Những điều Cơ Bản Trong Việc Chăm Sóc GP( Bọ ú) - Lolipet

CÁCH CHĂM SÓC:

– Tắm cho gp: Tắm bằng nước ấm và dầu tắm cho bọ Ú (dầu tắm dành cho chó mèo hoặc sữa tắm dành riêng cho GP) loại trị rận và ve càng tốt. Lúc tắm tuyệt đối không để nước hoặc dầu tắm dính vào mắt, tai và mũi của Bọ Ú. Sau khi tắm xong thì cần lau khô người cho Bọ Ú ( nếu có máy sấy thì sấy lông cho Bọ Ú khô ráo), sau đó mang bọ ú ra phơi nắng ( không nên để mình bọ ú ướt mà đem phơi vì dễ bị sốc nhiệt và không nên phơi nắng quá gắt, chỉ nên phơi từ 15 đến 20 phút cho long Bọ ú khô ráo là được).

– Cho Bọ ú ra tắm nắng trong khoảng thời gian tốt nhất là từ 7h sáng cho đến 9h, không nên để bọ ú dưới ánh nắng quá gắt dễ dẫn đến mệt mỏi và sốc nhiệt.

– Cho bọ ú vận động, chạy nhảy ( không cho ra ngoài khi đất ẩm ướt dễ gây nhiễm lạnh)

– Cần giữ ấm cho Bọ ú khi trời lạnh

– Giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng, tránh mưa, tránh gió.

* ( không nên tắm quá nhiều, tắm 1 đến 2 lần 1 tuần, không tắm lúc trời lạnh, chỉ tắm cho bọ ú khi bọ ú được khoảng 1 tháng tuổi).

NHỮNG LOẠI THỨC ĂN CỦA BỌ Ú:

Nên cho ăn:

-Cỏ tươi ( khẩu phần ăn chính, cung cấp chất xơ) – Rau, củ, trái cây tươi nhằm bổ sung vitamin ( xà lách, cà rốt, cà chua, dưa leo, tía tô, ngò gai, rau mùi, ớt chuông , bắp, dừa, táo,…Không nên cho ăn quá nhiều trái cây) – Thức ăn khô ( nén rau củ, nén nâu, cỏ alfa, cỏ timothy, các loại thức ăn dành cho bọ ú).

Không nên cho ăn:

– Thức ăn có mùi và vị cay ( ớt, xả, gừng,…) sẽ không tốt cho Bọ Ú. – Rau củ hư, không sạch – Rau củ có mủ, nhựa – Không nên cho ăn tinh bột, thịt ( vì Bọ Ú là loài ăn thực vật ) – Các loại nướ có gas, …( chỉ nên cho uống nước lọc và sạch không chứa clo và chất tẩy). – Không nên cho bọ ú ăn hạt ( dễ bị mắc nghẹn gây khó thở)

Chuồng nuôi bọ ú Nên là chuồng lưới cách lót chuồng vì lót trực tiếp kg tốt cho mấy bé. Chuồng lưới có thể lót gỗ nén là tốt nhất vì thấm hút tốt,bạn có xài thêm hạt khử mùi,muối ăn bỏ xuống đáy chuồng để đỡ ruồi nhặng. Nên lót tấm lưới nhựa để mấy bé kg bị chai chân và đau chân làm hạn chế việc di chuyển. Bình nước -Bạn nên mua bình nước bi từ 250ml trở lên,vì 1 bé có thể uống 500ml 1 ngày. . BỆNH TẬT -Các bệnh chủ yếu ở bọ là tiêu chảy,hô hấp,viêm nhiễm,abcess,chai chân -Tiêu chảy có nhiều mức độ,nhẹ là phân mềm nhưng vẫn ra hình thỏi,chỉ việc ngưng rau 1 ngày và cho bé nhiều cỏ. Tiêu chảy kg thành thỏi mà cực mềm,nên đưa bé đi bác sĩ để uống thuốc cầm lại,ngưng hẳn rau tới khi điều trị ổn,cho bé uống nhiều nước. Tiêu chảy thành dòng nước đen là tiêu chảy cấp nặng,nên đưa bé đi bác sĩ ngay lập tức vì như vậy là bị viêm ruột,cần điều trị kháng sinh. Kháng sinh dùng cho thỏ bọ được chỉ có baytril,enro,kg dùng amoxcilin,ampi -Hô hấp có biểu hiện bé thở khỏ khè,biếng ăn,hắt xì,ho,lừơi hoạt động. Nguyên nhân là do chuồng quá dơ,bé hít phải những chất thải lâu ngày,khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh,việc tắm thường xuyên bằng nước lạnh cũng gây ảnh hưởng phổi dẫn đến hô hấp,lây lẫn nhau…Đưa bé đi đến bác sĩ để điều trị bằng kháng sinh,thuốc bổ,ở nhà có thể nghiền nén với nước ấm dùng xi lanh bơm cho bé khi bé bỏ ăn. Khi bé có dấu hiệu bị cảm vì lạnh,cho bé ăn tía tô để giải cảm,tăng cường C.

Cách giải nhiệt 1. Kiểm tra nhiệt độ bé: gp thể hiện nhiệt cơ thể qua tai,nếu tai bé nóng và đỏ hồng hơn bt thì là bé đang nóng hơn thân nhiệt bé 2. Có thể rót nước đầy bình nước của bé và để tủ lạnh hoặc cho 1 2 viên đá nhỏ vào bình cho mát rồi để bé uống. Lưu ý chỉ nên cho uống bữa trưa khi quá nóng để cân bằng nhiệt cho bé 3. Dùng quạt hoặc máy lạnh cho bé,chỉ để quạt thoảng phía trên chuồng,kg cho quạt hay máy lạnh thẳng vào chuồng bé trực tiếp dễ hô hấp 4. Đổ 3/4 chai nước 500ml như chai pepsi hay coca,bỏ ngăn đá để ngang chai nước cho đông đá hết chai,xong lấy 1 cái khăn bọc bên ngoài rồi để vào chuồng bé,bé sẽ tự di chuyển đến nơi chai nước nằm cho mát. Cũng có thể bỏ đá vào túi bao zip (bao zip phải chắc chắn kg lủng và chảy nước),để vào chuồng bé rồi đắp cái khăn lên trên làm đệm mát cho bé hoặc để góc chuồng 5. Đem bé ra ngoài chuồng,quây lại rồi để khay vệ sinh cho bé,cho bé nằm sàn gạch cho mát 6. Cho bé ăn những thức ăn giải nhiệt vào thời gian nóng nhất ngày như xà lách,dưa leo,dưa hấu cũng đc khuyên là cho bé ăn những ngày nóng 7. Có thể tắm cho bé với nước mát 1 tuần 2 lần tránh tắm buổi trưa,chỉ tắm sáng hoặc chiều. Hoặc ba má có thể lấy khăn mát lau sơ lên người bé,tay chân và tai bé 8. Đem cạo lông bé cho bé mát hơn

Từ khóa » Cách Nuôi Bọ Hamster