Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Nút Bần Của Chai ... - Sành Vang

[vc_row][vc_column][vc_column_text]Nút bần hay còn gọi là nút li-e (liège) được làm từ vỏ cây sồi, cho đến nay vẫn chứng tỏ là thứ có thể bảo vệ rượu vang tốt nhất thế giới.

Không phải tất cả chai rượu vang trên thế giới đều sử dụng nút bần, nhưng chúng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Xung quanh việc sản xuất ra những loại nút này cũng có nhiều câu chuyện thú vị. Hãy cùng Sành Vang khám phá những điều đặc biệt, thú vị xung quanh nút bần của một chai rượu vang.

Tìm hiểu về nút bần rượu vang

Nút bần của chai rượu vang…

Nội dung bài viết

Toggle
  • Nút bần của chai rượu vang…
    • Người Pháp chỉ mới sử dụng nút bần đóng chai rượu từ cuối thế kỷ 17.
    • Có 2,4 triệu ha rừng trồng sồi trên thế giới, trong đó hơn một nửa rừng sồi được lấy vỏ làm nút rượu vang đến từ Bồ Đào Nha
      • Những nút vỏ sồi triệu đô
      • Những nhược điểm chỉ người sành vang mới nhận ra của nút bần rượu vang
      • Sự lên ngôi của nút vặn

Người Pháp chỉ mới sử dụng nút bần đóng chai rượu từ cuối thế kỷ 17.

Trước sự ra đời của các loại chai thủy tinh, một loại vật liệu tương tự nút bần đã được sử dụng làm đồ đánh cá ở Trung Quốc, Ai Cập. Cho đến năm 400 trước Công nguyên, chúng được tìm thấy ở Italy và sử dụng trong các loại phao, giày dép và vật liệu lợp nhà.

Đến giai đoạn thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên, một chai đựng rượu đã được tìm thấy ở Ephesus, thành phố cổ của Hy Lạp và điều đặc biệt là nó được niêm phong bằng một loại nút bần làm từ vỏ cây sồi. Mặc dù vậy, nút bần vẫn không phải là sự lựa chọn cuối cùng. Mãi đến cuối thế kỷ 17, các nhà sản xuất rượu Pháp vẫn còn sử dụng những vật liệu đặc biệt từ vải để làm nút chai rượu. Cho đến sau đó, nút bần được sử dụng nhờ nhiều đặc tính nổi bật khác nhau, trong đó chủ yếu là nhẹ, không thấm nước, khó mục rữa, tính nén và độ đàn hồi cao…

Người Pháp chỉ mới sử dụng nút bần vào cuối thế kỉ 17

Có 2,4 triệu ha rừng trồng sồi trên thế giới, trong đó hơn một nửa rừng sồi được lấy vỏ làm nút rượu vang đến từ Bồ Đào Nha

Nhờ các điều kiện về lượng mưa, gió và sự màu mỡ của đất đai mà các rừng sồi ở đBồ Đào Nha khá phát triển. Các quốc gia khác như Mỹ cũng nỗ lực trồng loại cây này nhưng không mấy khả quan. Vì thế, khu vực Địa Trung Hải vẫn được coi là vùng đất quan trọng nhất của loại cây này.

Nút bần là vật liệu bền vững và có thể tái tạo 100% khi được xử lý đúng cách. Một khi cây sồi đạt đến độ trưởng thành (25-30 tuổi), gỗ sồi có thể được thu hoạch 9 năm một lần. Một hoặc hai vụ thu hoạch đầu tiên, gần như phần vỏ gỗ sẽ cho chất lượng không như ý muốn, nhưng cây sồi có thể được thu hoạch cho đến khi nó đạt mốc khoảng 200 năm tuổi. Cây sồi có thể cao 6 m và đường kính khoảng 40 cm. Khi cây già đi, sẽ có cây mới trồng thay thế.

