Những điều F0 Cần Lưu ý Khi Dùng Thuốc điều Trị COVID-19 Tại Nhà

MEDINET
  • TRUNG TÂM Y TẾ
    TT Y tế Dự phòng Thành phốTT Y tế Quận Bình Tân
    TT Y tế Quận 1TT Y Tế Quận Bình Thạnh
    TT Y tế Quận Gò VấpTT Y tế Quận 3
    TT Y tế Quận Phú NhuậnTT Y tế Quận 4
    TT Y tế Quận Tân Bình TT Y tế Quận 5
    TT Y tế Quận Tân Phú TT Y tế Quận 6
    TT Y tế Quận 7TT Y tế Huyện Bình Chánh
    TT Y tế Quận 8TT Y tế Huyện Cần Giờ
    TT Y tế Huyện Củ ChiTT Y tế Quận 10
    TT Y tế Huyện Hóc MônTT Y tế Quận 11
    TT Y tế Huyện Nhà Bè TT Y tế Quận 12
  • TRẠM Y TẾ
    Trạm Y tế Phường 1Trạm Y tế Phường 2
    Trạm Y tế Phường 3Trạm Y tế Phường 4
    Trạm Y tế Phường 5Trạm Y tế Phường 6
    Trạm Y tế Phường 7Trạm Y tế Phường 8
    Trạm Y tế Phường 9Trạm Y tế Phường 10
    Trạm Y tế Phường 11Trạm Y tế Phường 12
    Trạm Y tế Phường 13Trạm Y tế Phường 14
    Trạm Y tế Phường 15
Toggle navigation Thứ hai, ngày 2/12/2024 | TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN SỞI CHO TRẺ TỪ 1 ĐẾN 5 TUỔI ------------- THAM GIA CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN SỞI LÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG ------------- TIÊM VẮC XIN SỞI - CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH SỞI ------------- CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ TOÀN XÃ HỘI ------------- CHUNG TAY PHÁT HIỆN SỚM VÀ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI CÁC BỆNH LÝ ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI ------------- TRẠM Y TẾ - NƠI CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU CHO NGƯỜI CAO TUỔI ------------- KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ GIÚP NGƯỜI CAO TUỔI SỐNG VUI, SỐNG KHOẺ ------------- KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ GIÚP NGƯỜI CAO TUỔI GIẢM GÁNH NẶNG BỆNH TẬT

