Những điều ít Biết Về Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ - Image Travel & Events
Có thể bạn quan tâm
Đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hoá thứ 8 của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đờn ca tài tử có vùng ảnh hưởng rộng lớn, lên đến 21 tỉnh thành của miền Nam.
Mục lục
- 1. Đờn ca tài tử Nam Bộ
- 2. Dân ca Nam Bộ
- 3. Lịch sử Đờn ca tài tử Nam Bộ
- 3.1. Lịch sử hình thành
- 3.2. Quá trình phát triển Đờn ca tài tử
- Nửa đầu thế kỉ XIX
- Nửa cuối thế kỉ XIX
- 4. Tiền thân của ca ra bộ và cải lương
- 4.1. Chuyển thể thành ca ra bộ
- 4.2. Ông tổ của sân khấu cải lương
- 5. Đặc điểm cơ bản của Đờn ca tài tử
- 6. Dạy và học Đờn ca tài tử
- 7. Một số tác phẩm tiêu biểu
- Dạ cổ hoài lang
- Lưu Thủy Đoản
- Bình bán vắn
- Kim Tiền Huế
- Hành vân
1. Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật vừa mang tính bác học vừa có chất dân gian gắn liền với mọi sinh hoạt của cư dân Nam Bộ, được cải biên từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm nhạc dân ca, hát đối, hò vè của vùng đất Nam Bộ.
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, khởi thủy là thú tiêu khiển trong thời gian nhàn rỗi của người dân Nam Bộ. Trên hành trình phát triển, Đờn ca tài tử đã nhâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca.
Đờn ca tài tử là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục
Là loại hình nghệ thuật có môi trường diễn xướng rất phong phú và đa dạng, Đờn ca tài tử không phụ thuộc vào các không gian văn hóa hoặc các không gian trình diễn theo mùa vụ nên có thể được chơi ở bất kỳ hoàn cảnh, thời gian nào, miễn người chơi có cảm hứng. Sàn diễn có thể là bất kỳ nơi nào từ biểu diễn dưới bóng mát của cây, trên con thuyền hay đơn giản trên chiếc chiếu trước sân nhà…
2. Dân ca Nam Bộ
Ca nhạc tài tử , Đàn ca tài tử, Đờn ca tài tử, tài tử miệt vườn là một trong những cái tên dùng để nói về dân ca Nam Bộ nói chung và Đờn ca tài tử nói riêng.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính “ngẫu hứng”, “biến hóa lòng bản” theo cảm xúc, trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bài nhạc cổ. Nhạc cụ tham gia trình diễn gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây là violon và ghi ta, đã được “cải tiến” – violon được lên dây quãng 4, còn ghita được khoét phím lõm, để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn.
Nhạc sư Vĩnh Bảo thuyết giảng về Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ tại ĐH Hoa Sen – Phần 1
Nhạc sư Vĩnh Bảo thuyết giảng về Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ tại ĐH Hoa Sen – Phần 2
3. Lịch sử Đờn ca tài tử Nam Bộ
3.1. Lịch sử hình thành
Sau biến cố Kinh đô Huế thất thủ năm 1885 của triều đình Hàm Nghi, ông Nguyễn Quang Đại cùng nhiều quan lại, dân lính triều đình chạy về phương Nam lánh nạn, với vốn ca nhạc Huế sẵn có ông đã cải biên một số bài bản trở thành đặc trưng âm nhạc Nam Bộ và tạo nên phong trào Đờn ca tài tử Nam Bộ ở miền Đông do ông đứng đầu. Nhóm miền Tây (Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho) do ông Trần Quang Quờn đứng đầu, nhóm Bạc Liêu, Rạch Giá do ông Lê Tài Khị (1862 – 1924) quê ở Bạc Liêu đứng đầu và ông được tôn là hậu tổ nhạc Khị.
