Những điều Thú Vị Trong Ngày Lễ Phục Sinh Mà Bạn Nên Biết

Lễ Phục sinh (Easter day) là một ngày lễ quan trọng trong năm của người theo Thiên Chúa giáo (Kitô giáo). Ngày lễ này thường diễn ra vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 mỗi năm nhằm tưởng niệm đến sự kiện chết và sống lại của Chúa Giê-su từ cõi chết sau ba ngày bị đóng đinh trên thập tự giá. Ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, Úc,… ngày lễ này là dịp để mọi người vui chơi, ăn mừng lễ bên gia đình và người thân. Đối với du học sinh, Phục Sinh là một trong những kỳ nghỉ lễ dài chỉ sau Giáng Sinh và là dịp để các bạn sinh viên nghỉ ngơi thư giãn sau một học kỳ bận rộn. Cùng MAAS tìm hiểu những điều thú vị trong ngày lễ Phục Sinh ở các nước bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Một số điều cần lưu ý khi ra ngoài vào buổi tối ở Anh

>>> Top 5 lễ hội đặc sắc ở Châu Âu không nên bỏ qua khi đi du học 

>>> Những thư viện nổi tiếng tại Châu Âu

Bài viết này có gì

  • 1. Nguồn gốc ngày Lễ Phục sinh
  • 2. Những biểu tượng của Lễ Phục sinh
    • a. Trứng phục sinh/ thỏ phục sinh
    • b. Nến Phục sinh
  • 3. Điểm qua các hoạt động trong lễ Phục Sinh trên thế giới
    • a. Lễ phục sinh ở Pháp
    • b. Lễ phục sinh ở Mỹ
    • c. Lễ phục sinh Canada
    • d. Lễ phục sinh ở Úc
    • e. Lễ phục sinh ở Anh (UK)
  • Kết

1. Nguồn gốc ngày Lễ Phục sinh

Dựa vào “Cuộc đời Giê-su theo Tân Ước” Chúa Giê-su cùng môn đồ lên thành Jerusalem vào dịp Passover (Lễ Vượt qua); ông vào Đền thờ Jerusalem được người dân đón tiếp bằng lá cây lót đường; vẫy mừng (nay là chúa nhật Lễ Lá). Vào ngày thứ năm (nay là ngày thứ năm Tuần Thánh), Chúa Giê-su thực hiện nghi thức rửa chân môn đồ và dùng bữa ăn cuối cùng (gọi là Thánh Lễ Tiệc Ly) với các tông đồ. Buổi tối hôm đó, Chúa Giê-su bị bắt giữ theo lệnh của Sanhedrin (Toà Công luận) bởi viên Thượng tế Joseph Caiaphas. Một tông đồ đã phản ông để nhận được tiền thưởng.

Thường diễn ra vào một ngày chủ nhật bất kì khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Để tưởng niệm sự kiện chúa Giê-su hồi sinh từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thánh giá. Lễ Phục Sinh không có ngày cố định mà người dân thường tính lễ Phục Sinh diễn ra vào chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn hoặc sau ngày xuân phân của đạo Thiên Chúa Giáo. Do vậy, lễ Phục Sinh còn được coi như lễ hội mùa xuân, mừng đất trời chuyển mùa với rất nhiều màu sắc rực rỡ.

2. Những biểu tượng của Lễ Phục sinh

a. Trứng phục sinh/ thỏ phục sinh

Trứng Phục Sinh là biểu tượng của sự sống mới, là đại diện cho hình ảnh tái sinh thiêng liêng của Chúa Jesus từ hang đá sau khi bị đóng đinh trên thánh gái. Vào thế kỉ thứ VIII, trứng Phục Sinh bắt đầu phổ biến và được xem là món quà ý nghĩa để tặng cho nhau vào ngày lễ quan trọng này. Việc tặng trứng cho nhau trong ngày lễ Phục Sinh được cho là có nguồn gốc ở châu Âu. Nó đã xuất hiện từ rất lâu nhưng đến khoảng thế kỉ thứ XII thì bắt đầu phổ biến.