Truyền thông giáo dục sức khỏe

Cập nhật: 14:38, 6/9/2021 Lượt đọc: 50344

Những điều F0 cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà Những điều F0 cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà Nếu là F0 có thể tự dùng thuốc điều trị COVID-19 theo đơn của bác sĩ tại nhà, đây là những gì bệnh nhân cần lưu ý. 🍀 Nguyên tắc điều trị COVID-19 Không giống như bệnh lý do vi khuẩn gây ra đã có các kháng sinh để điều trị nguyên nhân, hầu hết bệnh lý do virus chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu. Do đó, nguyên tắc chung trong điều trị COVID-19 tương tự như trị bệnh do virus khác, chính là tập trung vào điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng của bệnh nhân và phát hiện, xử trí kịp thời các trường hợp biến chứng của bệnh nhằm giảm tỉ lệ tử vong chung. Để đảm bảo thực thi các nguyên tắc này, việc phân tầng đúng nguy cơ cho người bệnh và giám sát chặt chẽ họ trong khoảng thời gian bệnh dễ diễn biến tăng nặng (từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chỉ những người bệnh được đánh giá là có khả năng (hoặc có người hỗ trợ) chăm sóc bản thân, có thể tự dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, biết cách liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, không có bệnh nền, không thuộc đối tượng sinh lý đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai) mới được cách ly, điều trị COVID-19 tại nhà. 🍀 Lưu ý khi dùng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà bao gồm các thuốc điều trị triệu chứng, thuốc giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, thuốc phòng và điều trị biến chứng. Trong đó, một số thuốc điều trị COVID-19 cần được dùng đúng thời điểm, dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và điều trị về sau. 👉 Thuốc không cần kê đơn - Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc chứa dược chất paracetamol 500 mg thường dùng khi bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt trên 38,5oC, đau đầu hoặc đau nhức mình mẩy. Liều dùng cho người lớn là 01 viên 500mg/ lần, trẻ em mỗi lần 10- 15mg/ kg cân nặng, nên mua thuốc liều lượng thích hợp dành cho trẻ nhỏ. Uống lặp lại mỗi 04 đến 06 giờ nếu còn triệu chứng. - Thuốc bù điện giải: Oresol sử dụng để bù nước, chất điện giải khi bệnh nhân sốt cao, tiêu chảy và nên được chỉ định sớm cho bệnh nhân điều trị COVID-19 nhằm chống cô đặc máu. Pha đúng tỉ lệ theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, người lớn uống theo nhu cầu, trẻ em dưới 5 tuổi uống từng thìa nhỏ dưới sự giám sát của người lớn. - Thuốc nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch: Các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin nhóm B, vitamin C, vi chất dinh dưỡng. Uống theo liều ghi trên nhãn hoặc hướng dẫn sử dụng. 👉 Thuốc cần kê đơn Những thuốc sau đây có thể được kê đơn cho bệnh nhân điều trị COVID-19 để điều trị triệu chứng và biến chứng kèm theo. Cần liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được kê đơn và hướng dẫn cách dùng, liều dùng phù hợp. - Thuốc chống viêm ức chế miễn dịch corticoid: Gồm Dexamethasone, methylprednisolone, prednisolone… Đây là nhóm thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch mạnh do đó không dùng điều trị COVID-19 thể nhẹ ở giai đoạn sớm. Vì khi cơ thể nhiễm virus thì hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế vây bắt và tiêu diệt virus. Nếu dùng corticoid sớm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tự đào thải virus của hệ miễn dịch, dẫn tới thời gian điều trị kéo dài hoặc tăng tỉ lệ gặp biến chứng nặng. Chỉ tới khi phản ứng miễn dịch của cơ thể quá mức gây bão cytokine gây tổn thương phổi cũng như các cơ quan khác và ảnh hưởng đến chức năng sống của bệnh nhân, corticoid mới được chỉ định. - Thuốc chống đông máu: Rivaroxaban, Apixaban được sử dụng điều trị COVID-19 khi bệnh nhân có nguy cơ tăng đông máu gây tắc mạch. - Thuốc kháng virus: Hiện đang trong quá trình thử nghiệm, chỉ dùng cho một số đối tượng dưới sự giám sát chặt của cán bộ y tế, chưa có thuốc nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trên bệnh nhân COVID-19. - Kháng sinh: Kháng sinh không có tác dụng với virus nên chỉ được chỉ định trong những trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng cơ hội. - Thuốc điều trị mất ngủ, ho, nghẹt mũi, thuốc trị ngứa da, ban da…: Dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để tránh ảnh hưởng tới quá trình phục hồi hoặc điều trị. 🍀 Những lưu ý khi bệnh nhân điều trị COVID-19 tại nhà. Duy trì "5K: Khẩu trang- Khử khuẩn- Khoảng cách- Không tập trung- Khai báo y tế" theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chuẩn bị vật dụng hỗ trợ theo dõi: Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ, máy đo phân áp oxy, máy đo huyết áp. Lưu sẵn các số điện thoại cần phòng khi có tình huống khẩn cấp: Số điện thoại cấp cứu, nhân viên y tế phụ trách địa bàn bệnh nhân sinh sống, nhân viên y tế trong các hội nhóm thiện nguyện. Theo dõi hàng ngày các triệu chứng: Mệt mỏi; ho, ho có đàm, ho ra máu; ớn lạnh/ gai rét; viêm kết mạc (mắt đỏ); mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy. Thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo. Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ. Báo ngay với nhân viên y tế khi có biểu hiện tăng nặng của các triệu chứng như: Phân áp oxy dưới 95%; khó thở, tim nhanh, tím môi, tím đầu chi, da xanh, chân tay lạnh; thay đổi ý thức, tâm trạng bất ổn… Với trẻ nhỏ cần lưu ý triệu chứng: Sốt cao, ăn uống kém, nôn, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết... Không dùng thuốc điều trị triệu chứng khi không có triệu chứng. Thận trọng trong sử dụng thuốc. Không dùng cùng lúc nhiều đơn thuốc, đặc biệt chú ý các biệt dược có cùng một hoạt chất để tránh uống quá liều gây ngộ độc (như các biệt dược cùng chứa paracetamol, các loại thuốc đều là vitamin tổng hợp…). Thuốc cần kê đơn phải dùng dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế. TT Y tế Quận 10

