Những điều ít Người Biết Về Lễ Cúng 49 Ngày Cho Người đã Mất
Có thể bạn quan tâm
- Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày cho người đã mất
- Văn khấn lễ cúng 49 ngày cho người đã mất
- 49 ngày sau khi người thân mất nên làm gì?
- Chấp hành Phật pháp
- Chăm làm việc thiện
- Sắp đặt cúng tế đúng cách
Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày cho người đã mất
Theo kinh Địa Tạng nói: Người chết sau 49 ngày, gọi là Chung Thất, thì vong linh của người mất, tùy nghiệp mà thọ sinh chiêu cảm quả báo.
Nếu khi còn sống chăm làm nhiều điều thiện lành thì sẽ được thọ sinh về cảnh giới an lành. Còn nếu khi sống làm nhiều điều ác thì thọ sinh vào cảnh khổ. Tùy thuộc vào nghiệp thiện ác cho họ tạo ra mà thọ sinh qua các loài và các cảnh giới sai biệt trong vòng lục đạo luân hồi.
Theo lời Phật dạy, các Phật tử thường hay cúng Trai Tăng vào ngày chung thất. Mục đích là nhờ sức chú nguyện của chư Tăng Ni, gọi là đức chúng như hải, mà hương linh thác sinh về cảnh lành.
Xét theo ý nghĩa của hai chữ cầu siêu thì không phải chỉ thực hiện trong 49 ngày. Vì cầu siêu có nghĩa là cầu mong vượt qua: "Từ cảnh giới tối tăm xấu ác, vượt qua đến cảnh giới tốt đẹp an lành". Do đó, lúc nào ta cũng phải cầu siêu cho chính bản thân và cho sự an lành của mọi người.
Cầu siêu cho ta và cho người thoát khỏi khổ đau để được an vui giải thoát mãi mãi, chứ không phải chỉ trong phạm vi 49 ngày.
Việc tụng kinh niệm Phật được các Phật tử và thân nhân trong gia đình tiếp tục duy trì sau 49 ngày, đó là việc làm rất tốt. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên tụng kinh niệm Phật để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc.
Đồng thời, sau mỗi lần tụng kinh niệm Phật, Phật tử cũng nên cầu nguyện cho hương linh thân nhân của mình cũng như cho những vong hồn khác, rộng hơn nữa là cho cả pháp giới chúng sinh hữu tình vô tình đều trọn thành Phật đạo. Điều này thể hiện tấm lòng từ bi, vị tha của Phật tử.
Văn khấn lễ cúng 49 ngày cho người đã mất
Nam mô A di đà phật
Nam mô A di đà phật
Nam mô A di đà phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Hôm nay là ngày………..tháng………..năm…………. (âm lịch), tức là ngày………….tháng………..năm…….. (dương lịch). Tại địa chỉ:………….. Con trai trưởng là: …………… Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là Mẹ)/Vâng theo lệnh của phụ thân (nếu là Cha), các chú bác, anhrẻ cùng chị gái, em trai em gái và các dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy. Hôm nay nhân ngày lễ Chung Thất theo nghi lễ cổ truyền, kính cẩn sắm lễ cúng 49 ngày dâng lên, bao gồm : ... (Mọi người đọc tên các lễ vật đã sắm). Kính dâng lễ mọn với tấm lòng thành. Trước linh vị hiển chân linh. Xin kính cẩn trình đọc văn khấn lễ cúng 49 ngày thưa rằng: Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (nếu là người Cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là người Mẹ). Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng biết là bao. Mất lâu nay thở than trầm mơ màng. Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng hớn hở chừng nào. Thác thời kể tháng kể ngày buồn tênh mọi lẽ. Tính đến nay Chung Thất tới tuần. Lễ bạc nhưng tâm thành gọi là có nén nhang.
Xin mời hiển
Xin mời hiển
Xin mời hiển
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về tâm hưởng. Kính cáo: Liệt vị Tôn Thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ và toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nam mô A di Đà phật
Nam mô A di Đà phật
Nam mô A di Đà phật
49 ngày sau khi người thân mất nên làm gì?
Chấp hành Phật pháp
Khi gia đình có người mất, điều quan trọng nhất là những người còn sống nên chấp hành theo Phật pháp để giúp vong linh được siêu thoát.
Trong đám tang, khi nhập liệm, gia đình nên mang những đồ quý báu của người mất bố thí cho người nghèo rồi hồi hướng công đức ấy cho người chết.