Sau nhiều năm, ông Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi), Trần Quang Quờn, nhạc Khị và nhiều nghệ nhân khác ở Nam Bộ đã cải biên, sáng tạo bổ sung một số bài bài từ điệu thức Bắc, Nam. Đặc biệt điệu thức Oán Chánh, Oán Phụ là hoàn toàn do những người sống ở vùng đất Nam Bộ sáng tạo nên. Tất cả các bài bản được cải biên, sáng tạo bổ sung đều thể hiện được tính đặc trưng Nam Bộ. Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX (khoản năm 1885)
Đờn ca tài tử Nam Bộ bao gồm Đờn và ca: Đờn theo dòng nhạc tài tử Nam Bộ: Nhạc tài tử Nam Bộ gồm có 05 nốt nhạc chính: Hò, xự xang, xê cóng. Nốt nhạc phụ: Phạn, tồn, là, oan.
Ca tài tử Nam Bộ là ca theo bài bản có sẵn, người viết chỉ dựa vào đó mà đặt lời ca sao cho phù hợp với âm nhạc
3.2. Quá trình phát triển Đờn ca tài tử
Nửa đầu thế kỉ XIX
Nhà Nguyễn lên ngôi, kinh đô đặt ở miền Trung. Các thể chế chính trị, xã hội và văn hóa nghệ thuận, trong đó có âm nhạc – đặc biệt là nhạc lễ, của triều đại này có ảnh hưởng không nhỏ tới cả nước, đặc biệt là vùng đất phía Nam – nơi mà những ảnh hưởng của họ Nguyễn đã hiện diện từ trước đó trên hai trăm năm khi các chúa Nguyễn cát cứ ở Đàng Trong.
Nửa cuối thế kỉ XIX
Đờn ca tài tử ra đời trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược nước ta và trở thành nguồn động viên tinh thần cho nhân dân trong cuôc̣ chiến chống ngoại xâm, đồng thời kiên cường chống chọi với những trào lưu nghệ thuật, âm nhạc mới du nhập từ phương Tây. Từ sau khi sân khấu cải lương “lên ngôi” cho tới nay Đờn ca tài tử vẫn tiếp tục con đường của mình: thích ứng với thời đại, sẵn sàng tiếp nhận cái mới để phát triển, nhưng kiên cường gìn giữ bản sắc cố hữu của mình. Nó tồn tại song song dưới cả hai hình thức: sinh hoạt thính phòng như thuở xưa và những hình thức trình diễn mới như trên sân khấu, trước đông đảo công chúng hoặc tách biệt hẳn với công chúng qua phương thức thu, phát trên các phương tiện truyền thông mới du nhập và các đĩa hát…
Đờn ca tài tử không những không bị hình thức hát mới thay thế hay làm lụi tàn mà còn tiếp tục là chổ dựa vững chắc và là nguồn hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của sân khấu cải lương sau này.
20 bài tổ truyền đờn ca tài tử
4. Tiền thân của ca ra bộ và cải lương
Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, nhưng ít ai biết Đờn ca tài tử chính là tiền thân của 2 loại hình nghệ thuật độc đáo sau này: ca ra bộ và cải lương. Đặc biệt, người có công đầu trong việc chuyển thể Đờn ca tài tử thành 2 loại hình nghệ thuật này là một chí sĩ yêu nước Tây học, ít am hiểu về Đờn ca tài tử Nam Bộ…
4.1. Chuyển thể thành ca ra bộ
Thuở nhỏ, cụ Trương Duy Toản (tự: Mạnh Tự, hiệu: Đổng Hồ, SN 1885 ở quận Tam Bình, tỉnh Cần Thơ, nay là tỉnh Vĩnh Long) học tại Sài Gòn, giỏi chữ Hán và tiếng Pháp.
Năm 1905, cụ làm Thư ký văn phòng Tòa Khâm sứ Nam Vang, đến năm 1907 đổi về Sài Gòn. Lúc này, phong trào Duy Tân của cụ Phan Bội Châu lan vô Nam (gọi là phong trào Minh Tân) do Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương (cha của nhà chí sĩ Nguyễn An Ninh) và Đặng Thúc Liêng bí mật tổ chức.
