Những điều Thú Vị Về Nón Bảo Hiểm Dành Cho Xe Gắn Máy: Có Thể ...
Có thể bạn quan tâm
Mũ bảo hiểm tuy rằng đã trở nên rất phổ biến đối với cuộc sống hằng ngày cúng chúng ta nhưng không phải ai cũng biết được các loại mũ bảo hiểm phổ biến và đặc tính của mỗi loại. Trong bài viết hôm nay, công ty dịch vụ đặt mũ bảo hiểm theo yêu cầu Thắng Lợi sẽ chia sẻ với bạn các loại mũ bảo hiểm cho xe gắn máy thường gặp và công dụng của chúng. Hãy cùng tham khảo nhé!
Xem thêm: https://nonbaohiemthangloi.com.vn/mu-bao-hiem-dat-chuan-cach-nhan-biet-non-that-chinh-hang.html
Mũ bảo hiểm tuy rằng đã trở nên rất phổ biến đối với cuộc sống chúng ta
1. Mũ bảo hiểm fullface
Đúng như tên gọi, loại mũ bảo hiểm này có thiết kế che kín, gần như ôm trọn vùng đầu và chỉ để chừa lại 1 khoảng hở ở vùng mắt với lớp kính cao cấp, chống trầy xước tốt. Mũ bảo hiểm fullface có đặc điểm nổi trội là khả năng bảo vệ vùng mặt rất tốt, chống va đập, cản gió, tránh tiếng ồn, bụi bẩn gần như hoàn hảo. Tuy nhiên loại mũ nãy cũng có nhược điểm là khá nặng nề nên thường chỉ được sử dụng cho xe phân khối lớn.
Mũ bảo hiểm fullface
Mũ fullface có thiết kế ôm, bao kín toàn bộ phần đầu của người sử dụng. Loại mũ bảo hiểm này khá dày và có trọng lượng, kích thước lớn hơn so với 2 loại mũ còn lại nên không được sử dụng quá rộng rãi. Trong điều kiện nắng nóng, mũ có thể gây ra hiện tượng bí hơi, toát mồ hôi nhiều, gây khó chịu cho những ai lần đầu sử dụng.
Nhưng bù lại, đây được đánh giá là loại mũ bảo hiểm an toàn nhất hiện nay, có tác dụng bảo vệ gần như toàn bộ phần đầu, gáy, thái dương, mặt và cầm, giúp người đội tránh được chấn thương hộp sọ khi bị va đập mạnh.
Do đó, loại mũ này rất thích hợp cho những ai lái xe mô tô phân khối lớn, tốc độ cao, thường di chuyển trên những cung đường dài. Giá bán của mũ bảo hiểm fullface khá cao, tầm từ 500K đến 1 triệu, tùy hãng và tùy mẫu thiết kế.
Mẫu nón bảo hiểm fullface được sản xuất bởi Thắng Lợi
Ưu điểm:
- Bảo vệ được phần cằm. Theo nghiên cứu thì gần 35% số tai nạn làm cho vùng mặt và cằm bị tổn thương nặng nề. Nên mũ bảo hiểm full face sẽ làm giảm tối đa tỷ lệ thương thích khi bị va đập.
- Có hệ thống lưu thông khí tốt, không bị đổ mồ hôi khi đội.
- Có kính che chắn ở trước nón giúp chống gió, chống nắng và chống chói.
- Thích hợp đi phượt.
Nhược điểm:
- Kích thước lớn, cồng kềnh, không đẹp. Nhưng hiện nay, các mũ bảo hiểm Thắng Lợi loại full face được sản xuất với trọng lượng nhẹ hơn, không quá to, lại có tính thẩm mỹ cao, đảm báo được chất lượng tốt nên rất thích hợp cho các anh em thích đi phượt, đi tour.
2. Mũ bảo hiểm ¾ đầu
Loại mũ bảo hiểm này có cấu tạo ôm sát, giúp bảo vệ hai bên tai, toàn bộ phần đầu phía sau và nửa đầu phía trước. So với fullface thì mũ bảo hiểm ¾ đầu có khối lượng nhẹ hơn và cũng ít cồng kềnh hơn. Với khả năng bảo vệ đầu tương đối tốt, không quá rườm rà, đây được xem là 1 chiếc mũ bảo hiểm được rất nhiều phượt thủ lựa chọn và tin dùng.
