Những điều Lưu ý Khi Nuôi Sóc Cảnh - PetXinh

Nội Dung

  • Các vấn đề lưu ý về thức ăn cho sóc
    • Thực phẩm ăn được và các vấn đề cần lưu ý khi nuôi sóc
    • Thực phẩm không thể cho sóc ăn
  • Những điều cần lưu ý về môi trường sống

Cũng như bất kỳ loại thú cưng nào. Sóc cảnh nói chung và đất đất nói riêng cũng có nhiều điều cần lưu ý khi chăm sóc các bé. Cùng PetXinh tìm hiểu các vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc nuôi dưỡng các bé sóc cảnh dưới đây nha.

Các vấn đề lưu ý về thức ăn cho sóc

Thực phẩm ăn được và các vấn đề cần lưu ý khi nuôi sóc

Sóc thuộc nhóm loài động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn được nhiều thứ. Tuy nhiên nguồn thực phẩm chính vẫn là các loại hạt và các loại rau xanh củ quả. Trong quá trình ăn uống, bạn nên chọn loại quả chín vừa có vị ngọt. Các loại thực phẩm như dưa chuột cà chua, cam táo cũng có thể cho sóc ăn. Không nên cho sóc ăn các loại chín dập, chín hư, có dấu hiệu oxi hóa thâm đen. Khi thấy cái cây, hạt quả có mùi vị không bình thường, bị lên men. Thì không nên cho các bé ăn để tránh gây tiêu chảy.

Các bé sóc ăn thức ăn là trái cây, rau quả tươi do vậy lượng nước tiêu thụ hằng ngày cũng không cần cao. Tuy nhiên phải chú ý cho các bé uống nước sạch. Nước đã qua lọc và xử lý đun sôi để nguôi. Nên thay nước thường xuyên để tránh nước bị vi khuẩn.

Sóc cũng rất thích ăn các loại hạt chẳng hạn như hạt hướng dương, hạt bí, hạt dưa… Sóc đất thích ăn hạt hướng dương. Tuy nhiên nên lưu ý hàm lượng chất béo trong hạt hướng dương cao và ăn quá nhiều có thể gây béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng và các vấn đề khác. Nên chúng ta cho ăn theo liều lượng hợp lý. Không phải cứ thấy bé thích ăn là cho ăn nhiều.

Một điểm cũng cần lưu ý là vào mùa đông, các bé cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm. Do đó, hạt hướng dương chỉ có thể được sử dụng làm đồ ăn nhẹ hoặc là một loại thức ăn không thiết yếu để tăng cường năng lượng cho các bé sóc.

Thực phẩm không thể cho sóc ăn

Sóc là động vật ăn tạp. Tuy nhiên lưu ý không nên cho ăn các loại thứ ăn sau:

  • Thực phẩm cay (tính kích thích): Như hạt tiêu, tiêu xanh, hành tây, tỏi, gừng, tỏi tây.
  • Hạt đào, mận, táo… : Được cho là khiến nhịp tim của sóc đập nhanh, có thể dẫn đến sốc và các triệu chứng khác.
  • Thức ăn của con người: Thức ăn đã được nấu chín, quá nhiều dầu mỡ và lượng muối quá lớn, rất có hại cho sức khỏe của sóc.
  • Không cho các bé ăn sản phẩm từ thịt cá hay các loại động vật khác.
  • Sóc không nên ăn côn trùng. Mặc dù côn trùng rất bổ dưỡng, nhưng chúng sẽ làm tăng sự hoang dã của sóc sau khi ăn
  • Không cho sóc ăn socola và các thực phẩm chứa cafein hay các chất kích thích. Các sản phẩm này có thể làm bé kích thích quá mức. Ảnh hưởng tâm trạng các bé sóc, nguy hiểm hơn có thể gây tim đập quá nhanh gây trụy tim.
  • Một số loại trái cây và rau quả không nên ăn quá nhiều: bắp cải, hạt cải, rau diếp, xà lách, cỏ linh lăng, dưa chuột, cà chua, cà tím, chuối, cam, dưa hấu, lê (Những thực phẩm trên có thể ăn, nhưng không quá nhiều)
Những điều lưu ý khi nuôi sóc cảnh 1

Tuyệt đối không cho sóc ăn thực phẩm có vị cay nồng như ớt, tỏi, tiêu, gừng…

Đối với khay thức ăn, chúng ta nên chọn loại chuyên dụng dành cho thú cưng. Chọn loại có khóa gắn vô chuồng, tránh các bé đùa giỡn chạy nhảy lật chén ăn. Đã từng xuất hiện trường hợp khay thức ăn lật úp đè chết sóc con.

Những điều cần lưu ý về môi trường sống

Để chuồng sóc nơi khô tháng, mát mẻ. Trong môi trường ẩm ướt, dễ phát sinh các bệnh về da cho sóc. Môi trường ẩm ướt dễ gây nấm mốc, chất thải và thức ăn phân hủy sẽ có mùi gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp cho sóc.

Sóc là động vật ưa hoạt động, thích nhảy nhót. Vì vậy không nên nuôi dưỡng các bé trong không gian chật hẹp, cản trở sự phát triển của sóc và ảnh hưởng lớn đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày của sóc, gây thiếu canxi, còi xương, bệnh đường tiêu hóa.

Sóc là động vật khá nhút nhát. Không nên đem bé tới nơi đông người hay những nơi ồn ào như công viên, rạp hát. Điều này dễ dọa sợ các bé, ảnh hướng đến tâm trạng, gây stress. Làm các bé sóc sợ hãi, khó ăn, khó tiêu, nghiêm trọng là có thể stress và tử vong.

Không đặt chuồng sóc nơi bụi bặm, nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Đặt lồng sóc cách xa TV, máy tính, tủ lạnh và các thiết bị gia dụng khác và thiết bị không dây. Người ta biết rằng bức xạ có hại cho con người. Đương nhiên, chúng ta cũng không thể ngăn chặn bức xạ và tránh phóng xạ, nhưng chúng ta có thể tránh xa phóng xạ nhiều nhất có thể.

Sóc không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào mùa hè trong một thời gian dài, sẽ gây ra say nắng. Và đặc biệt, Không nên tắm bằng nước cho sóc khi bạn không biết cách. Sóc rất nhỏ, sức đề kháng khi bị trúng nắng trúng nước rất thấp. Đặc biệt sóc là động vật khá nhạy cảm với nhiệt độ. Vì thế đừng tắm bằng nước cho các bé sóc nha.

Những điều lưu ý khi nuôi sóc cảnh 2

Không nên tắm bắng nước. Hãy sử dụng bọt tắm khô hoặc phấn tắm khô để tắm cho sóc nhé.

Nếu người các bé sóc quá dơ, bạn có thể dùng khăn bông, vải bông, xịt bọt tắm khô cho thú cưng để lau chùi vét dơ. Nếu người các bé lỡ dính nước, hoặc quá hôi. Bạn hãy lau khô thật nhanh và dùng các loại phấn tắm khô cho thú cưng rắc làm khô phần lông bị ướt nhé.

Từ khóa » Sóc Bay Bị Trúng Gió