Những điều Cơ Bản Về Cồng, Chiêng | Mobile - TẠ THÂM

Những điều cơ bản về Cồng, Chiêng Tweet Email Print

Cồng Chiêng là nhạc khí tự thân vang, loại nhạc khí có định âm thuộc chi gõ và chi đấm của dân tộc Việt và nhiều dân tộc Việt Nam.Cồng, Chiêng có mặt trong âm nhạc của hầu hết các dân tộc Việt Nam. Cồng, Chiêng xuất hiện trong nghệ thuật dân gian từ những thời xa xưa nhất và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Cồng có khả năng đã xuất hiện trước hoặc cùng thời với Trống Đồng vì trong các hoa văn Trống Đồng đã có khắc họa hình một dàn Cồng, Chiêng. “Cồng”để chỉ loại có núm, và “Chiêng” để chỉ loại không núm, tuy nhiên trong dân gian không có sự phân biệt rõ rang, đồng bào cho rằng Cồng (có núm) có tuổi đời xưa hơn là Chiêng (không có núm) vì nếu so sánh Cồng với mặt Trống Đồng thì Trống Đồng có hình dáng như một cái Cồng lớn, với giả thiết Cồng ra đời trước Chiêng mặt dù về mặt kỹ thuật thì đúc Cồng khó hơn đúc Chiêng. Nghệ thuật Cồng, Chiêng ở Việt Nam đã gắn chặt với nền văn hóa cổ truyền của dân tộc (lễ nghi, phong tục và tín ngưỡng) và mỗi dân tộc đều sử ụng Cồng, Chiêng theo những hình thức khác nhau về loại hình và biên chế.

 

 

Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có.

Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỉ lệ của các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành. Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là Chiêng bằng.

Cồng, Chiêng có nhiều cỡ to nhỏ, dày mỏng khác nhau, có loại đường kính rộng 90cm, phải treo lên giá đỡ, khi đánh lên tiếng ngân rền như sấm, có loại nhỏ đường kính chỉ 15cm, tiếng cao, trong trẻo.

Cồng, Chiêng huyền bí, âm u, mang đậm sắc núi rừng, âm thanh to, vang xa.

Người Việt đánh Cồng, Chiêng bằng dùi gỗ bọc vải hoặc da thú mềm hay mủ cao su, chỉ có người dân tộc (M’Nông) đánh bằng nấm tay, nghe êm nhưng kém vang. Cồng hay Chiêng có núm thì đánh vào núm: tiếng ấm vang. Chiêng bằng thì đánh vào mặt Chiêng.Cồng, Chiêng được nhiều dân tộc sử dụng với những biên chế rất khác nhau.Ở người Việt (Kinh) thường chỉ thấy sử dụng một Cồng đi với một Trống Cái, đánh giữ nhịp cho người chủ tế vái lạy trong các đình làng, hồi Chiêng trống “tùng – bili” được coi là hồi âm thanh bi thảm.

Dàn Cồng Chiêng của người Mường từ 5 đến 20 cái do mỗi người cầm một cái. Sự kết hợp giữa Troongd Cái và Chiêng Cồng là công thức cổ xưa nhất có ở nhiều dân tộc và dàn nhạc Chiêng, Cồng . Ở Tây Nguyên, nơi mà Chiêng, Cồng phát huy tính âm nhạc cao nhất, nếu ở các dân tộc Việt, Thái, tày, Khơ Mú, Cồng Chiêng mới chỉ được sử dụng như các nhạc cụ nhịp điệu, thì ở dân tộc Mường và các dân tộc Tây Nguyên Cồng, Chiêng được tổ chức thành dàn nhạc , diễn tấu những bản nhạc đa âm (multiphony) với các hình thức chủ điệu (homophony), đa điệu (heterophony), hòa điệu (harmony) khác nhau. Đây chính là giá trị quý báu của nghệ thuật âm nhạc Cồng, Chiêng của các dân tộc Việt Nam (Tô Ngọc Thanh  - giới thiệu một số Nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam – Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc TP.HCM-1995). Nghệ tuật Cồng, Chiêng rất đa dạng, phong phú về mặt tiết tấu mà còn ở giai điệu, hòa âm và nghệ thuật trình diễn kết với múa dân gian.

Cồng, Chiêng do một nhóm người đồng diễn, mỗi người chỉ sử dụng một Cồng hoặc một Chiêng, bộ Cồng, Chiêng này thường diễn tấu độc lập ít khi có các nhạc khí khác phụ họa hoặc nếu có chỉ với một hai trống da hoặc bộ lục lạc cũng bằng đồng.

 

 Xem thêm các sản phẩm về Cồng Chiêng tại: http://tatham.vn/cong-chieng-c172.html

 

Từ khóa » Giới Thiệu Về Cồng Chiêng