Khi thu hoạch, người ta sẽ tạo ra những khoảng trống nhỏ trên thân cây rồi từ đó dần dần tách vỏ dễ dàng mà không gây ra thiệt hại lâu dài. Việc tách chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ ​​đầu tháng 5 đến cuối tháng 8.

Nút chai bần tuy nhỏ bé nhưng lại có thể chống lại quá trình lão hóa rượu, làm cho những ly rượu vang ngày nay ngon hơn và nó đã gắn liền với văn hóa thưởng thức rượu vang.

Nút chai bần tuy nhỏ bé nhưng lại có thể chống lại quá trình lão hóa rượu

Những nút vỏ sồi triệu đô

Không phải ai cũng biết vỏ cây sồi (Quercus Suber) được dùng làm nút chai rượu vang. Vào tháng 6 hằng năm, nhiều nhà nông ở các nước vùng Địa Trung Hải hăm hở đi lột vỏ sồi. Hoạt động này chỉ kéo dài từ đầu tháng 5 đến hết tháng 8 hàng năm.

Năm 2011, ngành nút chai Tây Ban Nha thu về 300 triệu euro (384 triệu USD). Vỏ sồi ở các nước vùng Địa Trung Hải như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thường được xem là có chất lượng vượt trội bởi thổ nhưỡng khu vực này rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sồi.

Đã từng có một số dự án trồng sồi ở Mỹ, Nhật và Nga, nhưng chất lượng vỏ sồi ở những nước này khá tồi. Trong nhiều thế kỷ, những nút bần sản sinh từ những khu rừng sồi vùng Địa Trung Hải đã được chọn làm nút đậy cho hơn 70% chai vang trên toàn thế giới.

Rừng gỗ sồi làm nút bần rượu vang – là ngành rất được chú trọng ở Tây Ban Nha

Những nhược điểm chỉ người sành vang mới nhận ra của nút bần rượu vang

Ưu điểm và tính thiêng liêng của nút bần thì ai cũng biết; nhưng nhược điểm về mùi nút chai vang khó chịu (do nút bần gây ra) thì chỉ có người sành vang mới nhận ra.

Theo một nghiên cứu về mùi nút chai tại vùng Bordeaux (Pháp), có 2 – 3% vang dùng nút bần bị mùi khó chịu, tương đương với khoảng 15 triệu chai vang Bordeaux bị mùi nút bần hàng năm.

Rượu vang có rất nhiều mùi khuyết điểm như mùi thực vật, mùi táo ủng, mùi cồn, mùi diêm tiêu, lưu huỳnh, mùi đất, mùi trứng thối… Nếu như những mùi này có thể bị triệt tiêu sau khoảng từ vài phút tới khoảng 15-20 phút sau khi mở chai vang, thì mùi nút chai sẽ không bao giờ có thể bị mất đi, dù chai vang có được để mở nút trong nhiều tiếng đồng hồ.

Mùi nút chai vang khó chịu là hệ quả từ sự kết hợp giữa chất Clo, nấm và hương vị rượu trong chai. TCA (Trichloroanisole) – chất hoá học gây ra mùi khó chịu trong rượu vang, thường xuất hiện trong các chai đậy nút bần bị hỏng. Chính sự quản lý và khung tiêu chuẩn lỏng lẻo trong các khâu sản xuất nút bần khiến số lượng vang bị mùi nút chai tăng đáng kể trong những năm 1970.

Tuy vậy, những nước coi trọng ngành sản xuất nút bần như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hội đồng Chất lượng Nút bần (CQC) đã tìm ra những giải pháp cho vấn đề mùi nút chai. Những bộ tiêu chuẩn về trồng sồi, thu hoạch và chế tạo nút bần ở mọi vùng sản xuất nút bần truyền thống đang được giám sát chặt chẽ. Chuyện mùi khó chịu từ nút chai rượu vang không còn là vấn đề nghiêm trọng.

