Những điều Thú Vị Về Các Con Số Của Xe đua F1 Mà Bạn Nên Biết - TDJ

Tốc độ tối đa mà một chiếc xe đua F1 có thể đạt được bằng tốc độ cất cánh của một chiếc máy bay cỡ nhỏ. Bạn sẽ thích thú với những con số mà xe đua F1 mang lại đấy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đó là những con số gì nhé!

Giải đua xe F1 là giải đua xe công thức 1 bắt nguồn từ giải Grand Prix Châu Âu vào những năm 1920. Đây là một trong những sự kiện truyền hình cực lớn, cực hấp dẫn với hàng triệu người yêu thích đón xem.

Được biết đến là chương trình dành riêng cho những chiếc xe được tuyển chọn khắt khe cùng tay đua siêu hạng, khi đua tốc độ cao nhất đạt được có thể lên đến 360km/h, vòng quay máy lên tới 19000 vòng/phút. Hiệu suất hoạt động của xe phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm điện tử, khí động lực học, con chíp và bánh xe. Những bộ phần cơ khí được nghiên cứu và chế tạo này có thể chịu áp lực lớn nhất trên hành tinh.

Mục lục

  • Xe đua F1 có tốc độ tối đa bao nhiêu?
  • Động cơ của xe đua F1 có tuổi thọ bao lâu?
  • Xe đua tiêu tốn bao nhiêu xăng?
  • Giá của một chiếc xe đua F1
  • Trên mỗi chiếc xe có bao nhiêu bộ phận?
  • Hoạt động của lốp xe F1
  • Tìm hiểu về mũ bảo hiểm của tay đua F1
  • Sức chịu đụng của tay đua F1

Xe đua F1 có tốc độ tối đa bao nhiêu?

Xe đua F1 có tốc độ tối đa bao nhiêu?

Xe hơi F1 khi đua với tốc độ cao nhất lên tới 360km/giờ với vòng quay máy 19.000 vòng/phút, tốc độ này lớn hơn tốc độ cất cánh của máy bay cỡ nhỏ.

4 giây là thời gian để chiếc xe đua F1 đạt tốc độ 160 km/h. Thậm chí, chiếc xe F1 có thể lái xe trên vòm cong của đường hầm trong tư thế lộn ngược từ vận tốc này sau khi sinh ra lượng khí động học khá cao.

Xe có thể tăng tốc từ 0 lên 160km/giờ và dừng lại chỉ trong 4 giây.

Những chiếc xe này có khả năng kéo gấp 5 lần trọng lực tại một số khúc cua. Hiệu suất của xe phụ thuộc rất nhiều vào điện tử, khí động lực học, nhíp và bánh xe. Động cơ và truyền động của một chiếc xe Công thức 1 hiện đại là một trong số những bộ phận cơ khí phải chịu áp lực lớn nhất trên hành tinh. Công thức 1 đã chứng kiến nhiều sự phát triển và thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử của môn thể thao này.

Động cơ của xe đua F1 có tuổi thọ bao lâu?

Động cơ của xe đua F1 có tuổi thọ bao lâu?

2 giờ là số tuổi thọ của động cơ trang bị trên xe F1, tương ứng với một vòng đua. Trong khi các xe ô tô thương mại có động cơ kéo dài đến 20 năm.

Động cơ của xe có tuổi thọ trung bình 2 giờ thay vì 20 năm như xe hơi thông thường. Lý do, động cơ này được chế tạo ra để chạy với vòng tua 18.000 vòng/phút thay vì 6.000 vòng/phút như ô tô dân dụng.

Xe đua tiêu tốn bao nhiêu xăng?

Những chiếc xe F1 có khả năng kéo gấp 5 lần trọng lực tại một số khúc cua. Những cỗ máy tối tân này tiêu tốn khoảng 70 lít nhiên liệu cho 100km.

Giá của một chiếc xe đua F1

Chiếc xe F1 được thiết kế với những nền tảng công nghệ đỉnh cao nhất của nhân loại trong ngành công nghiệp ô tô và không bao giờ được áp dụng trên xe dân dụng.