Mũ bảo hiểm ¾ đầu có thiết kế gọn gàng và đỡ hầm bí hơn so với mũ fullface nhưng khả năng bảo vệ vì thế cũng kém hơn. Loại mũ này có thể bảo vệ tốt phần đầu, gáy và thái dương của người đội.
Bạn có thể sử dụng mũ bảo hiểm ¾ đầu để điều khiển xe máy hàng ngày hay đi đường dài đều phù hợp. Do mức độ an toàn của loại mũ này cao hơn so với mũ bảo hiểm ½ đầu và có thiết kế bên ngoài rất cool ngầu nên được nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các phượt thủ yêu thích lựa chọn.
Một ưu điểm khác của nón bảo hiểm 3/4 đầu là trọng lượng không quá nặng, cồng kềnh như mũ fullface, cũng không quá thông thoáng, ít an toàn như mũ nửa đầu. Nó bảo vệ tốt cho người lái khi đi đường xa nhưng vẫn phù hợp nếu dùng trong nội thành.
Mũ bảo hiểm 3/4
Ưu điểm:
- Bảo vệ phần đầu tốt hơn là loại mũ bảo hiểm nửa đầu.
- Không quá cồng kềnh, rất thông thoáng.
- Có trang bị kính chắn gió giúp ngăn gió không táp vào mặt người đội.
- Có thể dùng để đi xa hoặc di chuyển trong nội thành.
Nhược điểm:
- Mức độ bảo vệ không bằng mũ full face.
- Không bảo vệ được phần cằm nếu gặp tai nạn.
Nếu như nón bảo hiểm 1/2 đầu được nhiều người thích sử dụng nhất vì kích thước nhỏ gọn, thao tác đội/mở nón nhanh chóng, khả năng bảo vệ vùng đầu tương đối tốt thì nón bảo hiểm 3/4 cũng không hề kém cạnh.
Với khả năng bảo vệ phần ót, đỉnh đầu, trán, hai bên tai, bạn có thể an tâm khi tham gia giao thông. Bạn có thể tìm mua nón 3/4 có trang bị phần kính chắn phía trước để giảm bớt nắng, gió, bụi.
Hiện nay, các xưởng sản xuất nón bảo hiểm chất lượng không những cam kết cung cấp các sản phẩm đạt chuẩn mà còn đầu tư vào phần thiết kế nón. Tận dụng ưu điểm bề mặt nón rộng, nón 3/4 được trang trí bằng nhiều họa tiết phong phú, phù hợp với mọi phong cách.
Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng tìm thấy các phụ kiện thời trang bán kèm theo nón như hình dán (sticker, kính phi công…)
Với các mẫu xe tay ga mới ra mắt trong thời gian gần đây với phần cốp siêu rộng như LEAD (2018), Vision (2018), Janus, Grande… thì chỉ là chuyện nhỏ!
Đặc biệt, dòng xe số cũng xuất hiện một ứng cử viên hiếm hoi có phần cốp rộng, chứa vừa nón 3/4: Future FI. Nón 3/4 nhỏ gọn, tiện lợi có thể đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường và thuận tiện khi cất giữ.
Nón bảo hiểm 3/4 bỏ vừa cốp xe rộng
3. Mũ bảo hiểm flip up
Flip up có cấu tạo gần giống với fullface, chỉ khác ở chỗ phần dưới cằm có thể lật lên phía trên khi cần để biến thành mũ bảo hiểm ¾ đầu. Nhờ khả năng biến đổi linh hoạt như vậy nên chiếc mũ này đem đến sự thoải mái, tiện lợi cần thiết cho người đội.
Tuy nhiên do các chi tiết của mũ được gắn kết với nhau chứ không thiết kế nguyên khối, liền mạch nên xét về mức độ đảm bảo an toàn, flip up vẫn thua fullface.
