Những điều Thú Vị Về Thế Giới Loài Chuột
Có thể bạn quan tâm
Những điều thú vị về thế giới loài chuột
(04/02/2008 10:03:15)
Chuột là loài gặm nhấm được biết đến nhiều nhất bởi vì chúng có mặt ở tất cả những nơi con người sống. Số lượng chuột còn nhiều hơn cả dân số loài người. Nhiều người thắc mắc: Không biết những “người hàng xóm không dễ chịu” này có gì đặc biệt? Xin mời các bạn dành ít phút lướt qua bài phỏng vấn chuột.
Loài chuột sinh sản ra sao?
Chuột cái bắt đầu sinh con khi được 45 ngày tuổi. Mỗi lứa có khoảng 4-7 chuột con ra đời. Trung bình, một chuột cái đẻ 50 con một năm. Những chú chuột con thoạt tiên không có lông, chỉ có chi rất nhỏ và không nhìn thấy gì. Sang ngày thứ hai, chúng bắt đầu có đuôi và dái tai. Ngày thứ ba, chân của chúng đã rất phát triển. Đến ngày thứ sáu, chuột con bắt đầu có lông. Sang ngày thứ mười, các chú chuột mở mắt và lông đã mọc kín cơ thể. Khi được hai tuần tuổi, chúng rời khỏi tổ và bắt đầu khám phá thế giới.
Thế tuổi thọ của chuột là bao nhiêu?
Chuột chỉ sống lâu nhất là 18 tháng.
Chuột chỉ gặm nhấm vào ban đêm?
Việc chuột phá hoại mùa màng, cắn phá đồ đạc, phải chăng là muốn gây căng thẳng với người?
Như đã nói, do răng mọc dài ra hàng ngày nên chuột buộc phải gặm nhấm đồ đạc. Một số loài chuột còn truyền cả bệnh cho con người. Tuy nhiên, con người cũng phải công nhận chính loài chuột đã góp phần tạo nên những bước đột phá trong khoa học bởi vì chuột chính là loài vật được sử dụng nhiều nhất trong các thí nghiệm sinh học và tâm sinh lý. Có hai lý do khiến con người tin cậy vào chuột. Thứ nhất, là động vật có vú và có hệ gien chuỗi nên cơ thể của chuột có mức độ sinh học tương xứng khá lớn với con người. Thứ hai, chuột rất nhỏ, không đắt, dễ nuôi và có tốc độ sinh sản rất nhanh. Người ta có thể quan sát cuộc sống của nhiều thế hệ chuột trong khoảng thời gian rất ngắn. Các nhà sử học cũng dựa vào sự di chuyển của chuột nhắt để vẽ sơ đồ di dân của loài người, bởi vì ở đâu có người, ở đó có chuột .
Sau đây là một số loài chuột điển hình.
Là một trong những loài có số lượng lớn nhất trên thế giới và chuột nhắt sống rất gần với con người. Chuột nhắt cư trú chủ yếu ở Châu Á.
Chuột nhắt có lông màu nâu nhạt hoặc đen. Tai và đuôi rất ít lông. Chuột trưởng thành nặng 12-40 gam, dài 15-19 cm.
Chuột đực và chuột cái rất giống nhau, chỉ có thể phân biệt được qua cơ quan sinh dục. Chuột nhắt thường di chuyển trên bốn chân, nhưng khi ăn hoặc chiến đấu, chỉ đứng bằng hai chân sau với cái đuôi hỗ trợ. Chuột nhắt có thể trèo, nhảy và bơi rất giỏi.
Chuột nhắt chủ yếu ăn thực phẩm của người. Và điều đặc biệt là chuột nhắt thường ăn phân của mình để tạo ra chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Chuột leo trèo sống chủ yếu ở Châu Phi. Chuột leo trèo có bộ lông mềm và mượt, màu nâu xám và có một đường sọc đen chạy dọc sống lưng. Đuôi của loài chuột này rất ngắn. Chân trước có ba ngón lớn và hai ngón nhỏ. Chân sau có năm ngón cỡ bình thường. Chuột leo trèo sống ở trên cây và xây tổ bằng các nhánh cây khô. Món ăn ưa thích là côn trùng và trứng chim.
