệ lên 150 tỉ đồng, và nguồn vốn này hoàn toàn là vốn tư nhân.

Tới nay, Edufit đã sở hữu hệ thống 9 trường mầm non mang thương hiệu Sakura Montessori và Ikids Montessori, cùng 3 trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway từ lớp 1 tới lớp 12.

chan-dung-tap-doan-giao-duc-dung-sau-truong-quoc-te-gateway-noi-xay-ra-nghi-an-tre-chet-tren-xe-17-

Cơ sở Gateway Tây Hồ Tây - Starlake vừa động thổ vào ngày 30/6/2019 vừa qua. (Ảnh: Gateway).

Riêng hệ thống trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway hiện có ba cơ sở, gồm: Gateway Cầu Giấy, Gateway Tây Hồ Tây và Gateway Hải Phòng. Trong đó, cơ sở Gateway Tây Hồ Tây - Starlake vừa động thổ vào ngày 30/6/2019 vừa qua.

Liên quan tới việc xây dựng cơ sở mới, tập đoàn Edufit vừa được Công ty Toshin Development Co. của Nhật Bản rót vốn, với khoản đầu tư nhận được lên tới 34 triệu USD.

Dự án được kì vọng sẽ tạo nên một trong những trường quốc tế có quy mô lớn và hiện đại bậc nhất tại Hà Nội tại khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây, dự kiến tuyển sinh trong năm học 2020-2021.

Với những cơ sở trên, Edufit tự tin đặt ra mục tiêu đến năm 2025, Gateway sẽ là trường song ngữ hàng đầu, đưa Edufit trở thành biểu tượng của giáo dục Việt Nam.

Gateway có mức học phí gần 200 triệu đồng/năm

Gateway được giới thiệu là ngôi trường quốc tế sử dụng giáo viên nước ngoài, 85% giáo viên bản ngữ chủ yếu đến từ Mỹ, Canada, châu Âu và 15% giáo viên có quốc tịch châu Á sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức.

Chương trình tiếng Anh bao gồm các môn học tiếng Anh chuyên sâu English as Second language, English Language Arts, và các môn học được giảng dạy song ngữ Anh - Việt, như Khoa học, STEAM, Tin học, các môn tự chọn,…

gateway-3-1030

Phần giới thiệu hấp dẫn trên trang web của Gateway. (Ảnh chụp màn hình).

Trên trang web của mình, trường Gateway cũng được giới thiệu là trường đào tạo "theo mô hình chuẩn Hoa Kỳ, được trang bị trang thiết bị tối tân, hiện đại bậc nhất. Tại đây, các em học sinh được học song ngữ ngay từ bậc tiểu học. Các chương trình học bằng Tiếng Việt như môn Văn - Tiếng Việt, Giáo dục lối sống, Phát triển cá nhân của trường được giảng dạy theo phương pháp hiện đại".

Với cơ sở vật chất cùng chương trình đào tạo "chất lượng cao", Gateway có mức học phí không hề rẻ.

67599202_2325009334494057_2689257028945182720_n-crop

Mức học phí đắt đỏ tại Gateway. (Ảnh chụp màn hình).

Theo tìm hiểu, ở cấp tiểu học, học phí cho năm học 2019-2020 là 117 triệu đồng, có thể đóng học phí theo kì hoặc cả năm.

Nếu đóng cả năm trước 31/5 thì sẽ nhận ưu đãi 5%, còn 111,8 triệu đồng. Nếu phụ huynh đóng trước 14/7 được ưu đãi 3%, tương đương 114,1 triệu đồng.

Ngoài mức học phí kể trên, các gia đình có con em đang theo học tại đây còn phải đóng thêm các khoản phí khác như: 26 triệu tiền ăn; 8,8 triệu xây dựng; 6,5 triệu đồng phục; 1 triệu ghi danh kèm với khoảng 20 khoản khác cho năm học.

Đối với bậc học Trung học cơ sở, mức học phí tăng lên là 141 triệu đồng chưa kể các khoản đóng góp khác.

Như vậy, tính trung bình một năm, mỗi gia đình phải chi gần 200 triệu đồng để con em mình được học tại Gateway.

Có tiền cũng chưa chắc được học ở Gateway

Không những có mức học phí đắt đỏ mà quy trình tuyển sinh để được vào học tại ngôi trường này cũng không hề đơn giản.

Cụ thể, các bậc phụ huynh phải trải qua 4 bước nếu muốn con em vào học tập tại Gateway.

Đầu tiên, phụ huynh đăng kí dự tuyển, nộp phí giữ chỗ và phí dự tuyển, nhận lịch hẹn đánh giá năng lực cho con.

Bước tiếp theo, trẻ tham gia đánh giá đầu vào. Nội dung đánh giá cho học sinh lớp 1 gồm trải nghiệm kĩ năng mềm, tư duy logic Toán, ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh.

Từ lớp 2-9, thí sinh cần thông qua kiểm tra trí lực (phỏng vấn, làm bài viết) với các môn Văn - Tiếng Việt, Tiếng Anh, Toán.

Khoảng 10 ngày sau đó, phụ huynh sẽ nhận được kết quả đánh giá. Nếu trúng tuyển, phụ huynh mới giúp con hoàn thiện hồ sơ, nộp học phí.

Bước cuối cùng là xác nhận nhập học. Chỉ những học sinh hoàn thiện hồ sơ học sinh đầy đủ, hợp lệ trước tối thiểu 30 ngày, học sinh nhập học chính thức và hoàn thiện học phí mới đủ điều kiện nhập học.

Tuy có mức học phí đắt đỏ cùng với quy trình tuyển sinh gắt gao, nhưng trách nhiệm và chất lượng của Gateway đang đặt ra câu hỏi với nhiều người.

Vào 16h chiều qua, ngày 6/8, một học sinh lớp 1 của trường tiểu học Quốc tế Gateway đã tử vong do bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón của trường, khiến dư luận bàng hoàng và phẫn nộ.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Gateway để xảy ra tình trạng "bỏ quên" học sinh như trên.

Trước đó, cũng tại Gateway, một học sinh lớp 1 cũng được giáo viên thông báo với phụ huynh là "không tìm thấy con đâu" ngay trong buổi đầu tiên tại trường Gateway.

Sau đó rất may mắn, nhà trường đã tìm thấy cháu bé đi lạc, do… chưa quen đường.

Từ khóa » Edufit Là Gì