Năm 1908, cụ Toản gia nhập Hội Minh Tân, tham gia thành lập “Chiêu Nam Lầu” của Nguyễn An Khương ở Mỹ Tho. Sau đó, cụ sang Nhật hoạt động trong phong trào Đông Du, làm thư ký cho Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, rồi về nước (khi phong trào Đông Du bị giải tán).
Năm 1913, Trương Duy Toản theo Cường Để sang Pháp đưa Giác thư phê phán chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương, bị bắt giam ở khám La Santé (Paris). Đến tháng 4.1916, cụ được trả tự do và trục xuất về Sài Gòn, quản chế tại làng Nhơn Ái (quận Phong Điền, tỉnh Cần Thơ).
Làng Nhơn Ái là đất mới khai phá cuối thế kỷ XIX do cư dân miền Trung – đa phần là người Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) vào đây mở đất (tên gọi huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ ngày nay bắt nguồn từ đây). Tại đây, có phong trào ĐCTT phát triển rất mạnh. Hòa mình vào cuộc sống của người dân quê thống khổ, từ những bản ĐCTT, cụ Toản sáng tác những bài ca rút từ truyện thơ Lục Vân Tiên theo điệu Tứ đại oán (Lão quán ca, Vân Tiên mù, Khen chàng Tử Trực…) hoặc Kiều oán, Từ Hải… rút từ Truyện Kiều cho ban tài tử Ái Nghĩa (Phong Điền) biểu diễn.
Điểm đặc biệt của những bài ca này là người biểu diễn vừa hát, vừa tạo cử chỉ, điệu bộ với những sắc thái đa dạng theo giai điệu và nội dung bài ca nên rất nhộn nhịp. Chính vì vậy, những sáng tác của cụ Toản được gọi là ca ra bộ (vừa hát vừa tạo cử chỉ, điệu bộ). Theo những tài liệu còn lưu lại, cụ Toản là một chí sĩ yêu nước, chịu ảnh hưởng Tây học, ít am hiểu ĐCTTNB.
4.2. Ông tổ của sân khấu cải lương
Những bài ca ra bộ của cụ Toản sau đó được nhóm Amis Sa Đéc của André Thận dàn dựng và biểu diễn. Cụ Toản lại viết thêm các bài ca ra bộ: Bùi Kiệm mê sắc Nguyệt Nga (3 vai Bùi Kiệm, Bùi Ông và Nguyệt Nga); Kim Kiều hạnh ngộ (2 vai)… Dần dần, ca ra bộ lan qua Vĩnh Long. Ông Tống Hữu Định lại dàn dựng và biểu diễn…
Năm 1910, ở Mỹ Tho, ông Nguyễn Tống Triều (Tư Triều) thành lập ban ca ra bộ Tư Triều với Tư Triều (đờn kìm), Chín Quán (đờn độc huyền), Năm Diệm (đờn tỳ bà), Bảy Võ (đờn cò), Mười Lý (thổi tiêu), cô Hai Nhiễu – con ông Tư Triều (đờn tranh) và cô Ba Đắc (ca).
Khi biểu diễn, tất cả các nhạc công đều ngồi trên bộ ván; còn người ca thì đứng cạnh đó. Bài “ruột” của ban ca ra bộ Tư Triều là bản tứ đại oán Bùi Kiệm ghẹo Nguyệt Nga. Mỗi khi trình diễn bản này, cô Ba Đắc vừa ca vừa ra điệu bộ của 3 nhân vật (Bùi Ông, Bùi Kiệm và Nguyệt Nga). Lối diễn tấu mới này đã chinh phục đông đảo khán giả bởi sự mới mẽ, sinh động và hấp dẫn. Ban được mời đi biểu diễn ở nhiều nơi; kể cả ở Pháp…
Năm 1920, thầy Năm Tú dàn dựng vở cải lương Kim Vân Kiều của cụ Toản, đánh dấu sự ra đời của loại hình cải lương ở Nam Bộ. Cụ Toản để lại cho hậu thế một số vở tuồng nổi tiếng để hình thành loại hình cải lương ở Nam bộ như: Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Trang Châu mộng hồ điệp, Lưu Yến Ngọc cứu cha đại hiếu…Theo nhiều nguồn tin, cụ Toản mất năm 1957, được an táng tại quê nhà. Tuy nhiên, sau thời gian cất công đi tìm, người viết phát hiện nơi an nghỉ của cụ nằm trong khuôn viên nghĩa địa Chiếu Minh Tam Thanh, ngay chân cầu Hưng Lợi (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ).