Lễ tang nên được cử hành đơn giản, bởi nếu tổ chức quá rườm rà thì chỉ khiến tốn kém tiền bạc, sức lực mà người chết thì không được lợi ích gì, còn phải gánh chịu nghiệp quả xấu. Gia đình hãy biết tiết kiệm, vì người chết mà tích phúc báo, làm việc công đức như cúng dường Tam bảo, phóng sinh, in kinh, cứu giúp người nghèo khổ. Nhờ những công đức này sẽ hồi hướng cho người vãng sinh, giúp họ được lợi ích thù thắng.
Trong khoảng thời gian từ khi mất đến 49 ngày, thân quyến không nên sát sinh đãi đằng cúng tế bởi làm vậy sẽ khiến người mất bị oan đối không được siêu thoát.
Gia đình luân phiên niệm Phật và khai thị nhắc nhở hương linh, thì nhất định sẽ giúp người thân mình được giải thoát.
Đối với Pháp sư, gia đình nên chọn mời những bậc đạo hạnh chân chính.
Chăm làm việc thiện
Theo quan điểm của đạo Phật, khi làm việc thiện phải lấy hạnh bố thí làm gốc. Gia đình nên đem di sản của người đã mất đi bố thí là tốt nhất, để hương linh được lợi ích. Hoặc, bố thí của cải của gia đình người thân hoặc của bà con, bạn bè mà giúp vào cũng được, người chết chắc chắn được lợi ích.
Trong kinh Ưu-bà-tắc có nói: "Nếu người cha chết rồi bị đọa vào trong Ngạ quỷ, mà người con vì cha làm những việc phúc đức, nên biết, người cha liền được hưởng thọ. Nếu được sinh lên Trời thì người chết không còn nghĩ đến vật dụng trong cõi Người nữa. Vì sao? Vì ở cõi Trời, người ta đã được đầy đủ bảo vật thù thắng rồi. Nếu phải đọa vào địa ngục, thì thân họ phải chịu bao nhiêu khổ não, không được thảnh thơi để nhớ nghĩ luyến tiếc mọi vật, vậy nên không được hưởng thọ. Kẻ đọa vào súc sinh, nên biết cũng như thế. Nếu hỏi tại sao ở trong ngạ quỷ người chết có thể liền được hưởng thọ lợi ích, thì biết vì người ấy sẵn có lòng tham lam bỏn xẻn, cho nên phải đọa vào ngạ quỷ. Khi đã làm ngạ quỷ, họ thường hay hối hận tội lỗi ngày trước, suy nghĩ muốn được lợi ích, bởi thế họ được hưởng lợi ích".
Đấy là nói rõ chỗ lợi của quỷ thú, còn đối với công phu làm việc phúc thiện, thật không luống uổng, vì không những kẻ chết, mà người sống hiện tại cũng chung phần được hưởng.
Như trong kinh nói: "Nếu như kẻ chết đã thác sinh vào ác đạo khác, nhưng còn bao nhiêu bà con còn đọa trong ngạ quỷ, nếu người sống có làm việc phúc đức, tức thì họ cũng đều được lợi ích. Vì thế, người có trí, nên vì ngạ quỷ mà siêng năng làm việc công đức".
Trong kinh Vô Thường có ghi chép: "Sau khi người thân mất, gia đình nên lấy y phục mới mẻ của người chết, hoặc lấy những vật thọ dụng của kẻ còn sống: chia làm 3 phần, vì người chết đó mà cúng dường Phật-đà, Đạt-ma và Tăng-già (Tam bảo). Nhờ đó mà người chết dù nghiệp nặng cũng trở thành nhẹ và được công đức phúc lợi thù thắng. Không nên đem những y phục tốt đẹp mặc cho người chết để đem đi tống táng. Vì sao? Vì không có lợi gì. Chỉ nhờ những công đức làm việc phúc báu nói trên, người chết dù đọa vào Ngạ quỷ, cũng được hưởng rất nhiều lợi ích".
Thân quyến hãy lưu ý một điều, khi lấy di sản của người chết để làm việc phúc đức thì phải xem xét rõ người ấy lúc còn sống tính có bỏn sẻn hay không.
Sở dĩ như vậy, vì khi thấy gia đình người thân đem di sản của mình ra làm Phật sự hay bố thí, thấy vật dụng đó bây giờ thành sở hữu của kẻ khác, người chết liền sinh lòng giận hờn, tiếc nuối, rồi khởi lên tà niệm, liền bị nghiệp lực dắt vào ác đạo.
