Những điều Kiêng Kỵ Trong đêm Giao Thừa 2022

Những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa 2023Điều cấm kỵ trong đêm giao thừa Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Những điều cấm kị trong đêm giao thừa

  • 1. Điều kiêng kị trong đêm giao thừa
  • 2. Những điều kiêng kỵ lúc đón giao thừa
  • 3. Những điều kiêng kỵ trong thờ cúng tổ tiên

Thời khắc giao thừa là một thời điểm linh thiêng trong một năm. Chính vì vậy trong lễ Giao thừa mọi người luôn chú ý không phạm phải những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa để mong một năm mới bình an cho cả gia đình. Sau đây là điều cấm kỵ trong đêm giao thừa trong dịp Tết nguyên đán Quý Mão 2023, mời các bạn cùng theo dõi.

  • Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
  • Văn khấn ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Những điều kiêng kỵ trong đêm Giao thừa và những ngày đầu năm mới đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam nhằm mang lại nhiều may mắn, bình an và tránh điều xui xẻo.

1. Điều kiêng kị trong đêm giao thừa

Không nói lời xui: Trong thời khắc đầu năm mới, người xưa rất kỵ các từ ngữ thể hiện sự thiếu hụt như “hết”, “thiếu” hay những từ phủ định như “không cần”, “không có”. Vì vậy, vào bữa ăn ngày cuối năm (tất niên), nếu người nhà gắp thức ăn cho bạn và bạn không muốn ăn thì có thể bảo là “con có rồi” hay “con có nhiều quá rồi”. Bên cạnh đó, cần tránh nói về điềm xui như bệnh tật, mất mát, thua lỗ,…

Không cãi nhau: Vào đêm Giao thừa, các thành viên trong gia đình cũng không nên cãi nhau hay to tiếng với nhau. Tết là dịp gia đình đoàn tụ, sum vầy, đừng biến không khí vào dịp đầu xuân trở nên buồn hơn bởi những hiểu lầm, xích mích.

Ngoài ra, Tết cũng là thời điểm bạn không nên nói tục chửi bậy vì đó là những lời không hay, không phù hợp với không khí đón Tết, mừng năm mới. Hãy dùng những lời lịch sự, cách nói chuyện vui vẻ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Không ăn cháo trắng: Theo quan niệm của dân gian, chỉ có những gia đình nghèo khổ, không có tài sản mới phải ăn cháo. Chính vì thế, vào bữa cơm đầu tiên của năm mới, mọi người không nên nấu cháo ăn mà thay vào đó là ăn những món khác.

Ngoài ra, sáng mùng 1 Tết còn được gọi là ngày “muôn thần tề tựu”, việc ăn cơm nóng, những món ăn trang trọng, đủ đầy cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Những điều kiêng kị trong giao thừa

2. Những điều kiêng kỵ lúc đón giao thừa

1. Tránh gây ra tiếng động lớn vì tiếng động lớn đánh thức ác quỷ.

2. Kỵ soi gương để tránh gặp “ác ma”.

3. Kỵ đổ dầu đèn ra nền nhà, nếu như mùi dầu mà át cả mùi rượu thì “ma quỷ” sẽ tỉnh dậy, khiến tai họa lũ lượt kéo đến.

4. Kỵ làm vỡ đồ vật vì như vậy sẽ có ý “phá vận”.

3. Những điều kiêng kỵ trong thờ cúng tổ tiên

1. Người Hoa quan niệm rằng, trước khi mời linh hồn tổ tiên về thì các thành viên trong gia đình phải đầy đủ, đồ cúng phải chu toàn. Nếu không thì mang ý nghĩ không tốt, dẫn đến gia đình không đoàn viên, tiền tài không dồi dào.

2. Sau khi đã mời linh hồn tổ tiên về thì chỗ hai bên bàn thờ không ai được ngồi. Nếu ngồi ở đây thì cũng như đang tranh giành chỗ ngồi của tổ tiên.

3. Không được tranh cãi ầm ĩ, càng không được phép mắng chửi người, nếu không chính là thể hiện sự không tôn kính tổ tiên. Không được đem trà uống thừa giội trên mặt đất để tránh lẫn lộn với vẩy nước.

4. Lúc đại tế linh hồn tổ tiên không được gọi to tên của trẻ nhỏ để tránh quỷ hồn vô chủ ngoài cửa lớn sau khi nghe được sẽ gây ra chết yểu.

5. Trong khi ăn cơm kỵ người khách đến làm phiền bởi vì sẽ làm cho cả gia đình không được an bình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của HoaTieu.vn.

Từ khóa » Khóc Trong đêm Giao Thừa