Ban đầu, trứng Phục Sinh được làm bằng cách luộc chín và nhuộm màu (chủ yếu là đỏ và xanh dương), sau đó sẽ trang trí tùy thích để quả trứng trở nên bắt mắt.

Ngày nay, nhiều phiên bản mới của trứng Phục Sinh ra đời. Chúng có thể được làm từ sô cô la với nhiều hương vị và hình dáng khác nhau hoặc làm từ nhựa với bên trong quả trứng là những món quà nhỏ. Món quà này là biểu tượng của sự sống và sự bình an, của niềm tin và hi vọng của mỗi tín hữu Kitô giáo và Chúa Giêsu Kito. Người ta tặng nhau những quả trứng trong ngày lễ Phục Sinh là muốn gửi trao đến cho nhau niềm vui và hi vọng.

Ở phương Tây, trong lễ hội Phục Sinh bao giờ cũng có trò chơi tìm trứng. Các quả trứng được giấu nơi kín đáo và quản trò yêu cầu trẻ em đi tìm. Người nào tìm được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất thì sẽ giành được chiến thắng.

Lễ Phục sinh

Những quả trứng được trang trí trong ngày Lễ Phục sinh

Thỏ Phục Sinh là thỏ đem trứng Phục Sinh đến cho con người vào lễ Phục Sinh. Thỏ Phục Sinh ban đầu đóng vai trò một người phân xử, đánh giá xem liệu những đứa trẻ đã cư xử ngoan ngoãn hay không vâng lời vào lúc bắt đầu mùa Phục Sinh. Theo truyền thuyết, thỏ Phục Sinh sẽ là linh vật giúp phân định xem đâu là những đứa trẻ ngoan và tặng chúng những quả trứng xinh xắn vào đêm muộn trước ngày lễ. Hình ảnh thỏ Phục Sinh đóng vai trò không khác gì thánh Santa Claus – ông già tốt bụng, chuyên đi khắp nơi phát quà cho trẻ em vào đêm Giáng Sinh. 

Bên cạnh đó, thỏ Phục Sinh cũng là biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, sức sống dồi dào trong các nền văn hóa phương Tây. Nhưng quan trọng hơn, hình ảnh chú thỏ gắn liền với một truyền thuyết về Ostara (còn gọi là Eastre). Đây là nữ thần của mùa xuân, người được lấy tên đặt cho tên của lễ Phục Sinh (Easter).

Chuyện kể rằng, thần Ostara có lần mang mùa xuân tới Trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới, thần vô tình thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh bị đóng băng.

Cảm thương, Ostara bèn giải cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ nó bên mình làm thú cưng. Ostara cũng ban cho thỏ con khả năng đẻ trứng cùng khả năng chạy rất nhanh. Thần muốn chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi xuân về.

b. Nến Phục sinh

Thông thường, nến Phục Sinh được đốt lên từ đống lửa ngay trước cửa nhà thờ trong đêm Phục Sinh. Đây là một nghi thức thánh hóa, tuân theo phong tục lâu đời ở các nước phương Tây. Khi đã đốt sáng, nến sẽ được rước vào trong nhà thờ thắp sáng nhà thờ trong đêm lễ Phục Sinh. Sau nghi thức này, các tín đồ của đạo Thiên Chúa sẽ thắp sáng cây nến của mình từ cây nến Phục Sinh đó. Và cả nhà thờ sẽ rực sáng lung linh trong ánh nến, mọi người cùng đón chờ đêm Phục Sinh tuyệt vời của Chúa. Nghi thức thiêng liêng này là biểu tượng và là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng được tội lỗi và cái chết. Hình ảnh nến được thắp sáng biểu trưng cho sự sống vĩnh hằng đang lan toả từ cây nến Phục Sinh sang các cây nến khác của các tín đồ như sự sống mãnh liệt không ngừng sinh sôi, nảy nở giữa đêm đen. 