Chuột ngũ cốc ở châu Âu thường chỉ sống ở các cánh đồng ngũ cốc và ăn ngũ cốc. Lông trên lưng màu nâu đỏ nhưng ở phần bụng màu trắng. Đuôi cong và không có lông. Chuột ngũ cốc dài 14cm, nặng 5-7gam. Tổ hình cầu, được xây bằng cỏ và cách xa mặt đất.
Chuột ngũ cốc hoạt động cả ngày và đêm, thường sử dụng cái đuôi mềm như cái chân thứ năm để bám vào thân cây lúa bằng cách quấn đuôi dọc thân cây và trèo lên đến ngọn một cách dễ dàng.
Chuột cỏ sống ở những đồng cỏ dày, gần hồ nước, sông, suối khu vực châu Mỹ. Chuột cỏ có điểm nổi bật là đuôi và chân sau rất dài: đuôi 20cm, chân sau 4cm. Đây là loài động vật có vú duy nhất có 18 răng. Lông màu vàng nâu, ngắn và dày. Cân nặng thay đổi theo mùa: thời kỳ ngủ đông, chuột cỏ nặng chừng 35 gam. Nhưng vào mùa hè gầy đi còn khoảng 20gam. Chuột cỏ phải trải qua một đợt thay lông kéo dài ba tuần vào giữa tháng 6 hàng năm. Chuột cỏ ngủ đông từ tháng 10 đến hết tháng 4. Mùa sinh sản diễn ra ngay sau khi kết thúc đợt ngủ đông. Thời kỳ mang thai của chuột cỏ kéo dài 18 ngày.
Chuột cỏ sống rất biệt lập và không gây chiến với bất kỳ loài nào khác. Chúng di chuyển bằng cách nhảy lò cò giống như chuột túi Úc với mỗi bước nhảy từ 2,5cm đến 15cm. Chuột cỏ đào hang rất giỏi. Tổ được xây bằng cỏ và ở dưới lòng đất. Chuột cỏ không dùng âm thanh để liên lạc với nhau mà dùng mùi hơi vì mũi rất thính.
Hoài Trang (sưu tầm) Theo Nội san Thông tấn, số 1+2/2008Từ khóa » Gặm Nhấm Là Con Gì
-
Bộ Gặm Nhấm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Loài Gặm Nhấm - Rentokil
-
Bộ Gặm Nhấm Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm
-
Loài Gặm Nhấm | Kiểm Soát Côn Trùng Dịch Hại Pest Gard
-
Các Loài Gặm Nhấm Gây Hại Tại Việt Nam Và Thế Giới - Khử Trùng XANH
-
Bộ Gặm Nhấm Là Gì? Chi Tiết Về Bộ Gặm Nhấm Mới Nhất 2021
-
Loài Gặm Nhấm Lớn Nào Có Khả Năng Phát Quang Sinh Học?
-
[CHUẨN NHẤT] Nêu đặc điểm Của Bộ Gặm Nhấm - TopLoigiai
-
Bài 50: Đa Dạng Lớp Thú Bộ ăn Sâu Bọ, Bộ Gặm Nhấm, Bộ ăn Thịt
-
Những Cái Nhất Của 'vương Quốc Chuột' Có Thể Bạn Chưa Biết
-
10 Loài động Vật Có Vú Nhỏ Nhất Thế Giới - VnExpress
-
Ở Những Nơi Thịt Chuột Là 'vua' - BBC News Tiếng Việt
-
Loài Chuột Thích ăn Gì Nhất? Cách Làm Mồi Bẫy Chuột - A2Z Services
-
Lớp Thú: Bộ Bò Biển, Bộ Chuột Chù, Bộ Cá Voi, Bộ Có Túi, Bộ Dơi ...