Những điều Nên Biết Khi Tẩy Nốt Ruồi
Có thể bạn quan tâm
Nốt ruồi là những đốm xuất hiện trên da. Chúng thường có màu nâu, đen hoặc đỏ. Bề ngoài, chúng thường nhô cao hay phẳng, trơn láng hoặc thô ráp, một số còn có lông mọc tại nốt ruồi. Nốt ruồi thường có hình tròn hay hình oval với đường viền mềm mại.
Hầu hết nốt ruồi là lành tính và không thay đổi theo thời gian, chỉ một số rất ít là ác tính do nốt ruồi bị nhầm lẫn với ung thư hắc tố. Một vài nốt ruồi có từ khi bé mới sinh ra, đa số xuất hiện trong 30 năm đầu đời. Nốt ruồi là tế bào biểu bì do hắc tố tạo thành, những tế bào này góp phần tạo nên màu sắc da. Chúng có xu hướng sậm màu hơn nếu tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời hay trong thai kỳ.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện nốt ruồi như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc một số người có cơ địa dễ xuất hiện nốt ruồi.
Vì nhiều lý do khác nhau, một số nốt ruồi ở các vị trí trên cơ thể làm xấu đi làn da và giảm thẩm mỹ. Do đó, tẩy nốt ruồi hiện là sự lựa chọn của nhiều người để tăng thẩm mỹ cho bản thân. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho bản thân, dưới đây là những điều nên biết khi có ý định tẩy nốt ruồi:
Tẩy nốt ruồi có nguy hiểm không?
Trước khi tẩy nốt ruồi, bạn cần biết nốt ruồi của mình thuộc loại lành tính hay là biểu hiện bệnh lý. Điều này vô cùng quan trọng bởi nếu là nốt ruồi bình thường thì việc tẩy nốt ruồi hầu như không gặp khó khăn, nguy hiểm gì nhưng nếu là nốt ruồi bệnh lý thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Làm thế nào để nhận biết một nốt ruồi là nốt ruồi bệnh lý?
Phần lớn các nốt ruồi không nguy hiểm. Nhưng nếu nốt ruồi của bạn là những dạng dưới đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và kiểm tra.
Nốt ruồi sắc tố bẩm sinh là những nốt ruồi đã xuất hiện khi sinh. Nevus (bớt bẩm sinh) bẩm sinh xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/100 người. Những nốt ruồi này có nhiều khả năng phát triển thành khối u ác tính (ung thư) hơn là những nốt ruồi đơn thuần sau sinh. Nên kiểm tra nốt ruồi hoặc tàn nhang nếu có đường kính lớn hơn một cục tẩy bút chì hoặc có bất kỳ sự thay đổi bất thường nào (dựa trên quy luật ABCDE) để phát hiện ung thư hắc tố.
*Ung thư hắc tố là một dạng ung thư da. Vị trí phổ biến nhất cho khối u ác tính ở nam giới là ngực và lưng và ở phụ nữ là chân dưới.
Quy luật này có thể tham khảo mang tính y học thưởng thức phát triển chứ chưa được thừa nhận về mặt học thuật tại Việt Nam.
*[1] Quy luật ABCDE là các đặc điểm quan trọng để phát hiện sớm ung thư sắc tố, trong đó:
A (Asymmentry: Không đối xứng): Một nửa của nốt ruồi hoặc bớt không khớp với nửa còn lại.
B (Border: Bờ): Đường viền hoặc cạnh của nốt ruồi không liên tục, mờ hoặc không đều.
C (Color: Màu sắc): Màu sắc của nốt ruồi không giống nhau (trong suốt hoặc có các sắc tố nâu, đen, xanh, trắng, đỏ).
D (Diameter: Đường kính): Đường kính của nốt ruồi >6mm (lớp hơn cục tẩy bút chì).
E (Evolving: Tiền triển): Nốt ruồi đang thay đổi hình dạng, kích thước, màu sắc.
Nếu nốt ruồi của bạn có bất kỳ dấu hiệu, đặc điểm nào được liệt kê ở trên theo quy luật ABCDE, hãy đến ngay bác sĩ da liễu để được khám và kiểm tra.
Nevus loạn sản là những nốt ruồi có kích thước lớn hơn trung bình (lớn hơn cục tẩy bút chì) và hình dạng không đều. Chúng có xu hướng không đều màu với trung tâm có màu nâu sẫm và các cạnh nhạt hơn, không đồng đều. Những nevus này có nhiều khả năng trở thành khối u ác tính. Trên thực tế, những người có 10 hoặc nhiều hơn các nốt ruồi dạng nevus loạn sản có nguy cơ phát triển thành khối u ác tính cao gấp 12 lần bình thường. Nếu có bất kỳ thay đổi bất thường nào với nốt ruồi thì nên được kiểm tra bởi bác sĩ da liễu để đánh giá ung thư da.
Các phương pháp tẩy nốt ruồi hiện nay
Bằng tia laser: tia laser làm ‘bốc hơi” mô nốt ruồi, loại bỏ tế bào sắc tố ở lớp thượng bì đồng thời tiêu diệt sắc tố nằm sâu dưới da.
Đốt điện: Sau vài lần điều trị, dòng điện sẽ phá hủy mô nốt ruồi nhưng cũng dễ gây tổn thương cho da lành xung quanh.