Lễ Phục sinh

Nến Phục sinh dùng trong ngày Lễ Phục sinh

Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghĩa đầu tiên và cuối cùng. Tượng trưng cho chúa Giê-su là khởi đầu và cuối cùng và xung quanh cây nến ghi năm để nói lên “Chúa Giê-su là đấng cứu độ từ khởi đầu, hôm nay và mãi mãi”. Trong các lễ rửa tội hay lễ an táng nến Phục sinh cũng được đốt sáng với ý nghĩa cầu mong sự siêu thoát, sớm tái sinh của người đã khuất.

3. Điểm qua các hoạt động trong lễ Phục Sinh trên thế giới

Tuy không phổ biến như Lễ Giáng sinh nhưng lễ Phục Sinh vẫn được coi là ngày lễ quan trọng đối với những người theo đạo Thiên Chúa giáo trên thế giới.

a. Lễ phục sinh ở Pháp

Tại Pháp, chuông nhà thờ thường vang lên mỗi ngày trong năm trừ 3 ngày lễ Phục Sinh. Truyền thuyết kể rằng, lý do tiếng chuông ngừng reo là vì họ đã thực hiện một chuyến đi đến Rome để được ban phước trong ngày lễ này. 

Vào ngày chủ nhật Phục Sinh, người dân cả nước thường rải trứng và giấu những quả trứng đầy màu sắc làm từ nhiều chất liệu khác nhau thậm chí là chocolate trong vườn nhà mình. Trong mỗi khu vườn họ thường thả gà và thỏ trong vường để chúng đi và chạy nhảy tự do trong mỗi khu vườn. Bọn trẻ trong nhà cũng sẽ vô cùng thích thú với trò chơi tìm trứng trong vườn nhà mình vì nếu bạn nhỏ nào tìm được nhiều trứng hơn sẽ chăm ngoan, học giỏi hơn trong năm và được chúa bảo hộ.

Ngày này, người dân Pháp thường ăn mừng lễ Phục Sinh với một bữa ăn thịnh soạn với thịt cừu thay vì gà tây để cầu mong một năm sinh sôi, nảy nở và thuận lợi. 

b. Lễ phục sinh ở Mỹ

Mỹ có truyền thống cứ mỗi tối trước lễ Phục Sinh, trẻ em sẽ xây một chiếc tổ bằng củi và lá trong vườn nhà mình (chiếc rổ phục sinh) và để nó bên ngoài ngôi nhà. Theo truyền thuyết, Thỏ Phục Sinh sẽ bỏ đầy trứng vào ngôi nhà (những quả trứng Socola, kẹo, nhựa đầy màu sắc) cho những đứa bé để chúng tìm thấy vào sáng ngày lễ Phục Sinh khi tỉnh dậy. 

Mỗi năm, lễ Phục Sinh được tổ chức bởi tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng. Còn được gọi là “White House Easter Egg Roll” với sự tham gia của thỏ Phục Sinh, cuộc đua lăn trứng Phục Sinh, săn trứng, đập kẹo và hàng loạt điều thú vị khác được diễn ra khắp nơi trên nước Mỹ. Được biết, lễ Phục Sinh là lễ hội mua sắm kẹo lớn thứ hai sau lễ Halloween. Với 90 triệu thỏ Phục Sinh bằng Socola, hơn 120 triệu pounds kẹo được tiêu thụ trong ngày lễ này mỗi năm đủ chứa trong 4,615 xe tải và hơn 16 triệu viên kẹo dẻo được sản xuất cho ngày này.

c. Lễ phục sinh Canada

Lễ hội, ẩm thực và vui chơi là những điều tạo nên lễ Phục Sinh của Canada. Những người theo đạo tôn giáo sẽ đi nhà thờ, tham dự lễ hội và trang trí nhà cửa bằng hoa huệ Phục Sinh. Thực đơn trong ngày lễ hôm đó bao gồm các loại bánh và món ăn truyền thống như bánh táo, bánh nướng Cape Breton, đậu nướng Maple,…

