Những điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Hậu Sản Sau Sinh | TCI Hospital

Cụm từ “hậu sản” chắc không còn quá xa lạ với các mẹ bầu tuy nhiên cũng có thể mẹ chưa hiểu rõ về hậu sản cũng như cách phòng tránh các nguy cơ sau sinh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích mà mẹ bầu nên biết về hậu sản.Những điều mẹ bầu cần biết về hậu sản sau sinh

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Hậu sản là gì?
  • 2. Các bệnh hậu sản thường gặp
    • 2.1. Băng huyết sau sinh
    • 2.2. Nhiễm khuẩn hậu sản
    • 2.3. Sản giật sau sinh
  • 3. Phòng tránh hậu sản sau sinh
    • 3.1. Chăm sóc sức khỏe tinh thần
    • 3.2. Chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh
    • 3.3. Chế độ sinh hoạt

1. Hậu sản là gì?

Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ còn khá yếu nên thường mắc một số chứng bệnh cả về thể chất và tâm lý trong thời gian ở cữ, thường là khoảng 1 tháng sau sinh. Nhóm bệnh lý này được gọi chung là bệnh hậu sản sau sinh

hậu sản sau sinh

Bệnh án hậu sản

2. Các bệnh hậu sản thường gặp

Bệnh hậu sản là những bệnh xuất hiện trong thời gian hậu sản ở phụ nữ. Bất kỳ phụ nữ nào khi bước vào giai đoạn hậu sản mà không chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng hay không nhận được sự quan tâm, có những tổn thương về tâm lý đều có thể mắc phải các bệnh hậu sản.

2.1. Băng huyết sau sinh

Đây là một trong những tai biến sản khoa thường gặp với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau sinh. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.

Triệu chứng khi băng huyết sau sinh là: máu ra nhiều, khó cầm máu, mẹ bị choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi…

Những nguyên nhân gây băng huyết sau sinh có thể do nhiễm khuẩn ối, tử cung yếu, mẹ bị u xơ tử cung…Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có những chỉ định phù hợp để kịp thời giữ an toàn cho người mẹ.

2.2. Nhiễm khuẩn hậu sản

Các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể mẹ thông qua đường âm đạo, cổ tử cung,…

Triệu chứng của bệnh này là: thường sốt nhẹ, đau tấy, sưng mủ chỗ viêm, tiết dịch có mùi hôi khó chịu, sản phụ mệt mỏi…Trường hợp nặng hơn có thể sốt cao, lạnh toát người, choáng váng,…

2.3. Sản giật sau sinh

Đây là một biến chứng khá nguy hiểm đối với thai phụ, nó thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Triệu chứng của bệnh này này là đau đầu, buồn nôn, co giật, ù tai, phù nề… Vì thế, khi thấy mẹ có những dấu hiệu trên thì cần đưa mẹ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí ngay.

Tham khảo bài đọc sau: Ca sinh mổ mất bao lâu

Mẹ phải cẩn thận với nhiễm trùng hậu sản

Mẹ phải cẩn thận với nhiễm trùng hậu sản

3. Phòng tránh hậu sản sau sinh

Vì thế, mẹ bầu nên chủ động phòng tránh hậu sản sau sinh bằng các cách như:

3.1. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh những căng thẳng hay buồn bực. Vì thế, người thân có vai trò rất quan trọng trong việc động viên, quan tâm mẹ bầu. Người chồng nên thể hiện sự yêu thương dành cho mẹ bằng cả hành động và lời nói.

Bản thân mẹ cũng nên tâm sự với mọi người khi tâm trạng không ổn, tránh để dồn nén lâu ngày, ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sức khỏe. Đừng ngại ngần mà nhờ sự giúp đỡ từ người khác. Ngoài ra, mẹ cũng nên làm những điều mình thích như: nghe nhạc, xem phim,…để thư giãn và thoải mái hơn.

Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái sau sinh

3.2. Chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh

Cách chăm sóc mẹ sau sinh cũng phải đúng cách và khoa học. Không nên kiêng khem quá nhiều mà phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn này. Mẹ chỉ cần hạn chế ăn những đồ chế biến sẵn, đồ cay nóng, đồ tái sống, đồ ăn lạnh hoặc nóng quá; không uống những đồ có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê,…

Người chồng nên quan tâm nhiều hơn đến vợ sau sinh

3.3. Chế độ sinh hoạt

Mẹ nên ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày, không nên làm việc nặng tránh mất sức và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Mẹ không nên tắm bằng nước lạnh hay ngâm mình quá lâu trong bồn tắm. Mẹ cũng không nên tắm và gội đầu cùng một lúc, chỉ nên tắm trong khoảng 3 – 5 phút và phải sấy khô đầu ngay sau khi gội

Cần tránh quan hệ vợ chồng khi vẫn còn sản dịch để đảm bảo sức khỏe cho mẹ

Trên đây là những điều mẹ nên biết về hậu sản là như thế nào? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp miễn phí. Chúc mẹ sức khỏe và tinh thần lạc quan, bé yêu mau ăn chóng lớn.

Xem thêm

>> Cách trị mụn khi mang thai cho mẹ bầu

> Ho khi mang thai có nguy hiểm không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Từ khóa » Hậu Sản Sau Sinh Là Thế Nào