Người thân có thể khai thị cho người chết những lời như sau: "Ông/bà tên… Nay ta vì ông/bà mà đem di sản của ông/bà làm Phật sự hay bố thí. Làm như thế, tức là lấy của cải hữu lậu làm việc vô lậu, nhờ ở công đức này, ông/bà sẽ được siêu sinh Tịnh độ, thoát khỏi cảnh sinh tử luân hồi. Ông/bà phải chăm lòng thành kính niệm Phật A-di-đà, cầu Ngài đến cứu độ cho. Đối với di sản, ông/bà cần phải rời bỏ, chớ nên bận lòng, phải hoàn toàn không mến tiếc tham đắm mới được. Vì những thế tài (tài sản thế gian) dù có hoàn toàn để lại, ông/bà cũng không thể thọ dụng được nữa. Như thế, đối với ông/bà, chúng đã thành vô dụng, còn luyến tiếc làm gì?".
Sắp đặt cúng tế đúng cách
Sau khi có người mất, gia quyến nên lưu ý cách sắp đặt cúng tế cho đúng. Theo đó, không nên sát sinh bởi việc làm này khiến liên lụy khổ quả cho người chết. Thân trung ấm nếu một phen thấy được việc ấy lập tức bảo thôi; nhưng ngặt nỗi âm, dương cách trở, người thân gia đình không thể nào nghe được, vẫn trở lại sát sinh như thường. Kẻ chết không thể ngăn nổi sân niệm khởi lên, liền phải đọa vào địa ngục.
Cách sắm đồ cúng tế đó là nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sinh vật.
Kinh Địa Tạng đã nói: "Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỷ thần đã không có một mảy may phúc đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết. Dù cho người chết, đời sau hoặc đời này có thể chứng được Thánh quả, hoặc sinh lên Trời, nhưng khi lâm chung bị gia đình làm những ác nhân ấy (tức là nhân sát hại) làm cho họ phải liên lụy nhiều bề, chậm sinh về chỗ lành. Huống chi kẻ chết đó khi sống còn chưa từng làm một chút việc lành, chỉ một bề nương theo gốc nghiệp mà tạo tác, theo lý phải chịu vào ác thú. Nỡ nào gia đình người thân lại gây thêm nghiệp cho họ?".
Lắng nghe lời dạy của kinh Phật, gia đình thân quyến nên lưu tâm đến điều này để người đã mất được siêu thoát.
Xem thêm: Cúng 49 ngày là gì? Tục lệ cúng 49 ngày có ý nghĩa như thế nào?
Từ khóa » Cách Cúng 49 Ngày Cho Người đã Mất
-
#Cúng 49 Ngày | Ngoài Mộ | Ở Nhà | Cần Sắm Lễ Những Gì?
-
Cúng 49 Ngày Cho Người đã Khuất Và Những điều Cần Biết
-
Lễ Cúng 49 Ngày Cho Người Thân Mới Mất
-
Hướng Dẫn Chuẩn Bị Lễ Cúng 49 Ngày Cho Người Thân Mới Mất
-
Hướng Dẫn Lễ Cúng 49 Ngày Cho Người Mới Mất - Lạc Hồng Viên
-
Sắm Lễ Cúng 49 Ngày Cần Những Gì? Bài Văn Cúng 49 Ngày
-
Cúng 49 Ngày Hay 50 Ngày Cho Người Đã Mất, Hướng Dẫn Chuẩn ...
-
Cúng 49 Ngày Gồm Những Gì? Cúng 49 Ngày Như Thế Nào Là Đúng?
-
Cách Cúng 49 Ngày ❤️️Cách Tính Ngày, Bài Cúng, Sắm Lễ Cúng
-
Bài Cúng 49 Ngày Cho Người Mới Mất Chính Xác Nhất 2022
-
Cúng 49 Ngày: Sau Khi Người Thân Mất, Gia Quyến Nên Làm Gì?
-
Sắm Lễ Cúng 49 Ngày Ngoài Mộ Bao Gồm Những đồ Gì?
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Sắm Lễ Bày Trí Cúng 49 Ngày đầy đủ Nhất
-
49 Ngày Sau Khi Chết Gia Quyến Nên Làm Gì? - ĐĐ. Thích Tâm Đức