5. Đặc điểm cơ bản của Đờn ca tài tử
Các bài bản của Đờn ca tài tử được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam. Các bài bản này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cô và đặc biệt là từ 20 bài gốc cho 4 điệu, gồm: 6 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 7 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 3 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia li).Nhạc cụ được sử dụng trong đờn ca tài tử khá phong phú. Bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan,… Từ khoảng năm 1930 thì có thêm đàn ghita phím lõm, violin, ghita Hawaii (đàn hạ uy cầm).
Người thực hành Đờn ca tài tử gồm người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ, người đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới, người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến… Người Đờn (Danh cầm) là người chơi nhạc cụ và người ca là người thể hiện các bài bản bằng lời.
Để tạo nên những bản đờn ca hay, cuốn hút lòng người cần có sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa cả đờn và ca. Tiếng đờn cất lên, tiếng ca vang vọng khắp sông nước như nói hộ tiếng lòng của người dân. Ở đó có niềm vui, có nỗi buồn, có hạnh phúc và cả sự chia ly.
Đầu thế kỷ XX, ông Cao Văn Lầu (còn gọi là Sáu Lầu) đã sáng tác bài Dạ cổ hoài lang (Vọng cổ), là một trong những bài hát nổi tiếng và phổ biến nhất của Đờn ca tài tử, được cộng đồng tiếp nhận, phát triển từ nhịp 2, 4, 16, 32… đến nhịp 64.
6. Dạy và học Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử Nam Bộ được truyền dạy theo hai hình thức: truyền ngón và truyền khẩu – thầy truyền trực tiếp kỹ thuật đờn, ca cho học trò tại nhóm, câu lạc bộ, hoặc tại nhà thầy,… Đặc biệt, còn có hình thức truyền dạy trong gia đình, dòng họ và truyền ngón, truyền khẩu kết hợp với giáo án, bài giảng (nốt ký âm theo kiểu phương Tây và chữ nhạc Việt Nam) tại một số trường văn hóa nghệ thuật địa phương và quốc gia.
Thông thường, người học đàn cần ít nhất 3 năm để có được những kỹ năng cơ bản, như: rao, rung, nhấn, khảy, búng, phi, vê, láy, day, chớp, chụp… rồi học chơi độc chiếc, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, lục tấu với các nhạc cụ khác nhau kết hợp các điệu (hơi): Bắc, Hạ (nhạc), Xuân, Ai, Oán… để diễn tả tâm trạng, tình cảm vui, buồn.
Người học ca (đơn ca, song ca) học những bài truyền thống, rồi trên cơ sở đó sáng tạo cách nhấn nhá, luyến láy tinh tế theo nhạc điệu và lời ca của bài gốc cho phù hợp với bạn diễn và thẩm mỹ cộng đồng. Người đàn dạo nhạc mở đầu (Rao), người ca mở đầu bằng “lối nói” để tạo không khí, gợi cảm hứng cho bạn diễn và người thưởng thức. Họ dùng tiếng đàn và lời ca để “đối đáp”, “phụ họa” tạo sự sinh động và hấp dẫn của dàn tấu.