Dùng hóa chất chấm lên nốt ruồi: Chỉ nên áp dụng với các nốt ruồi lành tính, nhỏ và nông. Tuy nhiên dễ để lại biến chứng sẹo lõm hoặc sẹo lồi vì hóa chất có khả năng ăn mòn, có thể gây bỏng da.
Tiểu phẫu: Cách này phù hợp với những trường hợp nốt ruồi lớn và nổi gồ trên da, đậm màu hoặc ăn sâu dưới da. Trước/sau khi tiểu phẫu, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra/ xét nghiệm xem nốt ruồi có phải u ác tính hay không. Độ sâu của vết rạch và vùng da tiểu phẫu phụ thuộc vào vị trí, kích thước nốt ruồi và trình trạng nốt ruồi lành tính hay ác tính.
Mẹo dân gian: Có nhiều cách tẩy nốt ruồi tại nhà được truyền tai nhau nhiều như dùng tỏi, mật ong, dầu thầu dầu, nước ép hành tây… Thế nhưng chưa có kết luận khoa học nào đảm bảo an toàn cho các cách này.
Cách chăm sóc da tránh sẹo sau tẩy nốt ruồi
Dù với phương pháp nào thì việc chăm sóc da cẩn thận sau khi điều trị vẫn rất cần thiết. Vùng da sau khi tẩy xóa nốt ruồi nhạy cảm hơn nhiều lần, nếu không giữ gìn kỹ dễ để lại sẹo lồi hoặc sẹo lõm, nhiễm trùng…
Chăm sóc vùng da được tẩy nốt ruồi:
Trước đây, thường vùng da tẩy nốt ruồi sẽ đóng vảy sau 2-3 ngày điều trị; 7-14 ngày sẽ bong vẩy và thường để lại sẹo lõm.
Hiện nay, sau khi loại bỏ nốt ruồi bằng laser, đốt điện…; các vết thương cần được giữ ẩm bằng các loại băng hydrocolloid trong suốt giúp cho sẹo bớt lõm, thẩm mỹ hơn. Các băng này chỉ thay khi thấm ướt dịch xuất tiết từ vết thương.
Vệ sinh vết thương: khi thay băng chỉ nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch polyhexanide để rửa vết thương. Không nên dùng dung dịch oxy già hoặc dung dịch chứa iod vì các dung dịch trên hiện nay đã được chứng minh ảnh hưởng đến tiến trình liền vết thương.
Dùng thuốc bôi: chỉ sử dụng sau khi vết thương đã lành và theo chỉ định của bác sĩ.
Cẩn thận trong ăn uống: dân gian thường kiêng cữ thịt gà, rau muống, đồ nếp, hải sản… sau khi tẩy xóa nốt ruồi để tránh gây ra sẹo lồi ở vết thương, nhưng hiện nay chưa có bằng chứng chứng tỏ các loại thức ăn trên ảnh hưởng đến việc hình thành sẹo lồi. Tuy nhiên, có thể hạn chế ăn các thức ăn trên nếu làm tăng cảm giác ngứa, khó chịu tại vết thương sau khi ăn.
Hạn chế đụng mạnh vào vết thương: Nên bảo vệ kỹ vết thương, tránh gãi, chà xát, đụng chạm mạnh vào đó, nhất là trong giai đoạn lên da non gây ngứa.
Tránh nắng, mỹ phẩm: nên tránh nắng, dùng mỹ phẩm ít nhất cho đến khi vết thương lành hẳn.[bt_drop_cap type=”1/2/3″][/bt_drop_cap]
Từ khóa » Phá Nốt Ruồi Bằng Rau Răm
-
Những điều Chưa Biết Về Cách Tẩy Nốt Ruồi Bằng Tỏi
-
Giải đáp Tẩy Nốt Ruồi ăn Trứng Có Sao Không? - Thẩm Mỹ Viện AmPhi
-
Mẹo Trị Tàn Nhang Bằng Rau Răm - Thu Cúc Clinic
-
Tẩy Nốt Ruồi Kiêng Gì để Không Bị Sẹo, Không Bị Thâm, Da Mau Lành?
-
Tẩy Nốt Ruồi Kiêng Gì? Trong Bao Lâu? Nên ăn Gì để Tránh SẸO?
-
Top 7 Cách Tẩy Nốt Ruồi Tại Nhà Hiệu Nghiệm & Dễ Làm - VinID
-
Màn Nhổ Lông Trên Nốt Ruồi Cực "thốn" - YAN
-
Các Cách Tẩy Nốt Ruồi Tại Nhà (xóa Nốt Ruồi) An Toàn Bạn Nên Cân Nhắc
-
Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Vùng Mặt - PLO
-
Top 10 Cách Tẩy Nốt Ruồi Tại Nhà Hiệu Quả Mà Dễ Thực Hiện - Seoul Spa
-
Cách Nộm Chân Vịt Rút Xương Ngon Giòn đủ Gia Vị Như Ngoài Hàng
-
Đốt Nốt Ruồi Có An Toàn Không Và Cần Lưu ý Những Gì? | Medlatec
-
Sau Khi Tẩy Mụn Ruồi Kiêng Gì? Các Thực Phẩm Cần Tránh Xa?
-
Cách Tẩy Nốt Ruồi đơn Giản, Dễ Làm Tại Nhà