Tuy có nhược điểm nhưng nút bần rượu vang vẫn được ưa chuộng

Sự lên ngôi của nút vặn

Nhiều năm trở lại đây, nút bần và gỗ sồi trở thành vấn đề sống còn của nhà nông Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khi cả hai nước này đang ra sức duy trì nền công nghiệp sản xuất nút bần truyền thống trước sự gia tăng nhanh chóng của loại nút vặn.

Bill Stephens, một nhà phê bình về rượu vang nổi tiếng, từng nói “Nút bần tốt hơn hết nên quay về nơi sinh ra nó, về thời kỳ xa xưa của những cây sồi”. Ông Bill cho rằng nút bần sẽ “chết dần chết mòn”, không thế cạnh tranh được với các loại nút vang làm từ các chất liệu khác.

Khác với những chiếc nút bần có từ thế kỷ thứ 5 Trước Công Nguyên, nút xoáy mới xuất hiện trong năm 1889. Đến năm 1926, nút xoáy được dùng cho các loại rượu mạnh và tăng lên nhanh chóng nhờ tính tiện dụng, chi phí thấp.

Những công trình nghiên cứu tại Pháp trong những năm 1930 đến nay đều mở đường cho việc sử dụng nút xoáy để đóng rượu vang. Đến năm 1959, Le Bouchage Mecanique, một công ty của Pháp đã bắt đầu thay thế nút xoáy cho nút bần.

Năm 1973, bảy nhà sản xuất rượu vang chính của Úc đã hợp tác với Học viện Nghiên cứu Vang Úc thực hiện thử nghiệm với 3.000 chai rượu vang đỏ, vang trắng đóng chai bằng nút bần tự nhiên và nút xoáy.

Kết quả cho thấy nút xoáy giữ chất lượng rượu vang tốt hơn nhờ đặc tính kín hoàn hảo, sự điều chỉnh thay đổi gas và đặc biệt, không hề có mùi nút chai (do nút bần bị hỏng). Hơn nữa, việc sử dụng vang cũng thuận tiện hơn khi bạn có thể dễ dàng đậy lại chai khi không uống hết rượu.

Nút xoáy đang ngày một phổ biến hơn, tuy nhiên nút bần rượu vang vẫn tồn tại song song và không mất vị thế

Trong khoảng thời gian từ giữa năm 1976 tới đầu những năm 1980, 20 triệu chai rượu vang Úc đã được đóng bằng nút xoáy. Cùng với Úc, Thụy Sĩ là nước đầu tiên ở châu Âu áp dụng rộng rãi công nghệ này. Tiếp đó, New Zealand, Mỹ, Pháp, Đức, Chilê. Giờ thì ngày càng có nhiều quốc gia và nhà sản xuất rượu vang chuyển sang dùng nút xoáy.

Vừa rồi là những câu chuyện nổi bật xung quanh nút bần của chai rượu vang mà những người uống rượu vang nên biết. Sau những chia sẻ này, theo bạn, giữa nút bần rượu vang truyền thống với nút vặn hiện đại, bạn có nhiều cảm hứng hơn với loại nút nào?[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/4″]

Rượu Vang Chile PRIMUS Cabernet Sauvignon

Liên hệ[/vc_column][vc_column width=”1/4″]-10%

Rượu Vang Argentina La Espera Reserva Malbec

795.000 Giá gốc là: 795.000 ₫.715.000 Giá hiện tại là: 715.000 ₫.Mua hàng[/vc_column][vc_column width=”1/4″]-10%

Rượu Vang Argentina La Espera Gran Reserva Blend

1.485.000 Giá gốc là: 1.485.000 ₫.1.336.000 Giá hiện tại là: 1.336.000 ₫.Mua hàng[/vc_column][vc_column width=”1/4″]-10%

Rượu Vang Argentina La Espera Malbec

480.000 Giá gốc là: 480.000 ₫.432.000 Giá hiện tại là: 432.000 ₫.Mua hàng[/vc_column][/vc_row] Đánh Giá

Từ khóa » Gỗ Bần Có Tốt Không