Mũ bảo hiểm flip up
4. Mũ bảo hiểm nửa đầu
Với ưu điểm lớn nhất là thoải mái, gọn nhẹ, mũ bảo hiểm nửa đầu hiện đang được đa số người đi xe gắn máy sử dụng. Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp cũng lựa chọn loại mũ này để đặt mũ bảo hiểm theo yêu cầu nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty.
Mẫu mã, thiết kế và màu sắc của mũ bảo hiểm nửa đầu rất đa dạng, phù hợp với thị hiếu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Mũ bảo hiểm nửa đầu có kính cũng là một chọn lựa của nhiều khách hàng khi đặt nón tại Thắng Lợi
5. Mũ bảo hiểm offroad
Mũ bảo hiểm offroad (hay còn gọi là mũ bảo hiểm cào cào) có cấu tạo là sự kết hợp của fullface và flip up. Mũ có khả năng chống va đập, chống xuyên thủng rất rốt. Phần kính được thiết kế ôm vừa phải, không che tầm nhìn, giúp tăng khả năng quan sát cho người đội. Một ưu điểm nữa của loại mũ này là thiết kế thanh cằm dài, giúp người đội giữ hơi thở tốt hơn.
Mũ bảo hiểm offroad
Chọn nón bảo hiểm đúng cách
Để bảo đảm an toàn, khi chọn mua nón bảo hiểm moto, bạn nên chọn loại đạt tiêu chuẩn chất lượng, có chứng nhận hợp quy CR. Khi đội vào thì nón phải ôm sát phần đầu, không được quá lỏng lẻo hay quá chật. Dây mũ đặt đúng vị trí dưới cằm và phải cố định.
Nên biết cách chọn đúng mũ bảo hiểm chất lượng
Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên loại mũ bảo hiểm có nhựa đỡ cằm chắc chắn, dây mũ được thắt chặt đúng cách, nằm về phía trước cằm để nếu có va đập hay ngã thì cũng khó văng ra ngoài. Như vậy, khi chọn mua, đừng chỉ ưu tiên mũ bảo hiểm moto đẹp, chất mà còn phải đi đôi với chất lượng.
Mỗi loại mũ bảo hiểm đều có những đặc điểm, ưu, nhược điểm khác nhau. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn sẽ hiểu thêm về tính năng của từng loại và tìm được cho mình loại mũ phù hợp nhất với nhu cầu, sở thích của mình.
Nếu muốn có sản phẩm mang phong cách riêng, bạn có thể liên hệ với Thắng Lợi đểđặt nón bảo hiểm in logotheo yêu cầu. Mọi thông tin chi tiết, vui lòng gọi qua Hotline: 0909201144.
Từ khóa » Tác Dụng Của Mũ Bảo Hiểm Fullface
-
Ưu Nhược điểm Của Nón Bảo Hiểm Fullface - Bách Hóa XANH
-
Nón Fullface Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng Mũ Bảo Hiểm Fullface?
-
Vì Sao Nên Dùng Mũ Bảo Hiểm Fullface Trên Những Hành Trình đi ...
-
5 Lợi ích Khi Sử Dụng Mũ Bảo Hiểm Có Kính Không Phải Ai Cũng Biết
-
Tại Sao Nên đội Mũ Bảo Hiểm FullFace Khi đi đường Dài? - IMotorbike
-
Tại Sao Nên Dùng Mũ Fullface Có 2 Kính để đi Phượt, đi Tour Dài Ngày
-
Tầm Quan Trọng Của Mũ Bảo Hiểm - Chrunix
-
Đội Mũ Bảo Hiểm Có Tầm Quan Trọng Như Thế Nào?
-
Tại Sao Nên Sử Dụng Mũ Bảo Hiểm 2 Kính? - Nón Trùm
-
Tác Dụng Của Mũ Bảo Hiểm Fullface. #Shorts - YouTube
-
Sử Dụng Mũ Bảo Hiểm Bao Lâu Thì Nên Thay Mới?
-
Tại Sao Phải đội Mũ Bảo Hiểm? Các Công Dụng Của Mũ Bảo Hiểm Với ...
-
Cách Phân Loại Mũ Bảo Hiểm để Dễ Dàng Chọn Mua - Nón Trùm
-
Cấu Tạo Của Mũ Bảo Hiểm Và Chức Năng Của Từng Bộ Phận