Mỗi “mãnh thú” F1 có giá từ 6-8 triệu USD. Tuy nhiên, để có được chiếc xe phải tốn hàng trăm triệu USD chi phí nghiên cứu và phát triển ra chiếc xe đó.

Trên mỗi chiếc xe có bao nhiêu bộ phận?

Trên mỗi chiếc xe có bao nhiêu bộ phận?

Trên mỗi chiếc xe có khoảng 80.000 bộ phận khác nhau với sự chính xác 100%. Bất cứ sai lệch nào cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả trên trường đua.

Xe F1 cũng là một trong những loại xe an toàn nhất trên thế giới. Phần lớn các tay đua đều có thể sống sót và trở lại đường đua sau những tai nạn ở tốc độ kinh hoàng.

Hoạt động của lốp xe F1

Hoạt động của lốp xe F1

Sau mỗi vòng đua, lốp xe đua F1 mòn khoảng 0,5kg.

Trong khi lốp ô tô dân dụng có thể hoạt động từ 60.000-80.000km, lốp xe F1 chỉ có thể hoạt động 90-120km. Ở tốc độ cao nhất, lốp xe quay 50 vòng/giây. Má phanh trên xe được chế tạo bởi một dạng vật liệu không thể phá hủy từ sợi carbon. Nhiệt độ trung bình của má phanh khi hoạt động 1.200oC, tương đương nhiệt độ của dung nham núi lửa.

Tìm hiểu về mũ bảo hiểm của tay đua F1

Tìm hiểu về mũ bảo hiểm của tay đua F1

Mũ bảo hiểm của các tay đua F1 nằm trong danh sách những thứ bền nhất trên thế giới, được cấu tạo từ 17 lớp vật liệu, có trọng lượng khoảng 7kg.

Những chiếc mũ này có thể chịu được lửa nóng 800oC trong 45 giây.

Sức chịu đụng của tay đua F1

Sức chịu đụng của tay đua F1

Mỗi tay đua có thể lực vượt trội vì phải chịu một cường độ kinh hoàng sau mỗi chặng đua; với chiều dài trung bình trên dưới 300km, kéo dài khoảng 90 phút.

Theo thống kê trong mỗi chặng đua; cơ thể của các tay đua đốt khoảng 600 calories; nhịp tim lên đến 200 nhịp/phút (gấp 3 lần cơ thể trung bình), sút 4kg.

Điều đáng kinh ngạc nhất về sức chịu đựng của các tay đua; là chịu tác động cực mạnh của lực G – lực ảo dạng quán tính của một vật; khi đổi hướng hoặc thay đổi tốc độ so với khi rơi tự do. Khi đạp phanh và vào cua, các tay đua sẽ phải chịu áp lực lên đến 5G (tương đương lực có trọng lượng gấp 5 lần cơ thể). Trong trường hợp phanh từ tốc độ 200 km/h xuống 0km/h trong 1,9 giây; và trôi 55m, một tay đua nặng 75kg sẽ tác động một lực tương đương 375kg lên dây đai an toàn.

Đặc biệt, các tay đua còn phải chịu nhiệt độ cao rất khủng khiếp; do bị bao bọc bởi dòng không khí nóng từ chiếc xe. Tại ống pô của chiếc xe F1, nhiệt độ có thể lên đến gần 1.000oC; dòng không khí xung quanh có thể nóng tới 250oC. Khi nhấn phanh, nhiệt độ bề mặt lốp có thể lên khoảng 100oC; nhiệt độ má phanh tăng lên 600oC trong 1 giây.

Với những con số đáng kinh ngạc do trang TDJ cung cấp bạn đã hiểu gì về các con xe đua F1 cũng những tay đua F1 chưa? Hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!

Nguồn: cartimes.vn

Thực hư câu chuyện C.Ronaldo bị HLV Pirlo thay ra sân sớm Tìm ra tay đua công thức 1 hoàn hảo nhất mọi thời đại

Từ khóa » Tốc độ Thay Lốp Xe F1