Những người thực hành Đờn ca tài tử Nam Bộ luôn tôn trọng, quý mến, học hỏi nhau tài nghệ, văn hóa ứng xử, đạo đức… góp phần gắn kết cộng đồng, xã hội, cùng hướng tới giá trị “chân, thiện, mỹ”.
Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử Nam Bộ, cộng đồng còn góp phần giới thiệu, bảo tồn và phát huy các tập quán xã hội khác liên quan, như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công…
Đến nay, Đờn ca tài tử Nam Bộ vẫn được thực hành ở mọi lúc, mọi nơi: trong lễ hội, ngày giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt… Khán giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo lời mới. Lễ giỗ Tổ vẫn được duy trì vào ngày 12 tháng 8 Âm lịch hằng năm. Đối với người phương Nam, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu và là di sản văn hóa phi vật thể quý giá của cộng đồng. Hoạt động văn hóa cộng đồng này đang góp phần phục vụ du lịch bền vững ở địa phương, duy trì sự đa dạng văn hóa của quốc gia và quốc tế.
7. Một số tác phẩm tiêu biểu
Dạ cổ hoài lang
Dạ cổ hoài lang là bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên.
Dạ Cổ Hoài Lang Vũ Đàm Thùy Dung
Lưu Thủy Đoản
Lưu Thủy Đoản xuất xứ từ nhạc miền Trung , trong Nam Việt Nam còn gọi là Lưu Thủy Vắn
Bình bán vắn
Bình bán vắn, tức là bản nhạc ngắn, câu chữ, nhịp thức cũng đều rút ngắn (nằm ở cung Bắc tức hơi Bắc). Bản Bình bán vắn có 22 câu nhịp đôi (mỗi câu hai nhịp) và song loan chiếc. Nó không được liệt vào 20 bài bản Tổ, nhưng là một trong những giai điệu khá phổ biến của giới tài tử. Có nghĩa là bản Bình đoản – Bình bán vắn – Kim tiền Huế. Là một chỉnh thể trong nhạc tài tử và được diễn tấu liên hoàn cả ba thể điệu này. Còn trong cải lương thì mỗi thể điệu được tách riêng và sử dụng độc lập. Tính chất giai điệu xôm tụ, vui nhộn, màu âm tươi tắn và trữ tình. Thường xuất hiện ở nhũng tình huống hài và sử dụng cho những nhân vật tính cách và hài hước. Thông thường nó xảy ra ở tình huống dự báo và phát triển xung đột, chứ không tự gây xung đột kịch. Trước năm 1975, nhiều soạn giả cải lương thường sử dụng thể điệu Bình bán vắn, nhưng từ sau 75 thì ít được khai thác trở lại.
Kim Tiền Huế
Từ dòng nhạc miền Trung (Huế) phát triển thành. Nằm trong Thập thủ lien hoàn. Khi hòa tấu Cải lương thường đi cùng bài Lưu Thủy Đoản và bài Bình Bán Vắn thành bộ Lưu – Bình – kim
Dùng nhiều trong trường hợp đối đáp, cãi nhau, trấn áp, hâm dọa, quyết định một vấn đề. Có thể thay thế bài Mẫu Tầm Tử.
Hành vân
Tổng hợp
Từ khóa » Nghệ Thuật đờn Ca Tài Tử Nam Bộ
-
Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Thế Giới Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ - Mega Story
-
Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Nghệ Thuật đờn Ca Tài Tử Nam Bộ: Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể đại ...
-
Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ | Ban Dân Vận Trung ương
-
Đờn Ca Tài Tử Là Gì? Ông Tổ Và Thuyết Minh Về đờn Ca Tài Tử.
-
Đờn Ca Tài Tử Là Gì? Đặc điểm Của đờn Ca Tài Tử Nam Bộ - Ẩm Thực
-
Lịch Sử Nguồn Gốc Của Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ
-
Tổ Chức Hội Thi Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tử
-
Hội Thi Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tử, Không Gian Đờn Ca Tài Tử
-
Giữ 'hồn Cốt', Lan Toả Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tử
-
Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Bộ Môn Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tử ...