Ngoài ra, Canada cũng là quê hương của trứng Phục Sinh (Pysanka) lớn nhất thế giới. Quả trứng được tạo ra vào năm 1975, là biểu tượng của sự sống, thịnh vượng, vĩnh cửu và may mắn. Được thế giới công nhận là kiệt tác và giữ kỷ lục thế giới vào thế kỷ XX. 

d. Lễ phục sinh ở Úc

Tại Ulladulla – New South Walles, vào ngày lễ Phục Sinh sẽ diễn ra lễ hội truyền thống ban phước cho đoàn tàu đánh cá (The Blessing of the Fleet). Lễ này tổ chức với mong muốn những mẻ lưới dồi dào và các thủy thủ được bình an khi cập bến. Lễ hội lớn được tổ chức trên bờ biển gồm các hoạt động như thi ăn spaghetti, thi trèo cột mỡ và tìm kiếm nữ hoàng cho ngư dân.

Ngoài ra tại Canberra vào dịp lễ Phục Sinh còn có lễ hội National Folk Festival. Có hơn 20 sân khấu được dựng lên, với nhiều nghệ sỹ đẳng cấp quốc tế trình diễn, cũng như các hội thảo và hơn 100 concert cùng với 30 quầy hàng rong tham dự. Lễ hội này là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn và vui chơi bên gia đình, người thân sau một năm làm việc căng thẳng và cầu mong những điều tốt lành sẽ đến với họ. 

e. Lễ phục sinh ở Anh (UK)

Lễ Phục Sinh ở Anh được diễn ra với những hoạt động như ăn chay – nói đúng hơn là chay ăn và chay thịt. Người Công giáo trong ngày Lễ tro và thứ 6 tuần Thánh trước lễ Phục Sinh 2 ngày phải kiêng thịt, kiêng ăn đồ vặt, kiêng thỏa mãn nhu cầu không cần thiết. Mọi nguồn lực dư ra thường tặng người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ.

Bên cạnh đó, ở Anh người dân còn diễn lại hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh trên Thánh Giá như một lời răng dạy con cháu về sự hy sinh của Chúa. Sau đó, mọi người sẽ  đi đàng thánh giá để ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Chúa Giê Su từ khi bị bắt tới khi qua đời.

Kết

Lễ Phục Sinh là niềm tin, tín ngưỡng với những người theo đạo Thiên Chúa Giáo. Chúa Giê-su phục sinh từ cõi chết sống lại và trở về thiên quốc trong khải hoàn ca. Đây cũng được coi là lễ của niềm hy vọng vì nhằm thời điểm mùa xuân trở lại với muôn loài. Hi vọng những thông tin MAAS vừa chia sẻ có thể giúp được cho các bạn hiểu rõ hơn về lễ Phục Sinh để có những trải nghiệm thú vị và tuyệt vời nhất vào ngày lễ này nhé.

Nếu bạn có gặp khó khăn liên quan về Assignment. Đừng quên liên hệ với MAAS Assignment Service để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời nhé! Tại MAAS, chúng tôi hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Assignment, Dissertation, Coursework, Presentation, Scholarship, Online Test,… Liên hệ với MAAS ngay để được hỗ trợ nhanh chóng.

Email: support@maas.vn

Hotline 1:  (+84)97 942 23 93

Hotline 2: (+84)89 851 15 88

Facebook:

https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice

https://www.facebook.com/MAASwritingservice

Instagram:

https://www.instagram.com/maas.assignment/ 

Twitter:

https://twitter.com/MaasService

Google Map:

https://g.page/MAASEDTECH?share

Bài viết hữu ích với bạn chứ?

Từ khóa » Nghỉ Lễ Phục Sinh ở Mỹ