TIN KHÁC

  • 1DÙNG PREP ĐỂ CUỘC VUI LUÔN AN TOÀN 2/12/2024
  • 2LỊCH TIÊM SỞI CHO TRẺ TỪ ĐỦ 6 THÁNG ĐẾN DƯỚI 9 THÁNG TUỔI - NGÀY 03/12/2024 (THỨ BA) 2/12/2024
  • 3'K=K THÔNG ĐIỆP GIÚP CHÚNG TA THAY ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS' 2/12/2024
  • 4 NHIỄM MỚI HIV Ở VIỆT NAM ĐÃ GIẢM KHOẢNG 60% 2/12/2024
  • 5TPHCM: BỆNH SỞI Ở NGƯỜI LỚN GIA TĂNG, CÓ SẢN PHỤ SINH NON KHÔNG CỨU ĐƯỢC CON 2/12/2024
  • 6XÉT NGHIỆM HIV LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT CHO BẢN THÂN 1/12/2024
  • 7GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH PHÒNG BỆNH UỐN VÁN, BẠCH HẦU CHO TRẺ 30/11/2024
  • 8LỊCH TIÊM SỞI CHO TRẺ TỪ ĐỦ 6 THÁNG ĐẾN DƯỚI 9 THÁNG TUỔI - NGÀY 01/12/2024 (CHỦ NHẬT) 30/11/2024
  • 9LỊCH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI 14 TRẠM Y TẾ PHƯỜNG THÁNG 12/2024 29/11/2024
  • 10CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI 29/11/2024
  • 11LỊCH TIÊM SỞI CHO TRẺ TỪ ĐỦ 6 THÁNG ĐẾN DƯỚI 9 THÁNG TUỔI - NGÀY 30/11/2024 (THỨ BẢY) 29/11/2024
  • 12CHUYÊN GIA CDC HOA KỲ: CÁC LOẠI THUỐC PREP MỚI GIÚP 'BẺ CONG' BIỂU ĐỒ XU HƯỚNG DỊCH HIV XUỐNG MỨC THẤP NHẤT 29/11/2024
  • 13THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ: ĐẨY NHANH CHIẾN DỊCH TIÊM VACCINE SỞI, ĐẶC BIỆT TẠI CÁC TỈNH TIÊM THẤP 29/11/2024
  • 14PREP LÀ MỘT CAN THIỆP ƯU TIÊN ĐỂ HƯỚNG TỚI KẾT THÚC AIDS VÀO 2030 29/11/2024
  • 15LƯU Ý PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀO MÙA LẠNH 28/11/2024
Văn bản
  • TB về việc triệu tập thí sinh đủ điều kiện tham dự phỏng vấn vòng 2 của Trung tâm Y tế Quận 10 10/5/2022
  • QĐ về việc ban hành Quy chế, nội quy phỏng vấn kỳ tuyển dụng viên chức TTYT Quận 10 năm 2022 10/5/2022
  • Danh mục giá thuốc năm 2021 7/1/2021
  • V/v tăng cường hoạt động truyền thông về chủ đề “Tiêm ngừa để tránh hậu quả của Sởi và Rubella”. 24/1/2019
  • Tăng cường hoạt động truyền thông phòng ,chống bệnh tay chân miệng và bệnh sởi 19/10/2018
  • Kiến thức Tay chân miệng 15/10/2018
  • Tăng cường hoạt động phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết, Tay chân miệng trên địa bàn quận 10 15/10/2018
  • Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng 9/10/2018
  • Triển khai hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trường học 9/10/2018
  • Tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học 9/10/2018
  • Hướng dẫn triển khai hoạt động phòng, chống Tay chân miệng 9/10/2018
  • Tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố 9/10/2018
Tin đọc nhiều
  • CHUYÊN GIA CDC HOA KỲ: CÁC LOẠI THUỐC PREP MỚI GIÚP 'BẺ CONG' BIỂU ĐỒ XU HƯỚNG DỊCH HIV XUỐNG MỨC THẤP NHẤT
  • LỊCH TIÊM SỞI CHO TRẺ TỪ ĐỦ 6 THÁNG ĐẾN DƯỚI 9 THÁNG TUỔI - NGÀY 27/11/2024 (THỨ TƯ)
  • TP HỒ CHÍ MINH ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI SỔ SỨC KHOẺ ĐIỆN TỬ TÍCH HỢP TRÊN ỨNG DỤNG VNEID
  • CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA VIÊM KHỚP GỐI
  • QUẬN 10 RỰC RỠ SẮC MÀU - CHUẨN BỊ ĐƯỜNG CHẠY CHO NGÀY RACE 1/12
  • TRẠM Y TẾ KHÁM SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TẠI NHÀ
Tin videoDịch bệnh tay chân miệng đã từng bùng phát lớn như thế nàoDịch bệnh tay chân miệng đã từng bùng phát lớn như thế nào Bản đồ vị trí Thống kê truy cập
Số lượt truy cập 000512809
  • |
  • Giới thiệu
  • |
  • Đảng - đoàn thể
  • |
  • Tin hoạt động
  • |
  • Văn bản
  • |
  • Bảng giá
  • |
  • Thông báo
  • |
  • Kiến thức Y học
  • |
  • Tài liệu truyền thông
  • |
  • Liên hệ

TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 10

Địa chỉ: 403 Cách mạng tháng tám, Phường 13, Quận 10

Email: ttyt.q10@tphcm.gov.vn

Điện thoại:

Phòng Tổ chức hành chính: (028) 38 68 00 48

Phòng Kế hoạch nghiệp vụ: (028) 38 68 00 49

Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích

Từ khóa » Khoảng Cách Uống Thuốc Kháng Sinh